Chính phủ Nga nói rằng đây là hành động đáp trả lại các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.

Russian President Putin Visits Sochi

Hôm thứ Hai đầu tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh rút Nga khỏi hiệp ước giảm trừ nguyên liệu plutonium – loại có thể dùng làm vũ khí hạt nhân với Hoa Kỳ. Các nhà phân tích cho rằng đây là đòn trả đũa việc Nhà Trắng cắt đứt đối thoại với Nga trên hồ sơ Syria sau khi nỗ lực đàm phán ngừng bắn đổ bể.

Các chế tài mới áp đặt vào Nga, bao gồm việc ngừng hợp tác Nga Mỹ về lĩnh vực năng lượng nguyên tử buộc Nga phải có biện pháp đáp trả lại phía Mỹ”, trang web của chính phủ Nga giải thích.

Thời đại đã thay đổi, ông Putin viết trong sắc lệnh. “Mối đe doạ tới ổn định chiến lược đặt ra bởi các hành động thù địch của Hoa Kỳ chống lại Nga và sự bất lực của họ trong việc làm tròn vai trò giải trừ kho plutonium theo hiệp ước quốc tế đã khiến Nga phải ra tay”.

Hiệp ước quan trọng này kí năm 2000, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc và đánh dấu việc chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang. Nga và Mỹ đã ký một loạt hiệp ước giảm kho vũ khí hạt nhân và hiệp ước này cho đến nay vẫn duy trì được hiệu quả dù quan hệ hai bên xấu đi nghiêm trọng dưới thời ông Putin.

Thư ký báo chí Josh Earnest của Nhà Trắng nói rằng Hoa Kỳ “thất vọng về quyết định của Nga vì cả hai lãnh đạo đều coi vấn đề giải trừ hạt nhân là ưu tiên hàng đầu”.

Năm 2009 Mỹ và Nga đã tái khẳng định hiệp ước này trong khi ông Obama theo đuổi chính sách ngoại giao thân thiện với người đồng cấp lúc đó là Dmitri Medvedev.

Chúng tôi cũng thất vọng về một loạt các quyết định của Nga ở cả Syria và Ukraine”, ông Earnest nói thêm.

Bộ Ngoại giao Nga nói quyết định này đáp lại “hành động không thiện chí” của Washington. Hai ngày trước đó, Mỹ tuyên bố dừng đàm phán với Nga về cuộc chiến tại Syria sau khi máy bay Nga bỏ bom đoàn xe cứu trợ.

Các nhà quan sát nói rằng đôi bên sẽ khó có thể nối lại thoả thuận hạt nhân này vì Moscow đề ra một loạt các yêu sáh khó nhằn cho chính quyền ông Obama. Điện Kremlin muốn Mỹ gỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt kinh tế sau vụ Crimea, bồi thường tổn thất cho Nga do trừng phạt gây ra; thu hồi đạo luật Magnitsky – luật cho phép Mỹ phong toả tài sản của quan chức Nga bị tình nghi vi phạm nhân quyền và cuối cùng là giảm số lượng binh lính Mỹ có mặt tại các quốc gian Nato.

Ngoài ra hôm qua 5/9, Moscow tiếp tục đơn phương ngừng Thoả thuận hợp tác nghiên cứu hạt nhân và năng lượng liên quan đến hạt nhân ký năm 2013 với Hoa Kỳ. Thoả thuận này cấp khuôn khổ pháp lý cần thiết để trao đổi các công trình giữa các học viện, phòng thí nghiệm Nga, Mỹ về công nghệ hạt nhân và chống phổ biến vũ khí hạt nhân.

Chúng tôi không thể tiếp tục tin Washington trong một vấn đề nhạy cảm như thế này trong việc hiện đại hoá và an ninh của các cơ sở hạt nhân của Nga”, Bộ Ngoại giao Nga cho biết.

Bộ này nói rằng Nga sẽ tự tiến hành các nghiên cứu một mình.

Từ Washington, phát ngôn viên Bộ ngoại giao nói Hoa Kỳ không nhận được thông báo từ chính phủ Kremlin mặc dù truyền thông liên lục báo cáo về việc ngừng hiệp ước nghiên cứu.

Nếu điều này là chính xác, chúng tôi lấy làm tiếc về quyết định của Nga đơn phương cho dừng hợp tác về điều mà chúng tôi cho là một vấn đề rất quan trọng có lợi cho cả hai quốc gia”, phát ngôn viên Mark Toner nói trong một buổi họp báo.

Mỹ và phương Tây áp đặt trừng phạt kinh tế lên Nga sau vụ sáp nhận bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014, tiếp sau đó là các vụ nổi dậy của các thế lực đòi ly khai thân nga ở miền đông Ukraine. Sự sụp đổ hiệp ước đình chiến tại Syria, trong đó Nga ủng hộ quân chính phủ trong khi Mỹ-phương Tây ủng hộ lực lượng nổi dậy, cũng thêm vào căng thẳng hai bên.

Trọng Đức