Sau khi phim hoạt hình châm biếm hài hước South Park (Công viên phía nam) nổi tiếng của Mỹ bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cấm tại Đại Lục, tác động của sự kiện này vẫn chưa nguôi khi mới đây DJ hàng đầu thế giới Zedd, người chiến thắng giải Grammy, cũng bị liên lụy.

Embed from Getty Images

Zedd, người chiến thắng giải Grammy, là DJ nổi tiếng của Đức (Ảnh: Getty Images)

Người chiến thắng giải Grammy bị cấm đến Trung Quốc

Zedd sinh ra ở Nga nhưng lớn lên ở Đức. Anh từng được trao giải Grammy lần thứ 56 cho “Thu âm nhạc dance xuất sắc nhất”, từng giành quán quân nhạc khiêu vũ hộp đêm của Mỹ, năm 2018 anh được chọn là một trong 100 DJ hàng đầu thế giới (đứng thứ 44).

Vào ngày 11/10 vừa qua, Zedd chia sẻ trên Twitter rằng anh bị “cấm đến Trung Quốc”. Nguyên nhân vì anh từng ấn like một tweet châm biếm của South Park. Truyền thông CNBC12 của Mỹ cũng xác nhận thông tin này là sự thật.

Sau vụ việc, nhiều cư dân mạng đã kêu gọi Zedd sáng tác một bản nhạc phản đối ĐCSTQ để bày tỏ cảm xúc về chuyện anh bị cấm vận.

 

View this post on Instagram

 

‪I just got permanently banned from China because I liked a @southpark tweet.‬

A post shared by Zedd (@zedd) on

South Park tiếp tục công kích ĐCSTQ

Nhân kỷ niệm 70 năm ngày ĐCSTQ xây dựng chính quyền (ngày 1/10), South Park đã công bố tập 2 của mùa chiếu thứ 23 có tựa “Dàn nhạc ở Trung Quốc” (Band in China), nội dung câu chuyện kể về ông chủ nông trại Randy và con trai Stan đều có kế hoạch đến Trung Quốc kiếm nhiều tiền.

Randy nghĩ đến việc bán cần sa ở Trung Quốc, không ngờ vừa đến hải quan đã bị bắt vào trại cưỡng bức lao động, bị buộc phải làm nô lệ lao động, ông tận mắt chứng kiến ​​tù nhân bị cai ngục hành hạ, bắn chết, còn bản thân ông cũng bị tra điện buộc phải nhận tội khiến ông phải thốt lên: “Đây là loại nhà thương điên kiểu gì!”

Còn Stan thì đến Trung Quốc làm phim, nhưng anh gặp rắc rối vì lời bài hát đề cập đến từ Đạt-lai Lạt-ma và việc thu hoạch nội tạng, phải chịu kiểm duyệt ngôn từ nghiêm ngặt của ĐCSTQ.

Phần nội dung nửa sau của phim là những hình ảnh hỗn độn như cuộc diễu hành quân sự kỷ niệm 70 năm ĐCSTQ xây dựng chính quyền, trại cưỡng bức lao động, cảnh sát đánh đập thường dân, người biểu tình mặc đồ đen chiến đấu với cảnh sát, xe phun nước (ám chỉ biểu tình phản đối Dự luật dẫn độ tại Hồng Kông).

Sau khi công bố tập phim “Dàn nhạc ở Trung Quốc”, ĐCSTQ đã cấm toàn bộ 23 mùa chiếu của phim South Park, các trang truyền thông xã hội ở Đại Lục cũng bị cấm thảo luận về các chủ đề liên quan.

Ngày 8/10, trang Twitter của phim South Park đã chia sẻ tweet châm biếm gửi “xin lỗi” đến ĐCSTQ. Nội dung chia sẻ là: “Giống như NBA, chúng tôi rất hoan nghênh Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm duyệt thật sâu nhà của chúng tôi, xem xét trái tim của chúng tôi, chúng tôi vô cùng thích tiền, tiền chiến thắng tình yêu tự do và dân chủ.”

Chia sẻ cho biết: “Hy vọng các bạn sẽ ‘thu hoạch nhiều cao lương’ mùa thu này! Bây giờ chúng ta làm hòa nhé, Trung Quốc (ĐCSTQ)?” Vì cách chơi chữ trong “thu hoạch cao lương mùa thu” (autumn’s sorghum harvest), chữ s trong sorghum đọc liền mạch với s trong autumn’s, làm cho âm đọc của sorghum harvest gần giống với organ harvest (thu hoạch nội tạng), gợi liên tưởng châm biếm ĐCSTQ liên quan đến mổ cướp nội tạng.

southpark
Sau “Tuyên bố xin lỗi” ám chỉ ĐCSTQ mổ cướp nội tạng, cả bộ phim hoạt hình hài hước South Park nổi tiếng của Mỹ đã bị chính phủ ĐCSTQ cấm. (Ảnh chụp màn hình video)

Ngày 10/10, South Park lại tung ra tập 3 của mùa 23 có tựa “Tiêm chích” (SHOTS). Nội dung phim kể về Cartman muốn tránh tiêm chủng, ám chỉ vắc-xin bẩn của ĐCSTQ hại chết nhiều trẻ em, đây là vấn đề đã nổi tiếng thế giới.

Một vai diễn khác trong phim “Tiêm chích” là Randy đã kiếm được 300.000 Đô la Mỹ bằng cách bán cần sa cho Trung Quốc, nhưng khi ông muốn phục hồi quan hệ với đối tác kinh doanh cũ là Towelie, đối tác đã yêu cầu ông chấm dứt cúi đầu trước ĐCSTQ, đề nghị ông chửi theo: “ĐCSTQ là đồ khốn!”

Nhưng giọng chửi của Randy rất nhẹ nhàng, làm cho Towelie không hài lòng. Vì vậy nhiều lần Towelie đề nghị Randy nhấn giọng to lên cho đến khi Towelie hài lòng mới thôi.

 

Chạm đến nhiều chủ đề nhạy cảm của ĐCSTQ

Tờ Epoch Times (Mỹ) đã phỏng vấn Phó giáo sư Lý Nguyên Hoa, là người Úc gốc Hoa, từng công tác tại Đại học Thủ đô (Bắc Kinh), ông chia sẻ rằng những người sống ở Đại Lục đều biết rằng tất cả những văn hóa phẩm bị ĐCSTQ ra lệnh cấm thường là những tác phẩm đáng xem nhất, có ý nghĩa nhất, cho nên càng cấm thì mọi người càng muốn tìm kiếm và xem bằng nhiều kênh khác nhau. Do đó, ĐCSTQ cấm lại khiến South Park được tìm xem nhiều hơn, vì thực tế trước đây nhiều người cũng chưa biết rằng phim này đã ở mùa trình chiếu thứ 23.

Ông Lý Nguyên Hoa cũng cho biết, nội dung phản ánh châm biếm trong “Ban nhạc ở Trung Quốc” toàn là những vấn đề nhạy cảm đối với ĐCSTQ, như trại tập trung của ĐCSTQ, thu hoạch nội tạng, lao động trong tù, kiểm duyệt truyền thông, đại lễ duyệt binh, biểu tình chống Dự luật dẫn độ tại Hồng Kông, cần sa…

Theo góc nhìn của ông, khi tác giả của South Park sáng tác “Ban nhạc ở Trung Quốc” có lẽ cũng biết trước sẽ bị ĐCSTQ cấm vận, nhưng ông không vì vấn đề lợi ích kinh tế mà bỏ qua, ông nói: “Tôi nghĩ có lẽ tác giả hy vọng xã hội Trung Quốc được tự do, dân chủ, nên muốn dùng tác phẩm đánh thức lương tri của người Đại Lục.”

Tờ Epoch Times cũng chia sẻ ý kiến của nhà bất đồng chính kiến ​​Trương Lâm cho biết, South Park đã vạch trần những tội ác mà ĐCSTQ luôn che giấu, chẳng hạn ĐCSTQ cưỡng bức nội tạng của người tập Pháp Luân Công và tử tù, ĐCSTQ đã giam giữ 2 triệu người Tân Cương trong các trại tập trung, đây toàn những vấn đề ĐCSTQ không muốn cho mọi người biết, vì vậy dĩ nhiên họ phải ngăn chặn South Park.

Ngày càng có nhiều tác phẩm chống lại chế độ toàn trị

Nhà văn Trương Lâm cũng chia sẻ rằng trước đây ông cũng ảo tưởng về ĐCSTQ, không hiểu nhiều về những chuyện tàn độc do bộ máy chính trị này gây ra, vì thực tế cũng có nhiều văn nghệ sĩ hoặc công ty hợp tác với ĐCSTQ, hy vọng nhờ hợp tác có thể làm giàu, nhưng hiện nay cộng đồng quốc tế đang thức tỉnh, như tác giả của South Park, Tổng giám đốc NBA Daryl Morey, và chủ tịch NBA Adam Silver, họ đều nói “không” với ĐCSTQ.

Ông cho biết ngày càng có nhiều cá nhân hoặc công ty tẩy chay ĐCSTQ, điều này có thể trở thành một xu hướng. Nhiều nhà đấu tranh đã kiên trì tố cáo các tội ác của ĐCSTQ, đặc biệt là nạn khủng bố trắng của ĐCSTQ ở Hồng Kông hiện nay càng làm cộng đồng thế giới thức tỉnh.

“Vì vậy, tôi đã từng chỉ ra rằng ngày tàn của ĐCSTQ đã đến, mặt nạ đạo đức giả của ĐCSTQ đã bị những người văn minh lột ra,” Trương Lâm nói.

Về vấn đề này, ông  Lý Nguyên Hoa cũng đồng quan điểm, cho biết ngày càng có nhiều tác phẩm châm biếm ĐCSTQ ra đời, ví dụ như thời gian trước hãng máy ảnh Leica đã quay một quảng cáo châm biếm ĐCSTQ thảm sát sinh viên tại Thiên An Môn ngày 4/6/1989 (tên quảng cáo là Leica – The Hunt).

Ông nói: “Chế độ chuyên chế toàn trị của ĐCSTQ thường xuyên đàn áp nhân quyền ở Trung Quốc, khiến nhiều người làm nghệ thuật hoặc sáng tác có lương tâm vì chính nghĩa muốn dùng tác phẩm phơi bày thực trạng đen tối”, “Sau này sẽ ngày càng nhiều người hoặc công ty dùng hình thức nghệ thuật này để phơi bày tội ác của ĐCSTQ, điều này sẽ trở thành trào lưu.”

Tuyết Mai

Xem thêm: