Phong trào phản đối Dự luật dẫn độ đến nay đã kéo dài hơn 100 ngày, tình trạng cảnh sát Hồng Kông bắt bớ và lạm dụng bạo lực vẫn không chấm dứt. Báo cáo mới nhất của Tổ chức Ân xá Quốc tế đã tiết lộ cảnh sát Hồng Kông phạm ít nhất 6 tội nhân đạo khi bắt giữ người. Tổ chức này phê bình cảnh sát Hồng Kông ôm giữ tâm thái trả thù rất rõ ràng, dùng thủ đoạn phi pháp để đối phó người biểu tình, một bộ phận cảnh sát đã cấu thành tội dùng nhục hình, vi phạm Luật Nhân quyền Quốc tế.

y te 1
Người biểu tình Hồng Kông bị cảnh sát dùng đầu gối đè đầu xuống đất. (Ảnh: CNA)

Tổ chức Ân xá Quốc tế: Cảnh sát Hồng Kông lạm dụng nghiêm trọng bạo lực

Tờ Apple Daily tại Hồng Kông đưa tin, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã tiến hành khảo sát từ ngày 5 – 12/9 đối với 21 người bị bắt giữ, thu thập những lời làm chứng của các luật sư, nhân viên y tế, v.v. Kết quả cho thấy, từ khi cuộc biểu tình quy mô lớn hồi tháng 6 bắt đầu đến nay, tình hình bạo lực tại Hồng Kông ngày càng nghiêm trọng.

Cảnh sát Hồng Kông không những sử dụng bạo lực vô lý đối với những người bị chế phục; mà còn bắt giữ và ngược đãi họ trong xe cảnh sát hoặc đồn cảnh sát. Cảnh sát Hồng Kông thậm chí còn lục soát loã thể vô lý đối với người biểu tình, trì hoãn đưa người biểu tình đến bệnh viện hoặc ngăn cản người biểu tình tìm sự trợ giúp từ pháp luật, bắt bớ tràn lan không phân biệt đúng sai.

Thông qua khảo sát, tổ chức này đã phát hiện, hành vi bạo lực của cảnh sát chủ yếu xuất hiện trước và trong khi bắt giữ người biểu tình. Nhiều trường hợp cho thấy, hành vi ngược đãi dường như là trừng phạt đối với những người bị bắt nhưng không hợp tác, thậm chí là dùng nhục hình để đối đãi.

Trong 21 trường hợp, hơn 85% (18 người) phải nhập viện vì bị đánh, phần lớn nằm viện từ 1 đến 2 ngày, có 3 người phải nằm 5 ngày, thời gian nằm viện lâu nhất là hơn 1 tuần. Thương tích của người bị bắt bao gồm gãy xương tay, vỡ xương mặt, phần đầu có một hoặc nhiều vết thương hở phải khâu. Có người khi bị bắt còn không tỉnh táo, có người sau khi bị dùi cui cảnh sát tấn công vào mắt, còn bị hơi cay xịt vào mắt.

Tổ chức này đã tiếp xúc với một nam thanh niên bị bắt hồi tháng 8, sau khi từ chối trả lời cảnh sát, anh đã bị một số nhân viên cảnh sát đánh đập, và bị đe doạ nếu lấy tay đỡ sẽ đánh gãy 2 tay. Anh nói: “Tôi cảm giác 2 chân của mình bị vật cứng đánh vào, một người khác lật tôi lại, ấn đầu gối tôi sát vào trước ngực. Tôi cảm thấy xương bị đau, thử kêu nhưng không thể thở và nói được.”

Trong thời gian này, có cảnh sát mở mắt của anh ra, dùng bút laser chiếu thẳng vào mắt anh, và hỏi ngược lại anh rằng có phải thích dùng bút laser để chiếu người khác không. Cuối cùng anh phải nằm viện vài ngày vì gãy xương và xuất huyết trong.

Một nam thanh niên khác bị bắt hồi tháng 8 tại Thâm Thuỷ Bộ, cảnh sát yêu cầu anh mở khoá điện thoại nhưng anh từ chối, sau đó anh bị đe doạ dí điện vào bộ phận sinh dục. Khi bị bắt, anh cũng đã tận mắt chứng kiến nhiều cảnh sát ép một thanh niên dùng bút laser tự chiếu vào mắt mình khoảng 20 giây. Cảnh sát nói với người đó: “Nếu cậu đã thích dùng bút để chiếu chúng tôi, vậy sao không dùng bút chiếu chính mình?”

Tổ chức cũng nói, khi cảnh sát bắt giữ người, đã sử dụng vũ lực quá mức và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, hầu như tất cả những người được phỏng vấn đều nói, dù không phản kháng lại nhưng sau khi bị bắt họ vẫn bị đánh.

Hồi tháng 8, tại Tiêm Sa Chuỷ, có một nam thanh niên bị đội đặc nhiệm dùng dùi cui đánh vào cổ và vai, đè mặt anh xuống đất và đá anh bị thương, 3 người cùng đè anh khiến xương sườn của anh bị đau. Sau đó họ cấm anh lên tiếng và hỏi ngược lại anh rằng có phải anh coi mình là anh hùng không. Sau sự việc này, anh phải nằm viện 2 ngày.

Còn có cô gái bị bắt giữ, bị yêu cầu kiểm tra người, sau đó bị nữ cảnh sát trêu đùa và nhục mạ.

Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết, những người được phỏng vấn lo lắng họ bị trả thù, nên không công khai danh tính hoặc ảnh về tình hình thương tích. Nhưng tổ chức đã đối chiếu hồ sơ điều trị, có chứng cứ cho thấy cảnh sát có tâm thái trả thù rõ ràng, dùng thủ đoạn phi pháp để đối phó người biểu tình, vi phạm Luật Nhân quyền quốc tế.

Theo Luật Nhân quyền quốc tế, trong trường hợp tuyệt đối cần thiết, cảnh sát chỉ có thể sử dụng vũ lực một cách tương xứng, và cố gắng giảm thiểu gây thương tích. Tổ chức Ân xá Quốc tế còn cho rằng khi hành vi ngược đãi trở nên phổ biến, cảnh sát không thể tiếp tục tự điều tra chính họ, đồng thời cũng kêu gọi chính phủ Hồng Kông tiến hành điều tra một cách độc lập và công khai.

Một bác sĩ thuộc bệnh viện công lập ở Hồng Kông từng ở tuyến đầu để trợ giúp người biểu tình, ông cho biết người biểu tình ở cự ly xa dùng bút laser để chiếu vào cảnh sát, nếu cảnh sát có thiết bị bảo hộ, về lý sẽ khó có thể bị thương. Nhưng nếu cảnh sát dùng bút laser chiếu vào mắt người bị bắt ở cự ly gần, sẽ gây ra tổn thương tương đối nghiêm trọng.

Điều này cho thấy, cảnh sát vẫn luôn trả thù những người bị bắt. Không loại trừ trong các cuộc biểu tình tương lai, vũ lực của cảnh sát có thể sẽ gây ra thương tật vĩnh viễn cho người biểu tình. Ví dụ xe phun vòi rồng phun vào người biểu tình, có thể khiến họ va vào vật cứng dẫn đến trọng thương ở đầu, cũng như có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Trần Trí Tư: Chính phủ sẽ không đáp ứng các yêu cầu khác

Trước đó, Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã quyết định rút lại Dự luật dẫn độ, nhưng trong tương lai, liệu 4 yêu cầu khác của người Hồng Kông có được đáp ứng để loại bỏ xung đột giữa cảnh sát và người dân hay không?

Về vấn đề này, ông Trần Trí Tư (Bernard Charnwut Chan), người triệu tập hội nghị hành chính Hồng Kông trả lời phỏng vấn của Bloomberg News đã nói, dù chính phủ có đáp ứng toàn bộ yêu cầu của người dân, thì những người biểu tình cấp tiến sẽ không dừng hành vi của mình (ý nói không đáp ứng). Lại nói về triển khai điều tra độc lập, nghe thì có vẻ dịch chuyển sự chú ý của người biểu tình, nhưng có thể mất đến vài năm, chứ không thể nào lập tức giải quyết vấn đề xã hội hiện thời.

Huệ Anh

Xem thêm: