Gần đây, vũ khí chống tàu ngầm mới nhất của hải quân Mỹ mang tên “Thợ Săn Trên Biển” đã cho chạy thử. Tàu chống tàu ngầm không người lái này có khả năng phát hiện các tàu ngầm chạy êm nhất, đang trở thành thách thức lớn đối với Trung Quốc và Nga.

(ảnh qua nationalinterest.org)
(ảnh qua nationalinterest.org)

Theo trang nationalinterest.org, năm 2010, Cục Kế hoạch Nghiên cứu Vũ khí tiên tiến Quốc phòng Mỹ (DARPA) đã bắt đầu cho nghiên cứu loại tàu “Không người lái phạm vi rộng chống tàu ngầm chiến tranh” (ACTUV) – một dự án trị giá 100 triệu USD.

“Thợ Săn Trên Biển” (Sea Hunter) đã hoàn thành vào tháng 4/2016, hiện đang trải qua giai đoạn kiểm tra toàn diện. Nó có những đặc điểm sau:

  • Tàu có độ dài 40,23 mét, có khả năng tự đi tuần trên biển trong thời gian 70 ngày.
  • Năng lực chạy liên tục là 10.000 hải lý. Theo Scott Littlefield, Giám đốc kế hoạch ACTUV tiết lộ, nếu cho đầy nhiên liệu thì tàu có thể chạy từ bờ tây San Diego tới Guam, sau đó trở lại Trân Châu Cảng.
  • Người điều khiển có thể kiểm soát Thợ Săn Trên Biển từ xa, và tàu chống tàu ngầm này cũng có thể hoạt động độc lập, tránh va chạm với các con tàu khác, và vận hành trong môi trường biển khắc nghiệt.
  • Theo trang mạng Scout Warrior, “Thợ Săn Trên Biển” có thể đo lường các vật dưới biển theo kích cỡ, hình dáng, tốc độ và đặc trưng. Có chuyên gia vũ khí Trung Quốc phân tích cho rằng, độ xa thăm dò của con tàu này lên đến 17,7 km.
  • Quan trong nhất là “Thợ Săn Trên Biển” có thể thăm dò Tàu ngầm điện-diesel, là loại tàu ngầm hiện đại nhiều được hải quân nhiều nước như Indonesia, Nga và Trung Quốc sử dụng. Thiếu tướng Hải quân Frank Drennan thuộc Bộ Tư lệnh tác chiến thủy lôi và chống tàu ngầm của Hải quân Mỹ cho biết, việc thăm dò và phát hiện tàu ngầm điện-diesel vùng ven biển chật chội cũng giống như tìm kiếm âm thanh phát ra từ động cơ một chiếc xe con trong thành phố lớn vậy.
Một cabin được đặt trên tàu trong giai đoạn thử nghiệm để các chuyên gia có thể can thiệp vào quá trình lái nếu cần thiết (ảnh: DARPA)
Một cabin được đặt trên tàu Sea Hunter trong giai đoạn thử nghiệm để các chuyên gia có thể can thiệp vào quá trình lái nếu cần thiết (ảnh: DARPA)

Theo website của tổ chức “Kiến nghị đe dọa hạt nhân” (NTI), hiện Trung Quốc có hơn 50 tàu ngầm tấn công điện–diesel và đang có kế hoạch sản xuất thêm nhiều tàu ngầm loại này.

Phó giáo sư Lyle Goldstein thuộc Ban Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc của Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ cho biết, loại vũ khí này của Mỹ sẽ thay đổi cục diện chiến tranh trên biển.

Sau khi theo dõi những phân tích của Trung Quốc về loại vũ khí mới này, PGS. Goldstein kết luận hải quân Trung Quốc đang rất lo lắng. Ông trích dẫn lời của một nhà chiến lược Trung Quốc cho biết, “Sea Hunter là thách thức nghiêm trọng đối với tương lai của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc”.

>> Nguyên nhân Trung Quốc thay Tư lệnh Hải quân mới

Cũng theo ông Goldstein, chi phí cho mỗi Sea Hunter là 20 triệu USD, chỉ bằng một phần nhỏ máy bay chống tàu ngầm P-8 Poseidon. (khoảng 250 triệu USD)

Nhưng điều khiến Trung Quốc lo lắng không chỉ có Sea Hunter. Gần đây, Hải quân Mỹ đã thông báo rằng tàu sân bay tiên tiến nhất của Mỹ USS Gerald R.Ford sẽ được hoàn thành và được bàn giao vào tháng 4/2017. Chi phí tàu sân bay này là 13 tỷ USD.

USS Gerald R. Ford
USS Gerald R. Ford

Mộc Vệ (T/H)

Xem thêm: