Ngày 3 đến 14/11, ông Donald Trump sẽ có chuyên công du Châu Á đầu tiên trên cương vị tổng thống Mỹ. Ông sẽ lần lượt thăm 5 nước gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines. Được biết, vấn đề hạt nhân ở Bắc Hàn, tranh chấp lãnh hải và chống khủng bố sẽ là những chủ đề thảo luận chính của ông Trump cùng các nước đồng minh và đối tác. Ông Trump cũng sẽ tới Việt Nam tham dự hội nghị cấp cao APEC được tổ chức tại Đà Nẵng, sau đó ông sẽ đến Philippines để tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 31 và sẽ chủ trị hội nghị cấp cao kỷ niệm 40 năm hợp tác giữa Mỹ và ASEAN.

Mỹ tăng cường quân lực tại Thái Bình Dương

Embed from Getty Images

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tới Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ tại Aiea, Hawaii vào ngày 3/11

Chuyến công du Châu Á kéo dài 12 ngày của ông Trump đắt đầu từ Hawai, đầu tiên ông nghe báo cáo vắn tắt tình hình quân sự ở Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, tham quan Trân châu cảng và Đài Tưởng niệm Chiến hạm Hải quân Mỹ.

Thông tin từ Tòa Bạch Ốc cho thấy, chuyến công du lần này của ông Trump nhấn mạnh cam kết với các đồng minh truyền thống và tăng cường hợp tác với đối tác, đồng thời nhắc lại Mỹ vẫn ở địa vị lãnh đạo trong việc đẩy mạnh mở rộng hợp tác và tự do ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Trước khi ông Trump tới Châu Á, quân đội Mỹ cho biết họ đã điều 1 máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit từ căn cứ không quân Whiteman ở bang Missouri (Mỹ) tới các khu vực hoạt động ở Thái Bình Dương. Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ nói rằng việc này là nhằm “giúp cho quân nhân quen thuộc với căn cứ không quân và hoạt động của các quân nhân tác chiến ở các khu vực khác nhau, giúp họ giữ được trạng thái chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu và mức độ thành thục cao độ.” Thời báo Nhật Bản (The Japan Times) cho rằng hành động này “thể hiện cam kết của Mỹ với các nước đồng minh nhằm đẩy mạnh an ninh khu vực”.

Theo Reuters, quân đội Mỹ hôm thứ Năm (2/11) cũng đã điều hai chiếc máy bay ném bom chiến lược B-1B từ căn cứ của Mỹ trên đảo Guam tới vùng phụ cận Triều Tiên, kết hợp cùng các chiến đấu cơ của Hàn Quốc và Nhật Bản tiến hành diễn tập bắn đạn thật.

Không lực Hoa Kỳ cho biết: “Sứ mệnh hiện diện của hai máy bay B-1B tại bán đảo Triều Tiên đã được lên kế hoạch từ trước…và không phải là hành động phản ứng trước bất kỳ sự kiện hiện tại nào”.

Nhật – Hàn vẫn là ưu tiên hợp tác hàng đầu của Mỹ tại Châu Á

Embed from Getty Images

Tổng thống Trump và Thủ tướng Abe từng đánh Golf tại Florida hồi tháng 2/2017

Trong 5 điểm dừng chân tại Châu Á, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ thăm hai nước đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc trước tiên.

Ngày 5/11, ông Trump sẽ đến Nhật Bản, hội kiến với quan chức quân đội của liên quân Mỹ – Nhật. Bên cạnh đó ông cũng sẽ có cuộc hội nghị song phương với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và gặp mặt với người nhà của công dân Nhật Bản bị Bắc Hàn bắt giữ.

Ngày 7/11, ông Trump sẽ đến Hàn Quốc và hội kiến với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, thăm quan căn cứ quân sự Mỹ tại thành phố Pyeongtaek. Tổng thống Mỹ dự kiến sẽ phát biểu tại Nghị viện Hàn Quốc. Văn phòng chính phủ Hàn Quốc cho hay trong thời gian ông Trump thăm Seoul, có thể sẽ có thông tin quan trọng liên quan đến Bắc Hàn.

