Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ ký một hiệp định song phương, trong đó bao gồm nội dung về Thỏa thuận Khí hậu Paris “không thể đảo ngược”, Reuters dẫn thông tin từ một quan chức chính phủ Pháp nói hôm thứ Ba (5/11).

Embed from Getty Images

Trao đổi với báo giới tại Thượng Hải, nơi dừng chân đầu tiên của Tổng thống Macron trong chuyến thăm Trung Quốc, một quan chức của văn phòng tổng thống Pháp cho hay: “Văn bản sẽ được [ông Macron và ông Tập] ký vào ngày mai [6/11] bao gồm một đoạn nội dung về tính không đảo ngược của thỏa thuận Paris.

Tổng thống Macron và Chủ tịch Tập của Trung Quốc dự kiến sẽ có cuộc hội đàm chính thức tại thủ đô Bắc Kinh vào thứ Tư (6/11).

Ông Macron hiện đang ở Thượng Hải tham dự hội chợ thương mại quốc tế quy mô lớn. Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là sẽ có bài phát biểu đáng chú ý tại đây.

Tại hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay, Trung Quốc và Pháp đã cam kết sẽ “cập nhật” những đóng góp của họ trong việc chống lại biến đổi khí hậu vượt ngoài những đóng góp hiện tại nhằm phản ánh “tham vọng lớn nhất có thể của hai nước”.

Thỏa thuận khí hậu Paris 2015 với sự tham gia của gần 200 nước, khuyến khích các nước thành viên nên đưa ra các cam kết cắt giảm phát thải mạnh mẽ hơn nếu họ có thể làm được.

Trung Quốc đặt mục tiêu tiếp tục tăng phát thải cho tới năm 2030 và và nâng tỷ lệ nhiên liệu phi hóa thạch trong tổng hỗn hợp năng lượng lên 20% vào cuối thập kỷ tới, tăng từ 15% vào năm 2020.

Thỏa thuận giữa Pháp và Trung Quốc về đảm bảo tính “không thể đảo ngược” của Thỏa thuận khí hậu Paris đến sau khi chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Hai (4/11) nói rằng họ đã gửi thông báo tới Liên Hiệp Quốc chính thức rút khỏi Thỏa thuận Paris. Đây là bước chính thức đầu tiên trong tiến trình một năm để Washington rời khỏi thỏa thuận toàn cầu về chống biến đổi khí hậu.

Động thái này là một phần trong chiến lược rộng lớn của ông Trump nhằm bãi bỏ nhiều quy định hành chính áp lên nền kinh tế Mỹ.

Vị quan chức giấu tên của văn phòng tổng thống Pháp nói rằng: “Chúng tôi lấy làm tiếc về [việc Mỹ rút khỏi Thỏa thuận Paris], và điều này chỉ làm cho quan hệ đối tác Pháp – Trung Quốc về khí hậu và đa dạng sinh học trở nên cần thiết hơn.

Mỹ là nước đầu tiên thông báo họ sẽ rút khỏi Thỏa thuận Paris, nhưng 10 nước khác cũng chưa phê duyệt thỏa thuận này, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ.

Ông Myron Ebell, giám đốc tại Trung tâm Năng lượng và Môi trường tại Viện Doanh nghiệp Cạnh tranh nói với The Epoch Times rằng việc rút nước Mỹ khỏi thỏa thuận Paris là cần thiết.

Việc rút lui khỏi thỏa thuận Paris là hành động bãi bỏ quy định quan trọng nhất mà chính quyền Trump thực hiện trong việc duy trì chủ quyền của chúng ta và giải phóng nền kinh tế của chúng ta khỏi các chính sách tiết kiệm năng lượng không có hồi kết,” ông Ebell viết trong email.

Ông Ebell cũng lưu ý rằng hầu hết các nước tham gia thỏa thuận Paris sẽ không thể hoàn thành cam kết của họ và ông cũng chỉ ra Trung Quốc chính là nước gây ô nhiễm nhất thế giới.

Trung Quốc thừa nhận thẳng thắn trong cam kết của họ rằng phát thải của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cho tới năm 2030,” ông Ebell viết.

Như Ngọc

Xem thêm: