Sau vòng đàm phán thương mại Mỹ – Trung kết thúc hôm 10/5 mà không đạt được thỏa thuận, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã gia tăng nỗ lực tô vẽ Mỹ là kẻ thù, đổ lỗi việc thiếu tiến triển trong đàm phán cho Washington, đồng thời cũng cảnh báo người dân Trung Quốc, đặc biệt giới trẻ, phải chuẩn bị cho thời kỳ khó khăn phía trước.

Embed from Getty Images

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo – ấn phẩm do Nhân dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, quản lý, hôm 12/5 đã đăng tải một bài xã luận có đoạn viết: “Washington đã cố gắng đưa ra những thuật ngữ vừa gây tổn hại cho chủ quyền và phẩm giá của Trung Quốc, vừa rất không công bằng và phi thực tế. Những yêu cầu này đã đang làm cho các cuộc đàm phán khó khăn hơn.”

Bất đồng chưa thể giải quyết

Sau khi các cuộc đàm phán kết thúc tại Washington hôm 10/5, Đài truyền hình Phượng Hoàng – một kênh tin tức thân Bắc Kinh có trụ sở tại Hồng Kông đã công bố đoạn băng truyền thông nhà nước Trung Quốc phỏng vấn Phó Thủ tướng Lưu Hạc, Trưởng phái đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc.

Trong cuộc phỏng vấn này, ông Lưu đã nói về ba bất đồng chưa được giải quyết giữa Mỹ và Trung Quốc.

Thứ nhất, đó là phía Trung Quốc muốn các bên xóa bỏ tất cả thuế quan. Thứ hai là về lời hứa của Trung Quốc mua thêm hàng hóa từ Mỹ. Theo ông Lưu, hai bên có quan điểm khác nhau về khối lượng hàng hóa. Điều thứ ba ông Lưu đề cập là Trung Quốc cho rằng dự thảo thỏa thuận thương mại thiếu cân bằng. “Mọi quốc gia đều có phẩm giá của mình,” ông Lưu nói.

Trong khi đó, Các quan chức Mỹ và một bài báo của Reuters dẫn các nguồn tin riêng từ chính phủ Mỹ cho biết Trung Quốc đã rút lại các cam kết mà họ đã đồng ý trong các cuộc đàm phán trước về việc họ sẽ luật hóa để giải quyết những yêu cầu cốt lõi của Mỹ như đánh cắp sở hữu trí tuệ và bí mật thương mại của các doanh nghiệp Mỹ; chuyển giao công nghệ cưỡng bức; chính sách cạnh tranh; tiếp cận dịch vụ tài chính; và thao túng tiền tệ.

Phát biểu về cáo buộc này của Mỹ, ông Lưu đã nói rằng Trung Quốc cho rằng việc thay đổi nội dung trước thỏa thuận cuối cùng là điều bình thường.

Ông Lưu cũng phủ nhận việc Trung Quốc đã đang đánh cắp bí mật thương mại Mỹ. “Trung Quốc là quốc gia đáng tin cậy,” ông Lưu biện giải.

Trong những tháng gần đây, các công tố viên Mỹ đã buộc tội ngày càng nhiều các công ty, tin tặc và gián điệp Trung Quốc vì cáo buộc đánh cắp sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ.

Ngay cả khi các cuộc thảo luận thương mại chuẩn bị diễn ra tại Washington, hôm 9/5, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đã cho đăng tải một bài xã luận cho rằng Mỹ đã có ý định xấu.

Trong bài báo nêu trên, Hoàn Cầu Thời Báo đã so sánh cuộc đàm phán thương mại diễn ra trong hai ngày 9 và 10/5 tại Washingtion giống với sự kiện “Hồng Môn Yến” – một sự kiện lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc thời Chiến tranh Hán – Sở, trong đó chủ nhà chuẩn bị yến tiệc nhằm mục đích ám sát các vị khách.

Lặp lại những tuyên bố trước đây, Hoàn Cầu Thời Báo nói rằng bất đồng Mỹ – Trung là kết quả của “những yêu cầu vô lý của Mỹ” dựa trên “hiểu biết sai lầm rằng nước Mỹ là bên có đặc quyền tự nhiên trong mối quan hệ song phương này vì sức mạnh quốc gia của mình.”

Sẵn sàng cho điều tồi tệ nhất

Trong một bài xã luận khác đăng hôm 12/5, Hoàn Cầu Thời Báo đã thừa nhận rằng việc Mỹ tăng thuế lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc sẽ mang tới cho Trung Quốc “kịch bản tồi tệ nhất” mà Bắc Kinh phải đương đầu giải quyết.

“Cuộc chiến thuế quan này bây giờ đang tới cấp độ có thể là cao nhất. Tại giai đoạn này, chúng tôi đang gia tăng sự tự chuẩn bị cả về mặt tinh thần và chiến lược cho “kịch bản tồi tệ nhất,” bài báo của Hoàn Cầu Thời báo viết, ám chỉ về thực tế nền Trung Quốc có thể phải chịu tổn thất nặng nề do kết quả của bất đồng thương mại với Mỹ.

Bài viết nêu trên mô tả chiến lược đàm phán của Trung Quốc là “vừa đánh, vừa đàm” và lưu ý rằng Trung Quốc sẽ kiên cường bất chấp khó khăn.

“Để bảo vệ chủ quyền và phẩm giá của Trung Quốc và bảo đảm sự phát triển lâu dài cho nhân dân Trung Quốc, thì đối với Trung Quốc không có gì là không thể chịu đựng được,” Hoàn Cầu Thời Báo khẳng định.

Tổng biên tập Hoàn Cầu Thời Báo Hu Xijin hôm 7/5 cũng đã đăng tải một bài viết cá nhân lên WeChat – mạng xã hội phổ biến tại Trung Quốc, kêu gọi thế hệ trẻ Trung Quốc phải chuẩn bị cho “những cơn bão lớn” trong tương lai.

Ông Hu Xijin viết rằng người trẻ Trung Quốc dưới 30 tuổi đã lớn lên trong môi trường hòa bình không có chiến tranh hay những xung đột đáng kể. Tuy nhiên, “trong 10 tới 20 năm tới, họ sẽ sống trong giai đoạn của các cuộc chiến kịch liệt gián đoạn hoặc liên tục giữa Mỹ và Trung Quốc.”

Ông Hu Xijin gọi Mỹ và các nước phương Tây là những kẻ thù “đang cố gắng kiểm soát chúng ta vì chúng ta đi trên con đường của mình.”

Nguyên nhân Trung Quốc kéo dài đàm phán

Trong một bài xã luận hôm 7/5, Hoàn Cầu Thời Báo đã tiết lộ nghị trình thực sự của Bắc Kinh trong đàm phán thương mại với Mỹ: “[Hy vọng] chiến tranh thương mại sẽ đem sự hỗn loạn tới xã hội Mỹ và kết quả là cử tri Mỹ sẽ bầu một tổng thống khác tiếp quản Tòa Bạch Ốc trong cuộc bầu cử năm 2020.”

Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như đã đọc được ý định này của Bắc Kinh. Hôm 11/5, ông Trump đăng tweet: “Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đã cảm thấy họ đang bị đánh rất tệ hại trong cuộc đàm phán gần đây, [và] rằng họ cũng có thể đợi tới cuộc bầu cử tiếp theo, năm 2020, để xem liệu họ có thể gặp may và có chiến thắng cho đảng Dân chủ – trong trường hợp đó họ có thể tiếp tục đánh cắp của Mỹ 500 tỷ USD mỗi năm…”

Theo The Epoch Times,

Xuân Thành