Theo Tòa Bạch Ốc, trong chuyến thăm Châu Á này, ông Trump mong muốn “đẩy mạnh giải quyết mối đe dọa Bắc Hàn, đảm bảo Bắc Hàn chấp hành toàn diện và có thể kiểm soát và không thể chống lại quyết tâm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên của cộng đồng quốc tế”.

Tổng thống Mỹ sẽ tập trung thảo luận với Trung Quốc về Bắc Hàn và thương mại

Embed from Getty Images

Tổng thống Trump tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình tại Florida hồi đầu tháng 4/2017

Ngày 8/11, ông Trump sẽ đến Trung Quốc. Theo nguồn tin từ quan chức chính phủ Mỹ, chuyến thăm Trung Quốc này của ông Trump sẽ truyền đi thông điệp rõ ràng rằng ông mong muốn quan hệ kinh tế giữa hai nước có thể phát triển bền vững và công bằng hơn nữa đối với doanh nghiệp Mỹ. Ông W.Patrick Murphy, phó trợ lý về các vấn đề Đông Nam Á thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng: “Vấn đề Bắc Hàn sẽ xuất hiện trong cả các cuộc đối thoại chính thức và phi chính thức. Đó mới là mối đe dọa vô cùng lớn”.

Được biết, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Brett Rose sẽ dẫn theo một đoàn đại biểu thương mại đi cùng ông Trump tới Trung Quốc. Hiện danh sách doanh nhân tháp tùng Tổng thống Trump có tên của Tổng giám đốc và CEO của 40 công ty lớn hàng đầu nước Mỹ.

Chuyên gia kinh tế tại Đại học Nam Carolina Tạ Điền phân tích, phái đoàn thương nhân đi cùng ông Trump sẽ tiến hành đàm phán với các đối tác Trung Quốc về vấn đề bất công bằng trong thương mại Mỹ – Trung. Ông Tạ Điền cho hay: “Đoàn của ông Trump chắc chắn sẽ đề xuất những vấn đề này. Thực tế, gần đây còn có rất nhiều vấn đề, một là vấn đề quản lý ngoại hối dẫn đến nhiều doanh nghiệp Mỹ, Đài Loan không rút được lợi nhuận khỏi Trung Quốc, tức là Trung Quốc không cho dòng tiền chảy ra khỏi nội địa; còn vấn đề nữa là hiện nay chính quyền Trung Quốc thiết lập cơ chế giống như chi bộ đảng trong các doanh nghiệp của Mỹ, Úc, và Châu Âu, bàn tay của chính quyền Trung Quốc đang vươn đến các doanh nghiệp nước ngoài. Đây chính là việc ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường của các doanh nghiệp. Tôi nghĩ những vấn đề này họ sẽ đưa ra để bàn bạc”.

Tiến sĩ Chính trị học Lý Thiên Tiếu công tác tại Đại học Columbia nhìn nhận rằng: “Một phương diện rất nghiêm trọng đó là, khi Trung Quốc yêu cầu các doanh nghiệp Mỹ hợp tác, xâm nhập vào thị trường Trung Quốc, cần phải bàn giao một vài bí mật sở hữu trí tuệ quan trọng; doanh nghiệp Trung Quốc trên trường quốc tế biến tướng để đánh cắp sở hữu trí tuệ. Trong khi đó hiện nay Mỹ cũng đang điều tra, nếu không thể giải quyết, rất có thể sẽ phải đưa ra một số biện pháp chế tài mạnh tay”.

Đối với đoàn doanh nhân tháp tùng tổng thống, theo ông Tạ Điền, ông Trump hy vọng sản phẩm của những công ty này có thể được bán tại Trung Quốc, tăng lượng hàng xuất khẩu cho Mỹ, đồng nghĩa với tạo cơ hội việc làm cho người Mỹ và giảm thâm hụt trong thương mại Mỹ – Trung.

Về vấn đề Bắc Hàn, tờ Tin tức kinh tế Nhật Bản (Nihon Keizai Shimbun) cho rằng Mỹ vẫn luôn hy vọng Trung Quốc sẽ lựa chọn biện pháp cứng rắn hơn để ngăn chặn kế hoạch vũ khí hạt nhân của chế độ Kim Jong-un. Theo dự đoán của giới quan sát, ông Trump sẽ đề xuất chế tài Bắc Hàn “chưa từng có trong lịch sử”. Bên cạnh đó, trong cuộc hội đàm với ông Tập Cận Bình, ông Trump sẽ lấy quan hệ thương mại Mỹ – Trung để làm điều kiện trao đổi nhằm yêu cầu Bắc Kinh gây áp lực mạnh hơn nữa lên Bình Nhưỡng.

