Mới đây ông Trump đột nhiên cho biết đã hợp tác với ông Tập Cận Bình để ZTE “nhanh chóng khôi phục kinh doanh”, đồng thời đã yêu cầu Bộ Thương mại chấp hành. Ngày 14/5, Nhà trắng cho biết, do phía Trung Quốc nhiều lần cho thấy sự quan tâm vụ việc, nên thái độ đối với ZTE của ông Trump đã có thay đổi.

Embed from Getty Images

ZTE mua lượng lớn linh kiện Mỹ

Ngày 13/5, ông Trump nói trên Twitter rằng: “Chủ tịch Tập của Trung Quốc và tôi đang làm việc cùng nhau để giúp công ty điện thoại khổng lồ Trung Quốc – ZTE, trở lại kinh doanh nhanh chóng. Quá nhiều việc làm tại Trung Quốc đã biến mất. Bộ Thương mại đã được lệnh để hoàn thành việc này”

ZTE bị Mỹ nhận định là sử dụng sản phẩm công nghệ của Mỹ để bán cho nước mà Mỹ đang thực thi lệnh cấm vận kinh tế, trong đó có Iran và Bắc Triều Tiên. Năm ngoái, Mỹ đã phạt ZTE 1,2 tỉ đô la Mỹ. Tháng Tư vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ đã cấm ZTE sử dụng sản phẩm và công nghệ của Mỹ đến năm 2025. Ngày 9/5, ZTE tuyên bố, chế tài của Mỹ đã khiến tập đoàn này không thể tiếp tục vận hành kinh doanh được nữa.

Ngày 14/5, Tổng thống Trump lại nói trên Twitter rằng, “Công ty  điện thoại khổng lồ của Trung Quốc – ZTE, đã mua lượng lớn linh kiện của công ty Mỹ. Điều này đồng thời cũng phản ánh rằng tôi và Trung Quốc đang đàm phán một hiệp định thương mại lớn hơn, và quan hệ cá nhân của tôi với ông Tập Cận Bình”.

Nhà Trắng: Quan hệ Mỹ – Trung phức tạp

Hôm 13/5, Tổng thống Trump lại tiếp tục nói về thương mại Mỹ – Trung trên Twitter: “Mỹ – Trung có hợp tác tốt về thương mại, nhưng đàm phán nhiều năm qua đều nghiêng về phái Trung Quốc, muốn để họ thông quan hiệp định hai bên cùng có lợi là rất khó. Nhưng chớ có lo lắng, mọi việc sẽ được giải quyết!”

Trong cuộc họp báo của Nhà Trắng hôm 14/5, người phát ngôn của Nhà Trắng Raj Shah đưa ra câu trả lời về vấn đề này: “Rõ ràng, đây là một phần trong mối quan hệ phức tạp giữa Mỹ và Trung Quốc, liên quan đến vấn đề kinh tế, an ninh quốc gia, và các vấn đề khác. Nhưng đây cũng là một vấn đề mà phía Trung Quốc rất chú ý đến. Do đó, Tổng thống yêu cầu Bộ trưởng Thương mại căn cứ vào pháp luật và quy phạm liên quan để nhanh chóng giải quyết.”

Tổng thống Trump thường chỉ trích người Trung Quốc đã cướp mất việc làm của người Mỹ, cũng thường xuyên ưu tiên cho nước Mỹ hơn, nhưng hiện tại lại phải lo lắng “Trung Quốc mất đi rất nhiều việc làm”. Về vấn đề này, phát ngôn viên Saj Shah cho biết: “Hãy đến xem lại ghi chép về chỉnh thể kinh tế? Nền kinh tế trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, chúng ta đã có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất 200 năm qua, chỉ có 3,9%. Sau khi Tổng thống nhậm chức, đã tạo ra hơn 2 triệu việc làm. Còn về thương mại Mỹ – Trung, ông cũng luôn cứng rắn. Chúng ta hãy cùng nhìn lại. Tôi muốn nói, đối với hành vi thương mại không công bằng của Trung Quốc, vị Tổng thống này luôn thúc ép Trung Quốc phải xử lý. Thông qua điều tra 301, ông đã đề xuất và đề nghị tiến hành thu thuế cao đối với Trung Quốc do nạn đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ, bán phá giá, và hành vi kinh tế mang tính xung đột.”

Vì sao ông Trum thay đổi thái độ đối với ZTE?

Trước đó, chính phủ của ông Trump đã miêu tả vụ việc của ZTE là một vụ việc về pháp luật, chứ không liên quan đến chính trị. Hồi tháng Tư, khi quan chức Mỹ tuyên bố về lệnh cấm đã quả quyết, vụ án này không liên quan đến căng thẳng thương mại Mỹ – Trung. Bộ trưởng Thương mại  Wilbur Ross chỉ trích hành vi “cực kỳ xấu” của ZTE, cũng nhấn mạnh ZTE vi phạm pháp luật. Mặc dù chính phủ Mỹ xác định đây là vụ án pháp luật, Tổng thống Trump lại lấy ảnh hưởng chính trị đưa vào đây, khiến giới quan sát khó hiểu.

Còn về vấn đề vì sao ông Trump đột nhiên thay đổi thái độ đối với ZTE, người phát ngôn Saj Shah cho biết là vì phía Trung Quốc nhiều lần bày tỏ sự quan tâm: “Vấn đề này, các cấp chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần đưa ra đề xuất đối với quan chức các cấp của chúng ta. Đây là vấn đề mà chính phủ Trung Quốc quan tâm một cách nghiêm túc. Trong mối quan hệ song phương, là có qua lại, và chúng ta sẽ thảo luận những vấn đề này với Trung Quốc.”

Trên Twitter, hôm 13/5, ông Trump nhấn mạnh về vụ việc của ZTE “phản ánh rằng tôi và Trung Quốc đang đàm phán một hiệp định thương mại lớn hơn, và mối quan hệ cá nhân giữa tôi và ông Tập Cận Bình.”

Trong cuộc họp báo hôm thứ Hai, ngày 14/5, có phóng viên hỏi, doanh nghiệp của ông Trump đang xây dựng rầm rộ tại Malaysia, trong đó có sân golf, khách sạn cao cấp, khu nghỉ dưỡng cao cấp, v.v, trong đó đây là một phần trong kế hoạch “vành đai, con đường” của Trung Quốc, công ty xây dựng thuộc Tập đoàn Công nghiệp luyện kim Trung Quốc (MCC) đã đầu tư 500 triệu đô la Mỹ, phía Nhà Trắng liệu có lo lắng sẽ ảnh hưởng đến quá trình đưa ra quyết sách của ông Trunp hay không. Người phát ngôn Nhà Trắng nói, đây là việc của doanh nghiệp ông Trump, phóng viên hãy đi hỏi doanh nghiệp của ông Trump.

Tổng thống Trump quyết định hay Bộ trưởng Wilbur Ross định đoạt?

Ngày 13/5, người phát ngôn của Nhà Trắng Lindsay Walters nói với phóng viên rằng: “Dòng tweet của Tổng thống đã nhấn mạnh về tự do, công bằng và cân bằng, hai bên cùng có lợi giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như tầm quan trọng của thương mại và đầu tư. Về vấn đề này, chính phủ Mỹ và Trung Quốc đang có các cuộc tiếp xúc, đồng thời bàn bạc về các vấn đề khác nữa. Ông Trump kỳ vọng Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross sẽ đưa ra phán đoán độc lập, nhất trí với quy phạm pháp luật, dựa vào sự thực để giải quyết các vấn đề liên liên quan đến giám sát ZTE.”

Trong buổi họp báo hôm 14/5, phát ngôn viên Nhà Trắng Saj Shah cho biết, vụ việc của ZTE cuối cùng sẽ do Bộ trưởng Wilbur Ross định đoạt: “Bộ trưởng Wilbur Ross của chúng ta sẽ đại diện cho chính phủ Mỹ lên tiếng về vụ việc này. Tổng thống đã yêu cầu ông ấy giải quyết.”

Bên cạnh đó, Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ đến Mỹ vào ngày 17 – 18/5 để tiếp tục bàn bạc về tranh chấp thương mại Mỹ – Trung, tuy nhiên, phát ngôn viên Nhà Trắng không muốn nói chi tiết về vấn đề này mà chỉ nói có khi thông tin chi tiết sẽ công bố thêm.

Huệ Anh

Xem thêm: