Thứ Năm (ngày 12/4) vừa qua, Hội nghị Vấn đề Thương mại Nông nghiệp Mỹ diễn ra tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Trump đã chỉ thị cố vấn kinh tế trưởng Larry Kudlow và Đại diện Thương mại Robert Lighthizer xem xét lại việc tham gia vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Donald Trump
Ngày 12/4, tại Hội nghị Vấn đề Thương mại Nông nghiệp Mỹ, Tổng thống Mỹ Trump đã chỉ đạo cố vấn kinh tế trưởng Larry Kudlow và Đại diện Thương mại Robert Lighthizer xem xét lại việc gia nhập TPP (Ảnh từ Yahoo).

 

Theo VOA Mỹ đưa tin, các nghị sĩ đến từ các bang có hoạt động nông nghiệp sau khi dự Hội nghị đã cho biết, Tổng thống Mỹ Trump đã chỉ thị của cố vấn kinh tế trưởng Larry Kudlow và Đại diện Thương mại Robert Lighthizer xem xét lại việc gia nhập TPP.

Hiệp định này đã đạt được trong thời kỳ cựu Tổng thống Obama. Trong chiến dịch tranh cử, Tổng thống Trump đã không đồng ý với quan hệ thương mại đa phương. Cho rằng TPP khuyến khích các công ty chuyển công việc sang các nước trả tiền lương thấp hơn, làm tăng tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ. Năm ngoái, chỉ ba ngày sau khi ông Trump nhậm chức ông đã thông báo sẽ từ bỏ TPP ký kết giữa Mỹ và 11 quốc gia khác.

Tuy nhiên, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tổ chức vào cuối tháng Một năm nay, ông Trump cho biết sẽ xem xét lại gia nhập TPP. Trump cho biết nếu có thể đạt được kết quả “tốt hơn” trước, Trump sẽ có quan điểm cởi mở hơn với TPP.

Hồi tháng Ba, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cũng cho biết đã cùng các nước khác “đàm phán cấp cao” về vấn đề TPP, quay lại TPP là một lựa chọn của Trump.

Trong cùng tháng Ba, 25 Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đã gửi thư kêu gọi Trump tham gia trở lại TPP, “vì người dân Mỹ có thể được hưởng lợi lớn từ những cơ hội mà các đối tác thương mại trong TPP mang lại.”

TPP không bao gồm Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ đứng sau Mỹ, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ kêu gọi Trump xem xét lại việc gia nhập TPP, đa số cho rằng việc Mỹ chuyển hướng sang dạng hiệp định thương mại song phương sẽ giúp Trung Quốc nắm được cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn.

Sau khi Mỹ rút khỏi TPP, để đạt được thỏa thuận như đã kỳ vọng, vào tháng trước 11 quốc gia còn lại đã ký “Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

VOA Mỹ đưa tin, hai Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa là Ben Sasse thuộc bang Nebraska và Pat Roberts thuộc bang Kansas đã xác nhận về chỉ lệnh này của Tổng thống Trump.

Có rất nhiều trang trại ở Nebraska, nơi mà Ben Sasse làm đại diện. Ông cho biết, việc Tổng thống Trump thay đổi quan điểm về vấn đề TPP là “tin tốt”. Ben Sasse nói: “Biện pháp hay nhất hiện nay để Mỹ chống lại tình trạng gian lận của Trung Quốc là có thể dẫn đầu 11 nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương còn lại tin vào tự do thương mại và nhà nước pháp quyền”. Ben Sasse  cho biết Tổng thống Trump “nhiều lần khẳng định ý tưởng này, đây là cách chúng tôi dễ dàng sớm tham gia lại TPP”.

Để trả đũa Mỹ áp thuế trừng phạt Trung Quốc liên quan vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, giới chức Trung Quốc cho biết sẽ thu thế cao một loạt các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, bao gồm lúa mì, đậu nành, bắp, động thái khiến nhiều nông dân Mỹ lo lắng sinh kế của họ đang bị đe dọa.

Tại hội nghị này, Tổng thống Trump khiến các nghị sĩ yên tâm hơn, trong bối cảnh Trung Quốc đưa ra đe dọa mới về thuế quan và đàm phán căng thẳng giữa Mỹ với Canada và Mexico, Chính phủ của Trump sẽ tìm kiếm một thỏa thuận thương mại tốt hơn cho những người nông dân.

Tổng thống Trump cho rằng, xưa nay Trung Quốc không quan tâm đến lợi ích của nông dân Mỹ, “Trung Quốc cư xử tệ với nông dân Mỹ”, Bắc Kinh đã cấm bán thịt bò Mỹ trong suốt 14 năm, cho đến năm ngoái mới bỏ lệnh cấm. Trump nói: “Khi chúng tôi hoàn thành tất cả, mọi thứ sẽ tuyệt vời, tình hình của nông dân sẽ rất tốt, nông nghiệp sẽ được chăm sóc 100%”.

Từ lâu, ông Trump đã dự kiến ​​chính phủ Trung Quốc sẽ lấy lợi ích của nông dân Mỹ ra để đe dọa Chính phủ Mỹ, vì thế đã đề phòng đến “ngày không có mưa”, sẵn sàng để mang lại ổn định thu nhập cho nông dân Mỹ.

Theo Nhật báo Phố Wall (WSJ) đưa tin, Bộ Nông nghiệp Mỹ và một số quan chức Quốc hội Mỹ đang nghiên cứu xem có nên sớm áp dụng biện pháp trợ giá hay không, ví dụ năm 1933 Mỹ đã cho thành lập “Công ty Tín dụng thương mại” (Commodity Credit Corporation, gọi tắt là CCC) để ứng phó với giai đoạn đại khủng hoảng nhằm mang lại ổn định thu nhập cho nông dân Mỹ, lập quỹ tài chính 30 tỷ Đô la Mỹ để sẵn sàng khắc phục thiệt hại cho nông dân có thể xảy ra trong xung đột thương mại Mỹ-Trung.

Vào năm 2012, do tình trạng lạm dụng của Bộ trưởng Nông nghiệp Tom Vilsack thời chính quyền Obama, kế hoạch CCC bị Quốc hội Mỹ hạn chế. Bộ Nông nghiệp Mỹ không thể tiếp tục sử dụng CCC để trợ giá nông sản hoặc mua nông sản dư thừa. Tuy nhiên, trong Dự luật Ngân sách 1300 tỷ Đô la Mỹ năm tài chính 2018 mà tháng trước Quốc hội Mỹ thông qua, đã bãi bỏ quy định hạn chế CCC, mở đường trở lại cho sử dụng CCC.

Minh Tâm

Xem thêm: