Ép buộc người ta phải trả lương cao hơn cho lao động là phản tác dụng.

Thượng nghị sĩ Mỹ Bernie Sanders và tôi có chung nhiều mục tiêu: công việc được trả lương cao hơn tốt hơn cho mọi người, đặc biệt là cho người nghèo, và giảm cơ bản tỷ lệ thất nghiệp cao khủng khiếp của họ.

Embed from Getty Images

Chúng tôi chỉ không nhất trí về những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu này. Trong khi ông ấy cho rằng mức lương tối thiểu 15 USD một giờ sẽ mang tới thành công đáng kể. Tôi lại cho rằng điều đó sẽ trở thành một thảm hoạ, không chỉ về mặt kinh tế, mà còn về mặt đạo đức.

Vì sao tôi nhấn mạnh quan điểm có vẻ không chắc đúng này? Liệu có tốt hơn không nếu mức lương của những người không có kỹ năng được nâng lên tới mục tiêu khá khiêm tốn này? Xét cho cùng, rất khó sống với mức lương chỉ 7,25 USD một giờ, và, nếu vì một lý do nào đó việc xây dựng luật này bị loại bỏ hoàn toàn, liệu mức lương có tụt xuống điểm thấp nhất không? Đây là quan điểm của rất nhiều người thiện ý.

Có thể đó là ý tốt, nhưng nó lại hoàn toàn sai lầm. Xây dựng luật tiền lương không giống như một sàn giá, nâng cao mức chi trả cho lao động. Đúng ra, nó giống như giật phăng những nấc cuối cùng của cái thang việc làm. Hãy để tôi giải thích.

Vì sao những người sử dụng lao động muốn thuê nhân công ngay từ đầu? Đó là vì hiệu suất của họ (về kỹ thuật mà nói, đó là mức doanh thu cận biên). Hãy xem xét trường hợp anh chàng Joe, người có năng suất lao động là 5 USD một giờ. Có nghĩa là nếu bạn thuê Joe làm việc trong cửa hàng của bạn, ngồi sau quầy hàng, cầm cái chổi hay rửa bát đũa, số thu của bạn tăng lên bằng đúng mức ấy: 5 USD một giờ.

Nếu không có mức lương tối thiểu bất kỳ nào, thì công ty sẽ đề xuất với anh ta mức lương bao nhiêu? Vâng, cũng như đa số người khác, càng ít càng tốt. Ngay cả chính bạn – người đọc lịch thiệp đang đọc bài viết này, khi bạn mua thứ gì đó, bạn có định mặc cả không? nếu không làm vậy, có lẽ bạn là cá biệt. Giả sử tiền công lao động là 1 xu một giờ. Nếu Joe đồng ý với giá này, người chủ sẽ kiếm được lợi nhuận ròng là 4,99 USD từ sức lao động của anh ấy. Đây có phải là một tình huống ổn định hay không? Tất nhiên là không. Vài công ty khác sẽ đưa ra giá hai xu một giờ để “bóc lột anh ta” số tiền là 4,98 USD.

Cuộc chiến đặt giá này sẽ kết thúc ở điểm nào? Sẽ ra sao, với mức giá 5 USD, giả sử không có một giao dịch nào hay mức giá nào khác để kết nối hai bên với nhau. Đó là vì sao mà các nhà kinh tế có một tiền đề là mức lương có xu hướng ngang bằng sức sản xuất. LeBron James kiếm được khá nhiều tiền vì năng lực sản xuất của anh ta (khả năng lấp kín chỗ và thu hút khán giả xem TV) là rất cao. Tôi – tác giả bài viết này có thu nhập của một người trung lưu vì doanh thu cận biên của tôi kém anh ta khá nhiều. Những người làm việc hỏi bạn liệu bạn có muốn món khoai tây chiên, thì thậm chí năng suất lao động còn thấp hơn trong việc nâng cao lợi tức cho chủ lao động và thường được trả lương tương ứng.

Và giờ, hãy cân nhắc tới hiệu ứng của mức lương tối thiểu 7 USD một giờ, chứ chưa nói đến mức 15 USD. Điều gì sẽ xảy ra với anh chàng Joe của chúng ta? Anh ta làm ra 5 USD cho người chủ, nhưng theo luật lương tối thiểu của anh ta không thể được trả ít hơn 7 USD. Và nếu anh ấy được thuê thì kết quả sẽ là gì? Công ty mất 2 USD một giờ. Đó không phải là một lựa chọn khả thi. Joe sẽ bị sa thải, hoặc không phải là lựa chọn đầu tiên và anh ta sẽ thất nghiệp.

Những phân tích khiếm khuyết

Nhân tố nào khiến một thiểu số các nhà kinh tế học thực hiện những nghiên cứu kinh tế lượng và không có khả năng chứng minh những tác động nghiêm trọng của nạn thất nghiệp đến mức lương tối thiểu và đôi khi không chút nào? Có hai sai lầm trong những phân tích của họ.

Thứ nhất, luôn luôn vẫn vậy, họ nhìn vào tác động của việc tăng lương tại mức được luật đó ước định. Quan điểm của tôi là chúng ta phải cân nhắc không chỉ việc tăng lương tối thiểu, mà còn cả luật này trong tổng thể của nó. Tăng từ 5 lên 7 USD sẽ có ít tác động hơn là 5 USD ban đầu, xét đến mặt các công nhân thất nghiệp không có kỹ năng.

Điều thứ hai là tính thời điểm. Nhiều thập kỷ trước, khi mức lương cơ bản được tăng từ 40 xu lên 70 xu, các đòn bẩy được điều khiển một cách cơ học. Liệu có người nào trong số được thuê trong mức thu nhập đó bị đuổi việc ngay ngày hôm sau? Một tuần lễ sau hay một tháng sau? Tất nhiên là không. Cần có nhiều thời gian hơn để thay thế những đòn bẩy tự động hơn điều đó. Nhưng đây là điều tất nhiên và là kết quả chắc chắn sẽ xảy ra.

Với mức lương 40 xu, công nghệ thấp hơn cạnh tranh áp đảo với với công nghệ cao; chưa nói tới mức 70 xu. Một phân tích kinh tế lượng không có đủ thời gian cho sự thay đổi có thể xảy ra sẽ đánh giá không đúng mức tác động phá hoại của thất nghiệp.

Cũng vậy, nếu chúng ta có thể tăng lương thực tế theo luật, thì sao lại bủn xỉn thế. Tại sao định nó là 15 USD? Sao không tư duy phóng khoáng hơn và đặt lên tới mức giá 150 USD một giờ, hoặc 1.500 USD một giờ, hay nhiều hơn nữa? Nếu điều này thực sự có tác dụng, thì cây đèn thần và ba điều ước của Aladdin hầu như chẳng là gì cả. Ngòi bút lập pháp có thể biến tất cả những ước muốn của chúng ta thành sự thật.

Trên thực tế – và nếu thiếu bất kỳ sự chuyển đổi chính phủ nào khác – thì đối với người lao động thà được thuê với mức 5 USD một giờ còn tốt hơn là bị thất nghiệp ở mức lương 15 USD. Toán học hiện đại chứng minh số 5 lớn hơn số không. Không thể chối bỏ rằng hệ thống phúc lợi xã hội sẽ trả lương cho ai đó bị thất nghiệp, đôi khi tiền trợ cấp thất nghiệp còn nhiều hơn 5 USD một giờ cho một tuần làm việc 40 giờ. Nhưng để thấy được những tác động thực của luật đang được nghiên cứu, chúng ta phải ngoảnh mặt làm ngơ trước thực tế này: mức lương tối thiểu 5 USD một giờ sẽ làm thất nghiệp tất cả những người có năng suất lao động thấp hơn con số đó.

Mức lương tối thiểu 15 USD một giờ sẽ làm những người có năng suất lao động thấp hơn số đó không tìm được việc làm. Vâng, đó chỉ là tăng tiền công nhất thời một chút hoặc không để bị mất việc tới khi thị trường điều chỉnh. Không mức nào tăng bồi thường trong dài hạn, vì điều này được điều tiết bởi năng suất sản xuất. Mong tăng lương trong thời gian dài ư? Hãy tăng năng suất lao động.

Bộ luật phi đạo đức

Giờ thì chúng ta hãy cân nhắc tính đạo đức (hay tính phi đạo đức) của điều luật ác độc về mặt kinh tế này. Tôi thuê rửa xe với giá 5 USD một giờ. Nếu tôi nghiêm túc, và bạn chấp nhận, cả hai chúng ta đều phạm luật, và có thể bị bỏ tù. Điều gì xảy ra đối với thương mại hàng hoá tự do với sự thoả thuận của những người trưởng thành vậy?

Một điều cực kỳ vô đạo đức. Những nhà kinh tế ủng hộ điều luật ác độc này thường sẽ báo cáo một vài tác động không đáng kể tới nạn thất nghiệp. Chính họ sẵn sàng làm bằng cách ghi nhận rằng tiền lương cho phần lớn công nhân đã tăng lên khi họ làm việc, trong  ngắn hạn. Nhưng giả sử tôi đi đến khu vực đông đúc trong thành phố, và dí súng, ép buộc một trong cứ mỗi 20 người trao tất cả tiền cho 19 người khác trong ngắn hạn để tăng thu nhập của họ. Tôi sẽ phải bị đánh giá thế nào đây? Tất nhiên, tôi sẽ bị coi là một tội phạm. Bộ luật này mới đạo đức làm sao.

Tác giả: Walter Block

Walter Block là Chủ tịch Khoa kinh tế trường Đại học Loyola, bang New Orleans. Ông cũng là giáo sư thỉnh giảng tại trường Đại học Mises và Đại học Hoover.

Bài đăng lần đầu trên The Epoch Times

Dung Lê biên dịch

Xem thêm: