Một quyển sách mới xuất bản tại Mỹ đã gây chú ý khi nhấn mạnh rằng mối đe doạ mà Bắc Kinh tạo ra đối với Mỹ và toàn cầu, từ lâu đã vượt qua Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Tất cả những điều này, có thể nói là bắt nguồn từ hàng loạt những chính sách sai lầm của Mỹ đối với Trung Quốc từ thế kỷ 20, khiến cho “đế quốc tà ác” này trỗi dậy. 

Embed from Getty Images

(Ảnh minh hoạ từ Getty Images) 

Ông Bill Gertz, tác giả của cuốn sách “Che giấu cả bầu trời: Hé lộ hành động tranh đoạt bá quyền toàn cầu của đảng cộng sản Trung Quốc” (Deceiving the Sky: Inside Communist China’s Drive for Global Supremacy), là Biên tập cao cấp của truyền thông bảo thủ tại Mỹ “Ngọn đèn Tự do Washington”. Cuốn sách được viết dựa trên cơ sở đưa tin trong hơn 20 năm qua về mối đe doạ liên tục tăng cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Hôm 6/9/2019, ông Bill Gertz chia sẻ qua điện thoại với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ: “Tôi cố gắng để cho mọi người hiểu rõ ràng được bản chất của mối đe doạ này, bao gồm từ đe doạ về ý thức hình thái đến đe doạ về kinh tế, tài chính, rồi đến đe doạ về quân sự và mạng Internet, cuối cùng là mối đe doạ trong không gian.”

Nghi ngờ về các lý luận tiếp xúc giữa Mỹ và Bắc Kinh của ông Bill Gertz, có thể tìm được manh mối trong cuốn sách “Mối đe doạ Trung Quốc: Cộng hoà Nhân dân nhắm đến Mỹ như thế nào” xuất bản năm 2000. Khi đó, Mỹ vừa mới mở cánh cửa lớn để Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tổng thống đương nhiệm của Mỹ khi đó là ông Bill Clinton hết sức tán thưởng các mối quan hệ tiếp xúc với Trung Quốc. 

Ông Bill Clinton cho rằng: “Kinh tế của Trung Quốc càng tự do, thì ngày càng có thể giải phóng đầy đủ tiềm lực của người dân. Hơn nữa, khi một người không những có khát vọng, mà còn có thể thực hiện khát vọng đó, thì tự nhiên họ sẽ muốn quyền phát ngôn lớn hơn nữa.”

Đáng tiếc là gần 20 năm qua, ông Bill Gertz cho rằng đây là một chính sách “hoàn toàn sai lầm”. Bởi vì sự điều tiết chính sách của Mỹ trong nhiều lĩnh vực như thương mại, đã bị Trung Quốc “lợi dụng một cách vô tình”. Một bước chuyển rất quan trọng diễn ra năm 2012 – 2013, chính là thời điểm sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền tối cao của Trung Quốc, đã từ bỏ chính sách giấu tài mà Đặng Tiểu Bình là người đi đầu, bắt đầu theo đuổi phát huy sức ảnh hưởng hơn nữa đối với toàn thế giới, mà đằng sau hành vi này lại làm tổn hại đến thực lực và địa vị của Mỹ. 

Mất bò mới lo làm chuồng, lo lắng cũng chưa phải là muộn. “Đế quốc tà ác” Bắc Kinh đã gây ra tổn hại đến toàn cầu, ông Trump biết rất rõ, cũng vì thế mà sau khi ông được bầu làm Tổng thống, ông đã đi ngược với thái độ nuông chiều của nhiều đời Tổng thống trước đó, bắt đầu tiến hành những chính sách buộc Bắc Kinh phải có “thay đổi lớn”. 

Ví dụ, một trong những nguyên nhân chính của chiến tranh thương mại, là do Bắc Kinh mỗi năm đánh cắp công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ có giá trị từ 250 tỷ USD đến 600 tỷ USD. Chính phủ Tổng thống Trump cũng đã chỉ rõ “Sự tồn tại và thịnh vượng của một chính quyền, không phụ thuộc vào trộm cắp và cưỡng ép chuyển giao công nghệ”.

Tác giả Bill Gertz cho rằng, chính quyền Bắc Kinh liệu có thể tiếp tục tồn tại mà không dựa vào đánh cắp công nghệ Mỹ sau khi mất chính sách tự do tiếp xúc trước đây hay không, điều này vẫn phải quan sát thêm, và đây cũng là khảo nghiệm đối với Bắc Kinh. 

Ông  Bill Gertz  cũng đề cập đến các dấu hiệu khiến lãnh đạo cao tầng của của ĐCSTQ cảm thấy sợ hãi, bởi vì tổng thể nền kinh tế Trung Quốc đang liên tục đi xuống. Những lãnh đạo đó đang cố gắng đảm bảo một đường sống trong khi không còn sự viện trợ của Mỹ như trước đây.

Về việc dư luận cho rằng, nếu ông Trump kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống, Washington và Bắc Kinh sẽ khôi phục lại hữu hảo như trước đây, và kết thúc đối kháng. Ông Bill Gertz chia sẻ với VOA rằng, tình huống này có thể xảy ra, nhưng tỷ lệ rất thấp. Bởi vì mặc dù đảng Dân chủ và đảng Cộng hoà có nhiều tranh cãi kịch liệt về mặt chính trị, nhưng cả hai đều có nhận thức chung về “Mối đe doạ của Bắc Kinh đối với Mỹ ngày càng tăng”.

Ông Bill Gertz nói, có lẽ cả hai đảng có kiến giải và cách làm khác nhau về chính sách, nhưng có thể hình thành được nhận thức chung này, đã là điều rất đáng quý. Còn đối với sự đối kháng giữa Washington và Bắc Kinh, cũng giống như một cuộc chiến tranh lạnh mới. 

Đương nhiên, đối với người hiểu sâu về Bắc Kinh như ông Bill Gertz, tự nhiên cũng là “cái gai trong mắt” của Bắc Kinh. Cuốn sách mà ông vừa mới xuất bản này, cũng giúp cho người trên thế giới có nhận thức sâu hơn đối với sự tà ác của chính quyền ĐCSTQ. Điều này đối với Bắc Kinh mà nói, cũng là một cú đánh mạnh song song với cuộc chiến tranh thương mại. 

Huệ Anh

Xem thêm: