TikTok đang bị chính phủ Úc tăng cường giám sát trong bối cảnh các cơ quan tình báo đưa ứng dụng Trung Quốc này vào tầm ngắm và một loạt các nghị sĩ hối thúc chính phủ đưa ra lệnh cấm TikTok. 

Embed from Getty Images

Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng ngỏ ý định tương tự về việc cấm TikTok ở Mỹ trong thời gian tới. Động thái này của chính quyền Mỹ càng khiến Úc có cơ sở để điều tra TikTok xoay quanh các quan ngại về an ninh. 

TikTok là ứng dụng chia sẻ video rất phổ biến trong giới trẻ Úc, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên và 20-30 tuổi với hơn 1.5 triệu người dùng tải về điện thoại. 

Tuy nhiên, các nhà phân tích chỉ ra rằng TikTok thu thập dữ lượng lớn thông tin người dùng và cảnh báo ByteDance, công ty Trung Quốc sở hữu ứng dụng này có khả năng rất cao bị ép phải ung cấp dữ liệu người dùng cho ĐCSTQ. 

Tháng trước, thủ tướng Scott Morrison tuyên bố chính quyền Liên bang đang xem xét và giám sát TikTok “rất chặt chẽ”. 

Ông cho biết: “Nếu chúng tôi thấy có yêu cầu cần phải hành động mạnh hơn [về TikTok], tôi có thể nói với bạn rằng chúng tôi sẽ không ngần ngại.” 

Theo nguồn tin ABC nhận được, Chính phủ Liên bang đang tiến hành hai cuộc điều tra bổ sung liên quan đến TikTok. Thủ tướng đã chỉ định các cơ quan tình báo thực hiện giám sát xem liệu TikTok có gây ra mối đe dọa an ninh hay không. 

Đồng thời, Bộ Nội vụ Úc đang nghiên cứu những giải pháp và đường đi nước bước cụ thể để Chính phủ có thể quản lý mọi rủi ro về quyền riêng tư hoặc bảo mật dữ liệu mà TikTok gây ra. 

Bộ Nội vụ cũng dò xét lại ứng dụng mạng xã hội Trung Quốc cực kỳ phổ biến WeChat hiện đang có hơn 2 triệu người dùng tại Úc. 

TikTok nói  sẽ không chia sẻ dữ liệu với Bắc Kinh 

TikTok Úc lưu trữ dữ liệu người dùng ở Mỹ và Singapore và công ty khẳng định người dùng TikTok không phải lo lắng về việc thông tin cá nhân của họ bị xâm phạm.

Trong một phát biểu, TikTok cho hay: “TikTok không tiết lộ thông tin người dùng ở Úc với bất kỳ chính phủ nào, bao gồm chính phủ Trung Quốc, ngay cả khi chúng tôi bị yêu cầu chia sẻ.” 

Một số nghị sĩ Liên bang hoài nghi về tuyên bố trên, chỉ ra rằng luật pháp Trung Quốc ép buộc các công ty phải cung cấp thông tin cho chính quyền khi được yêu cầu. 

ABC đã phỏng vấn một số nghị sĩ lên tiếng cá nhân phản đối TikTok. 

Anthony Byrne, nghị sĩ Đảng Lao động, phó chủ tịch Ủy ban Tình báo và An ninh Quốc hội đã ủng hộ cấm TikTok như một hành động trả đũa nếu Trung Quốc tiếp tục tấn công mạng hoặc ép buộc kinh tế chống lại Úc. 

Một số nghị khác vẫn do dự trước quyết định cấm TikTok nhưng khẳng định TikTok cần phải được đặt dưới sự giám sát nghiêm túc và gắt gao hơn. 

Úc sẽ không tự động làm theo Mỹ nếu chính quyền Trump cấm ứng dụng Trung Quốc này.  

Tuy vậy, một lệnh cấm Mỹ ban hành sẽ giúp tạo thêm động lực và cơ sở cho những người phản đối TikTok quyết liệt ở Úc. 

Quyết định cấm TikTok của Ấn Độ cũng đã góp phần phiến Canberra thay đổi tính toán. 

Đáp trả lại, TikTok đã nỗ lực vận động thuyết phục các nghị sĩ liên bang chống lại lệnh cấm. Công ty Trung Quốc cho rằng mình là nạn nhân trong căng thẳng địa chính trị leo thang giữa Trung Quốc và các nước phương Tây. 

TikTok lên tiếng: “Chúng tôi không hề có ý định biến mình thành trái bóng bị đá đi đá lại trên sân cỏ chính trị thế giới.” 

Chúng tôi hoan nghênh các cuộc thảo luận đã và đang diễn ra với các chính phủ. Sứ mệnh của chúng tôi là xây dựng một nền tảng ứng dụng an toàn, vui vẻ và sáng tạo cho mọi người thể hiện bản thân.” 

Truyền thông xã hội đối mặt với điều tra dính líu can thiệp 

Trong tháng 8 này, đại diện của TikTok ở Úc cũng sẽ phải điều trần trước một Ủy ban Quốc hội đang điều tra về mối đe dọa can thiệp từ nước ngoài thông qua các phương tiện truyền thông xã hội. 

Ủy ban trên đang được Thượng Nghị sĩ Đảng Lao động Jenny McAllister chủ trì. Bà nói rằng có nhiều báo cáo tin cậy cho thấy TikTok thu thập nhiều dữ liệu hơn những gì người dùng biết được. 

McAllister cho ABC biết: “Tôi muốn TikTok giải trình cách họ bảo vệ quyền riêng tư cũng như dữ liệu cá nhân của người dùng. Đồng thời, tôi cũng muốn TikTok giải thích làm thế nào họ có thể quản lý nội dung.” 

Tuy vậy, bà nhận định hãy còn sớm để kêu gọi một lệnh cấm áp đặt lên TikTok trong giai đoạn này. 

Bà nói: “Tôi nghị nhiệm vụ của ủy ban này là cố gắng chỉ ra và mô tả bản chất của vấn đề. Sau khi hiểu rõ vấn đề rồi, chúng ta có thể đưa ra các giải pháp – nhưng hiện tại thì chúng ta chưa có biện pháp nào như này cả.” 

“Tôi cho rằng kết quả của cuộc điều tra là khả năng cao sẽ không có một phương án đơn lẻ nào có thể giải quyết toàn diện vấn đề.”

Không chỉ TikTok đang đối mặt với giám sát, các đại diện của những ông lớn công nghệ như Google, Facebook, Twitter và We Chat cũng được gọi ra điều trần trước Ủy ban. 

Jenny McAllister cũng nói thêm thật ngây thơ khi tin rằng nước Úc sẽ miễn nhiễm với các chiến dịch định hướng dư luận, bóp méo thông tin trên truyền thông xã hội, hiện tượng đã nổi lên trong thời gian một số cuộc bầu cử ở nước ngoài diễn ra.   

Bà cho hay Ủy ban sẽ buộc những gã khổng lồ mạng xã hội phải giải thích những bước họ đang thực hiện để đẩy lùi sự can thiệp của nước ngoài lên Úc. 

Những loại nội dung nào họ quảng bá và những loại nào họ cố gắng che giấu? Và họ sẽ hành động can thiệp như thế nào khi nghi ngờ phát hiện bất cứ một hoạt động mạng nào đang tìm cách tác động, phá vỡ hoặc là suy yếu chính trị Úc?” 

“Tôi nghĩ rằng chúng ta cần sự minh bạch lớn hơn từ những nền tảng mạng xã hội này.”

Hoa Minh

Xem thêm: