Hôm thứ Năm (5/12), ông Robert Spalding – nhà nghiên cứu tại Viện Hudson, Chuẩn tướng đã nghỉ hưu của Không quân Mỹ, cựu Giám đốc Hoạch định chiến lược của Nhà Trắng – đã cho biết rằng chiến lược của ĐCSTQ là chia tách Lục địa Á-Âu với Mỹ, ông cũng tiết lộ sách lược ứng phó của chính quyền Tổng thống Trump.

robert
Ông Robert Spalding, nhà nghiên cứu tại Viện Hudson, Chuẩn tướng đã nghỉ hưu của Không quân Mỹ, và là cựu Giám đốc Hoạch định chiến lược của Nhà Trắng. (Ảnh: NTD)

Trao đổi với American Thought Leaders, chuyên gia Spalding chỉ ra kinh tế của ĐCSTQ phồn thịnh là nhờ lợi dụng phương Tây, bao gồm những sáng tạo mới, công nghệ, nhân tài và nguồn vốn của phương Tây. WeChat có thể mở rộng kinh doanh tại Trung Quốc và phương Tây, trong khi các đối thủ cạnh tranh phương Tây không thể đồng thời cùng một lúc phát triển ở phương Tây và Trung Quốc.

ĐCSTQ đã xây dựng một mô hình có thể cho phép các doanh nghiệp của họ giành được lợi thế lớn bằng cách loại doanh nghiệp các nước khác ra ngoài phạm vi có thể cạnh tranh. Do đó, ĐCSTQ sử dụng hệ thống khép kín của họ để ký sinh trong hệ thống cởi mở của Mỹ và phương Tây, về bản chất không khác gì đang dần dần đóng cửa toàn bộ hệ thống.

Chính phủ Mỹ cần xem xét 4 vấn đề

Spalding cho biết có 4 vấn đề mà Chính phủ Mỹ cần xem xét để khôi phục trật tự.

Thứ nhất, nước Mỹ đang khôi phục mối liên kết giữa các nguyên tắc thương mại tự do và dân chủ. Nói cách khác, ở đây không chỉ là chuyện thị trường cởi mở để mang lại thịnh vượng; thịnh vượng dẫn dắt dân chủ. Vấn đề là thị trường cởi mở và các nguyên tắc dân chủ là lý do cho sự thành công của Mỹ về quản trị xã hội. Hiểu xã hội Mỹ thì trước tiên phải nhận thức được điều quan trọng hàng đầu này.

Thứ hai, bảo vệ tất cả các khu vực mà Mỹ mở cửa. Trong thời gian dài của quá khứ, ĐCSTQ đã lợi dụng hệ thống cởi mở của Mỹ để đối phó với Mỹ.

Thứ ba, vấn đề sụt giảm tái đầu tư vào nước Mỹ, bao gồm tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở công nghiệp, giáo dục STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học), nghiên cứu và phát triển, tất cả những điều này đều rơi vào mức thấp nhất trong lịch sử, lý do là tư bản tìm đến những nơi mà vấn đề bảo hộ lao động ở trình độ thấp, không xem trọng bảo hộ môi trường.

Thứ tư, xây dựng lại đường lối dân chủ trong các tổ chức, bao gồm Liên Hiệp Quốc, hệ thống Bretton Woods và Tổ chức Thương mại Thế giới.

Spalding nhận định, bất kỳ quốc gia nào muốn tham gia thì phải tuân theo các quy tắc, đây là quy tắc của hệ thống luật pháp, không phải là hệ thống được thiết kế vì lợi ích của chỉ một số ít người. Hệ thống như vậy mang lại lợi ích cho cả người dân Mỹ và Trung Quốc. Chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ là một lựa chọn tốt nếu chúng ta muốn cung cấp cơ hội xã hội nhiều cơ hội hơn cho con cháu. Hãy nhìn vào các nước ở châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc và so sánh với Bắc Triều Tiên.

Hệ thống hiện tại có lợi gì cho giới chức cao cấp ĐCSTQ?

Lợi thế của hệ thống hiện tại đối với các quan chức cao cấp ĐCSTQ là: họ đã chuyển rất nhiều của cải ra khỏi Trung Quốc, con cái của họ có thể thoải mái ra vào phương Tây, được tận hưởng những điều tốt nhất ở phương Đông và phương Tây. Các quan chức cao cấp của ĐCSTQ có thể cai trị bằng những cuộc họp bí mật, đồng thời họ có thể ra nước ngoài để tận hưởng sự tự do của phương Tây cùng với con cháu họ.

Tại sao ĐCSTQ đàn áp Hồng Kông?

Vậy tại sao họ muốn đưa mô hình khép kín của họ áp đặt vào Hồng Kông? Là vì lợi ích riêng của họ. Những gia đình quyền quý của ĐCSTQ có khối tài sản khổng lồ tại Hồng Kông, có lượng tài chính và bất động sản kếch xù ở Hồng Kông, và đây cũng là nơi họ thu được đô la Mỹ. Hồng Kông chưa bao giờ hoàn toàn mở cửa, vào thời kỳ thuộc địa Anh thì người Anh đã cố gắng thực thi dân chủ hóa Hồng Kông, nhưng ngay cả trước khi chuyển giao Hồng Kông về Trung Quốc, ngay từ thời Chu Ân Lai thì ĐCSTQ đã luôn cản trở Hồng Kông được cởi mở, ĐCSTQ có quỹ đạo lịch sử rõ ràng: đảm bảo các nguyên tắc dân chủ ở Hồng Kông sao cho dân chủ chỉ có thể dừng lại ở giới hạn của ĐCSTQ mà không thể phát triển hơn nữa.

Quan điểm về dân chủ của ĐCSTQ và quan chức Hồng Kông thân Cộng sản là: trong đối sách giữa tự do của tôi và tự do của kẻ khác, chỉ cần tôi có nhiều tự do hơn thì đó là một hệ thống tốt.

Tương lai sắp tới của Hồng Kông

Về tương lai sắp tới của Hồng Kông, Spalding cho biết: “Tôi nghĩ cuối cùng ĐCSTQ sẽ vào cuộc đàn áp biểu tình của người Hồng Kông, tôi chỉ không biết khi nào họ sẽ khởi động. Tôi cho rằng không khó để nhận ra điều này.”

Ông bổ sung: “Các bạn trẻ cũng có thể trở lại trường học, mọi thứ đang dần dịu xuống.”

ĐCSTQ muốn thay thế Tổng thống Mỹ

Về đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, Spalding nói: “Tôi không nghĩ sẽ có một thỏa thuận (thương mại). Tôi tin rằng ĐCSTQ nghĩ rằng họ có thể khiến Trump mất  chức để vào năm 2020 sẽ có một tổng thống ủng hộ họ.”

Nhưng ngay cả khi họ không thể làm được điều này thì họ cũng tin tưởng vào khả năng dần dần gây ra đủ thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ, khiến Mỹ sau đó phải nhượng bộ.

Chiến lược của ĐCSTQ: tách Lục địa Á – Âu khỏi Mỹ

“Tôi nghĩ rằng họ sẽ có xu hướng chia tách về kinh tế”, Spalding chỉ ra, “Họ cảm thấy họ đã đạt được các đảm bảo kinh tế và kỹ thuật đủ để cho phép mô hình của họ tồn tại độc lập.”

“Họ sẵn sàng đóng cánh cửa liên thông với phương Tây là Hồng Kông”, nếu không thì không có lý do gì để lý giải về việc họ có thể nhanh chóng xé bỏ thỏa thuận đàm phán dài 150 trang mà họ đạt được với Mỹ. Còn trường hợp nếu họ không thể thay đổi được Tổng thống Mỹ thì sao? Họ đã có kế hoạch cho điều tồi tệ nhất.

Về việc họ sẵn sàng đối mặt với tình huống xấu nhất, “có nghĩa là đối với viễn cảnh phân tách kinh tế, tôi tin rằng họ đã đưa ra quyết định chấp nhận điều này. Họ tin rằng các nguồn lực hiện có của họ là đủ để tự bảo vệ mình. Và theo thời gian, thông qua Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, họ có thể tạo được một thị trường khép kín rộng lớn hơn, đó là một thị trường khép kín nằm trong kiềm tỏa của họ. Sau đó dần dần loại bỏ chúng tôi ra ngoài,” Spalding nhận định.

Về cơ bản thì ĐCSTQ đã xây dựng một hệ thống kinh tế khép kín thông qua Hồng Kông và hệ thống vận chuyển hiệu quả. Về cơ bản, nếu Mỹ tách ra là sẽ bị tách khỏi hệ thống đó, bức tranh này mang lại lợi thế thương mại rất lớn cho ĐCSTQ.

Nhưng giả sử viễn cảnh chia tách này thực sự diễn ra thì cũng tốt cho Mỹ, bởi vì ngay cả khi ĐCSTQ có thể chiếm lĩnh được Lục đia Á – Âu từ góc độ kinh tế, thì giữa Bắc Mỹ và Nam Mỹ vẫn có đủ tiềm năng kinh tế để tạo ra một hệ thống kinh tế sôi động. Nền kinh tế Mỹ chủ yếu được thúc đẩy bởi tiêu dùng nội bộ, vì thế nếu Mỹ đẩy mạnh đầu tư vào nội địa ở mức chưa từng có tiền lệ lịch sử, khiến vùng Mỹ Latin hòa nhập vào nước Mỹ, khác với trước đó Mỹ chỉ đầu tư vào châu Âu, như vậy sẽ có một số lượng lớn người sẵn sàng làm việc, trong khi Mỹ Latin có nguồn lực dồi dào hoàn toàn có thể xây dựng thành một nền kinh tế thịnh vượng như châu Âu, như vậy sẽ hình thành vùng kinh tế hùng mạnh Bắc Mỹ và Nam Mỹ, nền kinh tế này sẽ rất năng động. Bây giờ về cơ bản người châu Âu đã nhận rõ bản chất của ĐCSTQ, khó mà chấp nhận.

Ông nhấn mạnh lại, đây là cạnh tranh kinh tế, vậy thì mô hình cởi mở luôn tốt hơn nhiều mô hình kiềm chế khép kín. Ông không nghĩ ai cũng muốn xảy ra chiến tranh nóng, vì chỉ tưởng tượng viễn cảnh sử dụng vũ khí hạt nhân là rất khủng khiếp.

Spalding nhận định: “Tôi cho rằng ngay cả khi Mỹ bị chia tách khỏi Lục địa Á – Âu theo như chiến lược của ĐCSTQ thì cũng không có vấn đề gì, vì chúng ta sẽ vun bồi Bắc Mỹ và Nam Mỹ thành liên minh kinh tế. Nước Mỹ, khu vực Mỹ Latin và Canada sẽ trở nên vô cùng thịnh vượng.” Hơn nữa, khi không bị nền kinh tế ký sinh của ĐCSTQ thì tương lai trong mười năm tới sẽ nâng cao thêm mức tăng trưởng GDP từ 1-3%.

Chiến lược của ĐCSTQ: Tách Lục địa Á-Âu với nước Mỹ, Spalding tiết lộ cách ứng phó của Mỹ (Nguồn video: American Thought Leaders)

 Tuyết Mai

Xem thêm: