Kế hoạch “Made in China 2025” của chính quyền Trung Quốc với hy vọng đưa Trung Quốc trở thành nước dẫn đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực mà tiêu biểu như chất bán dẫn, robot và xe điện; dự định trong tương lai có thể cạnh tranh với Mỹ trong các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn. Nhưng trong quá trình này chính quyền Trung Quốc lại áp dụng thủ đoạn đen tối, điều này đã phần nào lý giải nguyên nhân Mỹ muốn phát động cuộc chiến thương mại chống lại Trung Quốc.

vi mạch
Ảnh minh họa từ Pixabay

Trường hợp điển hình: Vụ kiện của Tập đoàn Micron

Ba năm trước, hãng sản xuất chip Micron (Micron Technology) của Mỹ đã từ chối lời đề nghị mua lại với giá 23 tỷ đô la Mỹ từ một doanh nghiệp được nhà nước Trung Quốc tài trợ, sau đó lại từ chối đề nghị hợp tác của một số công ty Trung Quốc khác. Vậy là đối phương đã lựa chọn thủ đoạn đánh cắp.

Theo New York Times (bản tiếng Trung) đưa tin, năm ngoái cảnh sát Đài Loan đã đột kích văn phòng của một công ty sản xuất chip tại Đài Loan đã có được bí mật công nghệ của Mỹ, các kỹ sư của công ty này đang cố gắng để che đậy một phi vụ gián điệp thương mại ngông cuồng.

Khi cảnh sát đến, các nhân viên của bộ phận nhân sự đã thông báo cho các kỹ sư nhanh chóng cất giấu bằng chứng. Các kỹ sư đã giao lại USB, máy tính xách tay và tài liệu cho một nhân viên trợ lý để giấu chúng đi. Sau đó nhân viên trợ lý này đi ra cửa trước, tay mang theo chiếc điện thoại của một kỹ sư mà đã bị cảnh sát Đài Loan nghe lén theo dõi.

Thông tin cho biết, các thiết bị này chứa những thứ có giá trị hơn nhiều so với vàng và đồ trang sức: tài liệu thiết kế chíp (vi mạch) của công ty Micron.

Theo công bố của giới chức Đài Loan, những thiết kế này sẽ được gửi đến Trung Quốc đại lục để cung cấp cho một nhà máy sản xuất chíp mới thành lập có trị giá 5,7 tỷ đô la Mỹ, quy mô tương đương vài nhà chứa máy bay.

Theo hồ sơ  tại tòa án của công ty Micron và phía cảnh sát Đài Loan mô tả thì vụ trộm xảy ra vào hai năm trước, còn công tác kiểm tra đột xuất được tiến hành vào năm ngoái.

Con đường từ doanh nghiệp Đài Loan hợp tác với Trung Quốc

Vào năm 2015, đại diện của hãng sản xuất chip Tsinghua Holdings dưới tài trợ hùng hậu của nhà nước Trung Quốc, đã tiếp cận Tập đoàn Micron đề nghị mua lại, nhưng Micron đã từ chối. Theo giới chức Đài Loan và hồ sơ khiếu kiện của Micron thì ngay sau đó Micron đã trở thành mục tiêu của hành vi đánh cắp mà bắt đầu là tại Đài Loan.

Trong văn kiện mà Micron gửi đến tòa án bang California vào cuối tháng Mười Hai năm ngoái, các cáo buộc đã chủ yếu tập trung vào Công ty Mạch điện Tấn Hoa Phúc Kiến (JHICC), là một hãng sản xuất chip được nhà nước Trung Quốc hỗ trợ, kế hoạch đầu tư 5,7 tỷ đô la Mỹ để xây dựng một nhà máy ở tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc. Hai năm trước, công ty Tấn Hoa nhờ Tập đoàn Vi điện tử Thống nhất Đài Loan (UMC) giúp phát triển công nghệ. Nhưng UMC và Tấn Hoa không có lộ trình dài hạn trong lĩnh vực này, lại quyết định áp dụng thủ đoạn trộm cắp.

Theo giới chức Đài Loan, ban đầu UMC đã mời gọi kỹ sư từ chi nhánh Micron của Đài Loan và hứa hẹn sẽ tăng lương và tiền thưởng. Theo các tài liệu của tòa án và giới chức Đài Loan, sau đó tập đoàn này đã yêu cầu các kỹ sư lấy một số tài liệu mật của Micron. Chính phủ Đài Loan cho biết các kỹ sư này đã lấy đi hơn 900 tài liệu, bao gồm các thông số kỹ thuật chính và chi tiết về chip bộ nhớ tiên tiến của Micron.

Hồ sơ tòa án về Micron cho thấy, Micron bắt đầu nghi ngờ sau khi phát hiện một kỹ sư sắp nghỉ việc sử dụng Google tìm hiểu cách loại bỏ triệt để nội dung trong máy tính xách tay của công ty.

Sau khi nhận được thông báo từ Micron, cảnh sát Đài Loan đã nghe lén điện thoại của kỹ sư Kenny (Kenny Wang), người được UMC tuyển dụng. Cáo trạng cho thấy vào đầu năm 2016 UMC đã chủ động liên lạc với Kenny, khi đó vẫn đang làm việc tại Micron. Sau đó Wang đã lấy những thông tin cần thiết từ các máy chủ của Micron, và những thông tin này sau đó được UMC sử dụng để triển khai kế hoạch.

Đầu năm 2017, khi các nhân viên điều tra xuất hiện trong văn phòng của UMC, Kenny Wang và một cựu nhân viên công nghệ của Micron đã giao lại máy tính xách tay, ổ đĩa USB và tài liệu cho một trợ lý kỹ sư. Sau đó cô trợ lý này cầm theo điện thoại của Kenny rời khỏi văn phòng, điện thoại này chính là chiếc điện thoại mà cảnh sát đã nghe lén.

Có thể nhiều công ty khác gặp tình cảnh tương tự Micron

Nguồn tin dẫn lời chuyên gia trong ngành cho biết, có thể nhiều công ty sản xuất chip khác cũng đã gặp tình cảnh tương tự Micron.

Mark Newman, nhà phân tích của Sanford Bernstein cho biết, một nhà máy ở Vũ Hán được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn, thuộc chi nhánh của Công ty Khoa học Kỹ thuật lưu  trữ Trường Giang (Yangtze Memory Technology Corp) có sản xuất các chip gần như giống hệt chip của nhà sản xuất chip Samsung của Hàn Quốc, rõ ràng là đánh cắp.

Trong một báo cáo hồi đầu năm 2018, các quan chức chính phủ Trump đã mô tả cách các quan chức Trung Quốc giúp các công ty Trung Quốc có được tài sản trí tuệ từ các công ty Mỹ, bao gồm các lĩnh vực năng lượng, điện tử, phần mềm và điện tử hàng không.

Hồi tháng Tám năm ngoái, tờ New York Times tại Mỹ đưa tin, cả nhà sản xuất linh kiện bán dẫn tích hợp  AMD (Advanced Micro Devices) và Trí tuệ với Khoa học kỹ thuật HPE (Hewlett Packard Enterprise) tại Mỹ đã hợp tác với các công ty Trung Quốc để nghiên cứu phát triển chip máy chủ. Hãng Intel đã làm việc cùng Trung Quốc để phát triển các chip điện thoại di động cao cấp. IBM đã đồng ý chuyển giao các công nghệ quan trọng, sẽ cho phép các công ty Trung Quốc chen chân vào hoạt động kinh doanh ngân hàng dựa trên những cỗ máy tính lớn, lợi nhuận vô cùng dồi dào.

Huệ Anh

Xem thêm: