Trung Quốc dường như luôn cảm thấy phải dùng mọi biện pháp để khẳng định họ không sợ Mỹ, và lễ đón rước Tổng thống Obama là một cơ hội để chứng minh điều đó.

Trung Quốc không chuẩn bị thang rời riêng để đón ông Obama, thay vào đó, ông phải xuống máy bay bằng cửa ghép bên hông máy bay
Trung Quốc không chuẩn bị thang rời riêng để đón ông Obama, thay vào đó, ông xuống máy bay bằng cửa ghép bên hông máy bay

Theo phóng viên hiện trường của New York Times, một loạt các xích mích bất đồng và thậm chí cãi vã đã xảy ra giữa những người Mỹ và nhân viên an ninh Trung Quốc ngay trong giây phút đầu tiên tổng thống Mỹ Barack Obama đáp máy bay xuống phi trường Hàng Châu hôm thứ Bảy 3/9.

Căng thẳng đầu tiên xảy ra khi một nhân viên an ninh Trung Quốc tại sân bay yêu cầu một nhóm phóng viên đi theo Obama rời xa vị trí chuyên cơ Air Force One chở tổng thống hạ cánh.

Trong sáu năm đưa tin cho Nhà Trắng, tôi chưa bao giờ chứng kiến một quốc gia chủ nhà ngăn cấm truyền thông ghi hình tổng thống Obama xuống máy bay”, một phóng viên của New York Times mô tả. Khi một nhân viên của Nhà Trắng ra mặt nói chuyện với an ninh Trung Quốc thì nhận được câu trả lời: “Đây là đất nước của chúng tôi”.

Điều thứ hai được coi là lố bịch khiến các nhân viên công vụ Mỹ hầm hầm tức giận là việc Trung Quốc không chuẩn bị cầu thang thảm đỏ cho ông Obama theo nghi thức ngoại giao cấp cao. Thay vào đó ông Obama đi xuống bằng một cửa mở ra ở bụng máy bay mà thường chỉ được sử dụng khi có nguy hiểm an ninh.

So với việc Trung Quốc đón lãnh đạo nước khác:

Obama2

Chứng kiến việc này, cố vấn an ninh quốc gia Susan E.Rice và trợ lý của mình Benjamin J. Rhodes đã lách qua dây ngăn cách và bước gần về phía tổng thống. Hai người nhanh chóng bị an ninh Trung Quốc cản lại.

Ngoài ra phía Trung Quốc đón ông Obama bằng một bó hoa có kích thước kiêm tốn đến mức buồn cười.

obama3

Bó hoa tặng ông Obama rõ ràng là khiêm tốn hơn nhiều so với các nguyên thủ quốc gia khác.

nam phi obama
Nam Phi

Brazil obama

Cuộc cãi vã lại tiếp tục ở Nhà khách Tây Hồ ở Hàng Châu, nơi ông Obama sẽ gặp ông Tập Cận Bình, giữa nhân viên Nhà Trắng và Bắc Kinh. Hai bên bất đồng về việc có bao nhiêu người Mỹ được phép có mặt trong tòa nhà trước khi ông Obama tới nơi. Một nhân viên Trung Quốc tức đến mức sẵn sàng dùng đến nắm đấm, theo CNN. May mắn là một viên chức ngoại giao Trung Quốc đã kiềm chế tình hình: “Dừng lại, ở đây có phóng viên”.

Chưa chấm dứt, Trung Quốc tiếp tục giới hạn số phóng viên Mỹ được có mặt trong phòng họp giữa ba người, Tổng thống Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon. Phía Trung Quốc khăng khăng chỉ cho 2 phóng viên Mỹ có mặt, bất chấp việc nhân viên Nhà Trắng “năn nỉ”: “Phòng còn nhiều chỗ trống. Họ chỉ là phóng viên đưa tin. Họ chỉ đứng yên một chỗ thôi”. Tất nhiên yêu cầu của ông này bị phớt lờ bởi một thái độ hằn học.

Và người Mỹ cũng đã mất bình tĩnh. Một nhân viên nào đó của cơ quan tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ DIA ghi dòng tweet “Trung Quốc, vẫn đẳng cấp như ngày nào”, trên mạng xã hội Twitter. Tất nhiên, sau đó cơ quan này đã xóa đi và đăng lời xin lỗi.

Bức ảnh được cho là chụp khi ngoại trưởng Mỹ John Kerry khuyên cố vấn an ninh Rice cần kiềm chế lại.
Bức ảnh được cho là chụp khi ngoại trưởng Mỹ John Kerry khuyên cố vấn an ninh Rice kiềm chế cảm xúc lại.

Đối với một số nhân viên lâu năm trong đoàn công tác phục vụ tổng thống ra nước ngoài, những việc này làm họ nhớ lại lần đầu tiên ông Obama tới Trung Quốc vào năm 2009. Khi đó hành xử của Trung Quốc được lý giải là một cường quốc đang lên ‘nắn gân’ lãnh đạo trẻ của một siêu cường đang đi xuống.

Bắc Kinh cắt tất cả buổi ghi hình trên đài truyền hình nhà nước về cuộc gặp giữa lãnh đạo song phương và kiểm duyệt tất cả các phát ngôn ông Obama nói với báo chí. Đến cuộc viếng thăm thứ hai vào năm 2014, tình hình khá hơn một chút. Ông Tập Cận Bình cho phép phóng viên Mỹ đặt một số câu hỏi trong cuộc họp báo chung. Khi được hỏi lý do Bắc Kinh không đồng ý gia hạn visa cho phóng viên thường trú người nước ngoài ở Trung Quốc, ông Tập trả lời một cách mơ hồ: “Khi chiếc xe của một người bị hỏng, có lẽ chúng ta cần xuống xe và xem vấn đề nằm ở đâu”.

Trong chuyến công tác lần này, không còn nhiều đe dọa tới phóng viên nước ngoài tới Trung Quốc, New York Times ghi nhận. Nhưng Bắc Kinh đã đặt ra giới hạn chặt chẽ về việc lúc nào thì truyền thông nước ngoài được hoạt động trong suốt cuộc họp thượng đỉnh.

Sau bữa tối, khi lãnh đạo hai nước đi dạo, an ninh Trung Quốc yêu cầu cắt giảm số phóng viên được đi theo từ 6 xuống còn 3 người, sau đó cuối cùng chỉ còn một người.

Đây là kế hoạch chúng tôi”, nhân viên Trung Quốc giải thích.
Kế hoạch của cách thay đổi xoành xoạch”, một nhân viên Nhà Trắng nói.

Hôm Chủ nhật, khi được hỏi về những xung đột này, ông Obama nói đây không phải là lần đầu tiên xảy ra căng thẳng về vấn đề an ninh và truyền thông trong chuyến thăm Trung Quốc, mặc dù lần này “hơi nhiều hơn thông thường một chút”.

Khẳng định việc này sẽ không ảnh hưởng tới quan hệ hai bên, ông Obama nói, “Tôi sẽ không đào sâu quá mức vào ý nghĩa của những hành động này”.

Đức Trí