>>Cuộc gặp Trump – Tập sắp tới sẽ thảo luận điều gì về Bắc Hàn?

Về phía Trung Quốc, ngày 28/9, Bộ Thương mại và Tổng cục Công thương Trung Quốc đã đưa ra thông báo, tất cả những doanh nghiệp và nhà hàng của Bắc Triều Tiên tại Trung Quốc Đại Lục cần phải đóng cửa trước ngày 9/1/2018. Đây được xem như hành động cụ thể nhắm vào Bắc Hàn để lấy lòng ông Trump trước khi ông Tổng thống Mỹ chính thức đặt chân tới Bắc Kinh. Nếu như ông Tập Cận Bình có thể thỏa mãn yêu cầu quốc tế cùng trừng phạt Bắc Hàn của ông Trump, có thể ông Trump sẽ không tiếp tục theo đuổi thực thi các chế tài Trung Quốc vì những vi phạm quy tắc thương mại của nước này.

“Tầm nhìn Mỹ” về mở rộng, tự do tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương

Ngày 10/11, ông Trump tham dự Hội nghị cấp cao APEC tại Đà Nẵng, Việt Nam. Tòa Bạch Ốc tiết lộ rằng tại Hội nghị APEC lần này ông Trump sẽ nói tới “tầm nhìn Mỹ” về mở rộng, tự do khu vực của Ấn Độ – Thái Bình Dương, đồng thời nhấn mạnh khu vực này sẽ có tác dụng thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển.

Embed from Getty Images

Tổng thống Trump chụp ảnh với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bên lề Hội nghị G20 tại Hamburg, Đức hồi tháng 7/2017

Điểm cuối trong hành trình Châu Á gần hai tuần của ông Trump sẽ là thủ đô Manila của Philippines. Ngày 12/11, ông Trump sẽ tham dự lễ kỷ niệm 50 năm thành lập khối ASEAN, và ngày hôm sau, sẽ tham dự kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ đối tác Mỹ – ASEAN.

>>Ông Trump sẽ làm gì ở Việt Nam?

Chuyến công du kéo dài 12 ngày tới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của ông Trump là hành trình có thời gian dài nhất của tổng thống Mỹ trong hơn ¼ thế kỷ qua qua. Nó đánh dấu việc ông Trump vẫn rất coi trọng khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đề cập tới điều này, cựu phó Tổng thống Mỹ William M.Wise cho biết: “Điều quan trọng thứ nhất là xây dựng quan hệ cá nhân, (để khu vực Châu Á) hiểu hơn về Tổng thống Mỹ (Trump), như thế, sự kết nối trong tương lai sẽ dễ dàng và hòa hợp hơn rất nhiều”.

Lịch trình chuyến công du Châu Á 12 ngày của ông Trump

5-6/11: Đến Nhật Bản, “Ngoại giao trên sân Golf” với Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe và vận động viên chuyên nghiệp Hideki Matsuyama tại Country Club, Kasumigaseki . Hội đàm song phương với ông Abe.

7/11: Đến Hàn Quốc hội đàm với Tổng thống Moon Jae-in. Ông Trump cũng sẽ có bài phát biểu tại Quốc hội Hàn Quốc.

8-9/11: Đến Trung Quốc và tham gia hàng loạt các sự kiện, trong đó có cuộc gặp Chủ tịch Tập Cận Bình.

10/11: Đến Đà Nẵng, Việt Nam và sẽ tham dự Hội nghị APEC.

11/11: Bay ra Hà Nội, Việt Nam, hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang và gặp mặt một số lãnh đạo Việt Nam khác.

12/11: Đến Manila, Philipines và tham dự tiệc tối nhân kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN.

13/11: Ông Trump sẽ tham dự Hội nghị ASEAN tại Manila và hội đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.

14/11: Ông Trump sẽ ở lại Manila thêm 1 ngày để tham dự Hội nghị Đông Á, trong đó có sự góp mặt của cả lãnh đạo Ấn Độ và Nga.

Trí Đạt

Xem thêm: