Từ ngày 2/8, Mỹ chính thức không còn bị rằng buộc vào Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF). Theo các quan chức ngoại giao và quốc phòng Mỹ, Washington hiện đang lên kế hoạch triển khai tên lửa đất đối không tầm trung để đối phó với kho vũ khí ngày càng gia tăng của Trung Quốc và ngăn chặn các cuộc xung đột tiềm tàng.

Mỹ lên kế hoạch phát triển tên lửa tầm trung đất đối không
Mỹ lên kế hoạch phát triển tên lửa tầm trung đất đối không sau khi chính thức rút khỏi hiệp ước INF. (Ảnh: (Air Force/Public Domain)

Sau hơn một thập kỷ Nga vi phạm INF, Mỹ đã chính thức rút khỏi hiệp ước này từ ngày 2/8. Trong hơn ba thập kỷ bị rằng buộc bởi INF, Mỹ và Nga không được thử hoặc sở hữu tên lửa đất đối không tầm trung, thì Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ loại vũ khí này, tạo ra một khoảng cách chiến lược khiến Bộ Quốc phòng Mỹ lo ngại.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã nói với báo giới rằng lập trường của Ngũ Giác Đài là phải triển khai hệ thống tên lửa tầm trung phi hạt nhân “càng sớm càng tốt”. Ông Esper đặc biệt chú ý về tầm quan trọng của hệ thống này đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hy vọng sẽ triển khai loại tên lửa này “trong vài tháng tới”, nhưng cũng lưu ý “việc này có khả năng mất thời gian nhiều hơn dự kiến.

Do đó, cách tốt nhất là, không sớm thì muộn, chúng ta phải triển khai khả năng này và cũng cần đảm bảo chắc chắn chúng ta có thể có hỏa lực chính xác tầm xa, không chỉ cho khu vực đó, mà cũng cho cả khu vực mà chúng ta sẽ triển khai, vì việc bao phủ khoảng cách xa có tầm quan trọng lớn, đồng thời với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, vũ khí thông thường tầm trung cũng là rất quan trọng,” ông Esper nói.

Triển khai tên lửa đất đối không tại Châu Á sẽ đòi hỏi phải có sự hợp tác của các đồng minh của Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 4/8 đã nói rằng mục tiêu cuối cùng của triển khai vũ khí là để răn đe và Mỹ sẽ triển khai các hệ thống tên lửa tầm trung với sự đồng thuận của các đồng minh và “tôn trọng chủ quyền của họ”.

Hãy nhớ tại sao nó được tạo ra. Nó được tạo ra với tầm nhìn răn đe,” ông Pompeo nói về INF. “Điều đó luôn luôn là nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta và nó sẽ tiếp tục là như vậy.

Theo đánh giá của Mỹ, nếu Trung Quốc là một bên của hiệp ước INF, thì một phần ba tới hai phần ba kho vũ khí tên lửa hành trình và đạn đạo của họ đã vi phạm thỏa thuận vũ khí này. Phần lớn các tên lửa loại này của Trung Quốc mang đầu đạn thông thường, phi hạt nhân. Tên lửa này là “át chủ bài” của chế độ Bắc Kinh khi xét tới khả năng quân sự, theo ông Ian Williams, phó giám đốc của Dự án Phòng thủ Tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS). Chính vì thế, Trung Quốc “sẽ rất không muốn từ bỏ [loại tên lửa đó]” theo bất kỳ một thỏa thuận vũ khí nào trong tương lai.

Ông Ian Williams nói: “Đây là phần lớn khả năng quân sự của họ. Hải quân của họ – dù đang tăng cường – vẫn chưa thể đứng ngang hàng với Mỹ. Lực lượng không quân của họ lớn, nhưng cũng có vấn đề khi đối đầu với lực lượng của Mỹ hay Nhật Bản. Vậy thì đâu là át chủ bài của họ? Đó chính là tất cả những tên lửa tầm trung mà họ có, những vũ khí mà họ có thể bắn ra từ Trung Quốc đại lục.

Khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh rút nước Mỹ khỏi hiệp ước INF vào tháng mười năm ngoái, ông đã nói ông sẽ mở lại một hiệp ước kiểm soát vũ khí bao gồm cả Trung Quốc và các quốc gia khác. Ông Pompeo, trong tuyên bố chính thức về việc rút khỏi INF, đã đề nghị Trung Quốc và Nga tham gia bàn thảo để hình thành một hiệp ước kiểm soát vũ khí đa phương.

Xét tới việc Trung Quốc phụ thuộc vào kho vũ khí tên lửa tầm trung thông thường của mình, thì bất kỳ hiệp ước kiểm soát vũ khí khả thi nào trong tương lai sẽ chỉ giới hạn đối với tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Hôm 2/8 tại Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Trump nói với báo giới rằng ông đã trao đổi với các lãnh đạo của Nga và Trung Quốc về một thỏa thuận vũ khí hạt nhân tiềm năng. Ông Trump cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều “hồ hởi” thảo luận về vấn đề này.

Với Nga, chúng tôi đã đang nói chuyện với Nga về điều đó, về một hiệp ước hạt nhân để họ loại bỏ một số, chúng tôi loại bỏ một số. Chúng tôi có lẽ sẽ kéo Trung Quốc vào [hiệp ước này],” ông Trump nói.

Hiện nay, chúng tôi là Số 1, Nga là Số 2, và Trung Quốc là Số 3. Nhưng về mặt hạt nhân, Trung Quốc hơi yếu một chút. [Số lượng hạt nhân] của Trung Quốc là thấp hơn nhiều. Nhưng chúng tôi chắc chắn sẽ muốn bao gồm Trung Quốc ở một số điểm,” ông Trump nói thêm.

Chuyên gia của CSIS, Ian Williams lưu ý rằng một hiệp ước tiềm năng tập trung vào giới hạn vũ khí hạt nhân tầm trung sẽ nhiều cơ hội có được sự tham gia của cả Nga và Trung Quốc.

Để nỗ lực đạt được tiến triển [về thỏa thuận kiểm soát vũ khí], đó [việc chỉ giới hạn vũ khí hạt nhân] có thể là cách tốt hơn để tiến hành. Nga có thể tham gia vì họ không muốn thấy vũ khí hạt nhân mới của Mỹ triển khai tại Châu Âu. Trung Quốc không muốn thấy Mỹ tái triển khai vũ khí hạt nhân tại Châu Á,” ông Williams nhận định.

Mỹ đã phát triển tên lửa không đối không, biển đối không thay thế cho các tên lửa đất đối không tầm trung bị cấm theo INF, nhưng tên lửa đất đối không đó có nhiều lợi thế chiến lược trong một cuộc xung đột tiềm tàng. Kết quả là, với kho vũ khí lớn tên lửa đất đối không tầm trung, Trung Quốc đang nắm giữ lợi thế chiến lược đáng kể.

Ông Gordon Chang, tác giả của cuốn “Trung Quốc sắp sụp đổ” cho hay: “Nga không phải là đối tượng chúng ta quan ngại. Chúng ta quan ngại về Trung Quốc, nước đã phát triển toàn bộ nhóm tên lửa mà chúng ta không được phép có… Điều đó mang lại cho Trung Quốc lợi thế to lớn hiện nay và điều chúng ta cần làm trong thời gian rất ngắn là phải phát triển và triển khai [loại tên lửa này].

Với khoảng cách được thu hẹp, Mỹ có thể có đòn bẩy cần thiết để buộc Trung Quốc phải tham gia vào hiệp ước kiểm soát vũ khí hoặc ít nhất ngăn chặn Đảng Cộng sản Trung Quốc dùng kho vũ khí tên lửa của mình làm sức mạnh chế ước các nước yếu thế hơn.

Ông Peter Huessy, giám đốc nghiên cứu răn đe chiến lược tại Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Mitchell nhận định: “Với Trung Quốc, bạn phải luôn có đòn bẩy để buộc họ đồng ý bất cứ điều gì đó. Và đòn bẩy của chúng ta là từ việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Châu Á, cùng lực lượng tên lửa và khả năng không quân và hải quân.

Mỹ đã từng ít nhất ba lần nỗ lực đưa Trung Quốc vào hiệp ước INF, nhưng đều không thành công. Theo ông Rick Fisher, học giả tại Trung tâm Đánh giá và Chiến lược Quốc tế, việc Mỹ rút khỏi hiệp ước INF chỉ là bước đầu tiên trong tiến trình kéo Trung Quốc vào bàn đàm phán về một hiệp ước kiểm soát vũ khí tiềm năng.

Rút khỏi hiệp ước INF thực sự chỉ là một phần của những việc cần thiết để thu hút sự chú ý của Trung Quốc. Và, chúng ta đã có được sự chú ý của Trung Quốc, nhưng để thực sự khiến họ chú ý tới mức cuối cùng phải vào bàn đàm phán xem xét những bước tối thiểu hướng tới kiểm soát vũ khí, thì điều chúng ta cũng cần làm – dù tốt hay xấu- là phải tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper, trong phát biểu chính thức rút khỏi INF, đã nói rằng Ngũ Giác Đài đã đang nghiên cứu và triển khai tên lửa hành trình và đạn đạo tầm trung từ năm 2017.

Vì Mỹ tuân thủ nghiêm ngặt các nghĩa vụ của mình đối với hiệp ước INF, nên các chương trình này vẫn mới chỉ ở giai đoạn đầu,” ông Esper nói.

Bây giờ khi chúng ta đã rút khỏi [INF], Bộ Quốc phòng sẽ theo đuổi đầy đủ việc phát triển tên lửa thông thường đất đối không, xem đó là phản ứng thận trọng đối với các hành động của Nga, và cũng là một phần của danh mục đầu tư rộng lớn hơn về các lựa chọn vũ khí tấn công thông thường của Lực lượng Chung.

Ông Esper nói với báo giới rằng Bộ Quốc phòng Mỹ đang nghiên cứu tên lửa chính xác tầm xa và tầm bắn của loại tên lửa này có thể được mở rộng khi Mỹ đã bỏ INF. Bộ trưởng Quốc phòng cho biết việc mở rộng tầm bắn của loại tên lửa mà họ đã nghiên cứu có thể mất khoảng 18 tháng.

Trao đổi với báo giới khi tham dự một hội nghị an ninh tại Sydney, Úc hôm 4/8, ông Epser và ông Pompeo đều đã nhấn mạnh rằng răn đe là mục tiêu cuối cùng của việc triển khai tên lửa tầm trung đã lên kế hoạch.

Ông Esper lưu ý rằng các tên lửa được triển khai sẽ trang bị đầu đạn thông thường, không mang đầu đạn hạt nhân. Vũ khí này sẽ cho Mỹ tư thế chiến lược để “ngăn chặn xung đột tại bất kỳ khu vực nào mà chúng tôi triển khai chúng với sự tham vấn cùng các đồng minh và đối tác của chúng tôi,” ông Esper nói.

Trong khi không quân và hải quân duy trì hình ảnh về sức mạnh của quân đội Mỹ, thì tên lửa đóng vai trò chính trong việc răn đe các đối thủ của Mỹ, do tích chất độc đáo của loại vũ khí này.

Một quả tên lửa sẽ thu hút rất nhiều sự chú ý của các đối thủ tiềm tàng của chúng ta. Tên lửa di chuyển rất nhanh. Nó có thể rất chính xác và rất khó để ngăn chặn hoặc bắn rơi nó. Khi chúng ta đưa nhiều tên lửa tới một khu vực, đối thủ của chúng ta thường phải chú ý và trở nên nghiêm túc hơn nhiều trong việc kiềm chế cách hành xử của họ,” học giả Fisher nói.

Chuyên gia của Trung tâm Đánh giá và Chiến lược Quốc tế nhận định thêm rằng: “Ngày nay, Mỹ đơn giản là không đủ tên lửa để khiến các đối thủ của chúng ta phải xem xét lại các hành vi hung hăng và đe dọa.

Xây dựng kho tên lửa của mình sẽ cho phép Mỹ xóa bỏ sự mất cân bằng mà hiện đang đe dọa sự ổn định tại Châu Á.

Rút ra khỏi hiệp ước INF đã tạo cơ sở pháp lý cho Mỹ để bây giờ có thể phát triển và triển khai các khả năng răn đe mà nhờ đó chúng ta sẽ giúp cho con cháu chúng ta trong thế hệ tiếp theo tránh phải rơi vào chiến tranh,” ông Fisher nói.

Trong khi đó, ông Gordon Chang cho rằng Mỹ nên tập trung triển khai tên lửa nhắm vào Trung Quốc “bởi vì Trung Quốc thực sự đặt ra rủi ro về xung đột vũ trang thông thường.

Khi mọi người nghĩ về chiến tranh, họ không nghĩ về Nga. Họ nghĩ tới Trung Quốc. Chúng ta nên phát triển tên lửa của chúng ta và nghĩ về các chiến lược của ta liên quan tới điều mà Trung Quốc có thể làm,” ông Chang nói.

Các phương tiện truyền thông đã tập trung hầu hết các tin tức về việc chỉ trích Mỹ, dẫn lời các quan chức Nga và Trung Quốc lên án ông Trump rút khỏi hiệp ước INF. Cả Nga và Trung Quốc đã nói Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc leo thang “mâu thuẫn”. Nhưng theo ông Peter Huessy của Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Mitchell, Trung Quốc mới là nguồn cơn duy nhất gây căng thẳng trong khu vực.

Những mâu thuẫn ở khu vực này của thế giới gần như duy nhất và hoàn toàn do Trung Quốc tạo ra. Chúng ta quan tâm tới thương mại, chúng ta quan tâm tới đưa tàu đến và đi. Chúng ta đầu tư, chúng ta quan tâm tới đầu tư. Chúng ta quan tâm tới tăng trưởng kinh tế. Chúng ta quan tâm tới bảo vệ tài sản trí tuệ… Đó lại không phải là những thứ mà Trung Quốc quan tâm. Họ quan tâm tới việc kiểm soát tất cả những điều đó bằng luật lệ của chính họ và tiêu diệt những bên khác có khả năng cạnh tranh với họ,” ông Huessy nói.

Như Ngọc (Theo The Epoch Times)

Xem thêm: