Washington Post đưa tin, Trung Quốc sẽ sớm sử dụng công nghệ máy bay không người lái có khả năng tàng hình cực kỳ tốt để giám sát những khu vực tranh chấp trên biển Đông.

Tàu nạo vét của Trung Quốc tại đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa trên biển Đông. Ảnh chụp hôm 21/5/2015
Tàu nạo vét của Trung Quốc tại đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa trên biển Đông. Ảnh chụp hôm 21/5/2015

Theo tờ báo Mỹ thì lý do đằng sau động thái mới nhất của Bắc Kinh là nhằm kiểm soát dễ dàng hơn những khu vực mà nước này tuyên bố có quyền khai thác dầu khí tại biển Đông, song song với việc bí mật giám sát những động thái quân sự của các nước láng giềng có tranh chấp. Những máy bay không người lái này sẽ được gắn một hệ thống định vị toàn của Trung Quốc, một phiên bản tương tự GPS.

Thông báo hoạt động thày, ông Li Yingcheng, tổng giám đốc Công ty công nghệ China TopRS, nói:

Rất nhiều đảo và bãi san hô ở biển Đông có phần ngập dưới nước lớn hơn phần trồi lên trên mặt nước, điều này khiến cho việc khảo sát và làm bản đồ gặp khó khăn.

Để giải quyết khó khăn này, công ty China đã thiết kế những máy bay không người lái để thực hiện công việc khảo sát phức tạp. Những máy bay này bao gồm hệ thống phi cơ không người lái ZC-5B và Zc-10. Mẫu ZC-5B có khoảng cách bay tối đa 1.400 km, và có thể bay liên tục trong 30 giờ.

Thiết kế của máy bay khiến nó đặc biệt có khả năng tàng hình tốt trước radar. Điều này rất thuận lợi cho việc khảo sát và vẽ bản đồ những khu vực bãi san hô trống trải trên biển”.

Những rạn san hô và đảo là một phần quan trọng trong toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta. Thông tin chính xác về địa lý của chúng là bằng chứng quan trọng cho việc phân ranh giới lãnh hải để bảo vệ lợi ích và an ninh hàng hải của Trung Quốc”, truyền thông nhà nước Bắc Kinh trích lời ông Li nói.

Trung Quốc tuyên bố yêu sách chủ quyền của mình lên tới hơn 80% diện tích biển Đông, chồng lấn lên tuyên bố của một số quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Hồi tháng 7 vừa rồi, Toà trọng tài Quốc tế có trụ sở tại Hà Lan đã ra phán quyết rằng các đòi hỏi của Trung Quốc không có cơ sở hợp lý. Bắc Kinh không công nhận quyền tài phán của Toà đồng thời ra sức tìm kiếm hậu thuẫn ngoại giao từ nước ngoài.

Mới đây, Nga lần đầu tiên lên tiếng ủng hộ Trung Quốc đối với vấn đề Toà án The Hague. Trước đó hai láng giềng của Việt Nam là Campuchia và Lào cũng được đánh giá là đã ngả về phía Bắc Kinh trong khi ngăn cản ASEAN ra một tuyên bố chung về biển Đông.

Đã có những tiếng nói quan ngại rằng những leo thang quân sự trong vùng biển này có thể châm ngòi cho một cuộc chiến trong khu vực.

Trọng Đức

Xem thêm: