Sau sự kiện khinh khí cầu do thám của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bị Mỹ bắn hạ, vấn đề ứng dụng khí cầu trong quân đội của Trung Quốc được chú ý hơn. Có nhận định chỉ ra Trung Quốc ngày càng quan tâm dùng khinh khí cầu cho quân sự.

p3285181a127403158
Ngày 7/2, chính quyền Bắc Kinh cho biết khinh khí cầu do thám không thuộc về Mỹ. (Nguồn: Russotp/Wikipedia/CC BY-SA 4.0)

Ngày 6/2, Điều phối viên John Kirby về Truyền thông Chiến lược (Coordinator for Strategy Communications) thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng (National Security Council, NSC) cho biết, quân nhân Mỹ đã vớt được một số mảnh khinh khí cầu, nhưng do vào thời điểm đó thời tiết xấu khiến vấn đề do thám dưới nước bị hạn chế nhiều. Vài ngày nữa mới có thể xuống đáy nước để tiếp tục quan sát tình hình vùng đáy, đây mới chỉ là bắt đầu.

Về vấn đề Mỹ không có kế hoạch trả lại cho Trung Quốc phần xác của khinh khí cầu, ông Kirby nói: “Tôi biết là không có kế hoạch đó”.

Ngày 7/2, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, phát ngôn viên Mao Ninh đã trả lời về việc Mỹ không có kế hoạch trao trả xác khinh khí cầu gián điệp. Bà Mao Ninh nói rằng khinh khí cầu không thuộc về Mỹ, Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.

Ngày càng quan tâm dùng khinh khí cầu cho quân sự

Reuters có phân tích chỉ ra sự cố khinh khí cầu do thám của Trung Quốc tại Mỹ đã làm gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Vào tháng 4/2022, các nhà nghiên cứu từ viện nghiên cứu “máy bay đặc biệt” của quân đội ĐCSTQ đã xuất bản một bài báo có tiêu đề “Khinh khí cầu gián điệp loại mới bảo vệ bầu trời Israel”. Bài báo cho biết khí cầu tầm cao nên được phát triển và triển khai nhiều hơn nữa để phục vụ cho các nhiệm vụ cụ thể. Theo bài báo, khinh khí cầu tầm cao có thể dẫn dụ và huy động hệ thống phòng không của đối phương, đồng thời cung cấp dữ liệu ứng dụng cho việc thực hiện trinh sát điện tử, cung cấp dữ liệu ứng dụng để đánh giá khả năng phát hiện cảnh báo sớm và phản ứng chiến đấu của hệ thống phòng không.

Bài báo này cùng với một số bài báo khác được xuất bản trong các ấn phẩm quân sự của Trung Quốc, cho thấy quân đội ĐCSTQ ngày càng quan tâm hơn đến việc nghiên cứu sử dụng khinh khí cầu tầm cao trong quá khứ của Mỹ và các nước khác, thể hiện ý định rõ ràng thu hẹp khoảng cách với Mỹ trong lĩnh vực này.

Dù Trung Quốc có thể thông qua các phương tiện khác để thu thập thông tin tình báo về các đối thủ cạnh tranh, chẳng hạn như mạng lưới vệ tinh do thám. Nhưng nội dung của bài báo quân sự Trung Quốc cho thấy chi phí thấp của khinh khí cầu do thám là một trong những lý do khiến quân đội ĐCSTQ sẵn sàng tiếp tục sử dụng những quả khinh khí cầu như vậy cho mục đích quân sự.

Bài báo viết: “Do mối đe dọa ngày càng tăng của hệ thống phòng không trên bộ đối với các lực lượng tấn công trên không, cần sử dụng khinh khí cầu giá rẻ để tạo ra sự can thiệp chủ động và thụ động, ngăn chặn hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm phòng không của đối phương và yểm trợ cho lực lượng không kích hoàn thành nhiệm vụ quân sự. Để thu hẹp khoảng cách với nước ngoài về khinh khí cầu tầm cao và ngăn chặn khả năng Trung Quốc bị tấn công từ loại vũ khí này, quân đội ĐCSTQ nên tích cực nghiên cứu các hoạt động liên quan để nâng cao năng lực tác chiến tấn công của quân đội”.

Bài báo được xuất bản trên tạp chí “Đối kháng điện tử trên biển” (Shipboard Electronic Countermeasure) là tạp chí thuộc sở hữu của Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc (China Shipbuilding Industry Corporation) – tập đoàn vận tải nhà nước. Tạp chí này chủ yếu xuất bản các lý thuyết cơ bản, kết quả nghiên cứu khoa học, thiết kế và ứng dụng kỹ thuật, và tình hình phát triển trong và ngoài nước liên quan đến các biện pháp đối phó điện tử của tàu hải quân; bao gồm các lý thuyết mới và công nghệ mới, thiết bị và phát triển mới trong các lĩnh vực ESM, ECM, ECCM, và hệ thống radar phòng không tầm thấp.

Thông tin dẫn lời một số nhà phân tích an ninh khu vực bình luận rằng khinh khí cầu do thám cũng có thể thu thập dữ liệu tầng khí quyển cao hữu ích cho chương trình tên lửa của quân đội Trung Quốc, hoặc được sử dụng để chụp ảnh độ phân giải cao nhằm bổ sung cho thông tin tình báo thu được qua vệ tinh.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã không lập tức trả lời ngay yêu cầu bình luận.

Tăng cường đầu tư nghiên cứu khinh khí cầu gián điệp

Theo Reuters, kết quả phân tích đấu thầu của chính quyền Bắc Kinh cho thấy, trong 2 năm qua các đơn vị quân đội và cơ quan nghiên cứu khoa học nhà nước Trung Quốc đã mua thiết bị và công nghệ khinh khí cầu tầm cao liên quan. Viện nghiên cứu Đổi mới thông tin Hàng không vũ trụ (The Aerospace Information Research Institute) của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) là một trong những tổ chức quốc gia Trung Quốc quan tâm đến khinh khí cầu tầm cao, thường công bố các bài báo về khinh khí cầu tầm cao trên tài khoản WeChat của Viện.

Trong khi nhiều bài báo tập trung vào khám phá không gian và nghiên cứu về khí động học của khinh khí cầu, những bài khác phân tích thông tin về các ứng dụng quân sự của khinh khí cầu tầm cao, đặc biệt tập trung vào cách các nước chống lại mối đe dọa từ khinh khí cầu tầm cao và vấn đề khinh khí cầu đó được sử dụng cho mục đích tấn công quân sự như thế nào .

Theo hồ sơ đấu thầu của chính quyền Bắc Kinh, tháng 9/2022 Viện Đổi mới Thông tin Hàng không Vũ trụ đã giành được hợp đồng trị giá 3,16 triệu nhân dân tệ (khoảng 470.000 USD) để phát triển “khinh khí cầu tầng bình lưu” cho một tổ chức khác của Viện Khoa học Trung Quốc.

Một tháng sau, Viện nghiên cứu Đổi mới thông tin Hàng không vũ trụ đã công bố thành công chuyến bay thử nghiệm khinh khí cầu. Khinh khí cầu này có thể bay ở độ cao 30 km và mang theo tải trọng 1,2 tấn. Một bài báo khác được đăng trên trang web của Viện Đổi mới Thông tin Hàng không Vũ trụ thuộc Viện Khoa học Trung Quốc cho thấy thí nghiệm “Khinh khí cầu đối lưu” là một phần trong dự án ưu tiên cao của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc nhằm phát triển công nghệ vũ trụ.

Theo thông tin, một trong những nhiệm vụ chính của Viện Đổi mới Thông tin Hàng không Vũ trụ là giúp các dự án nghiên cứu khoa học quốc phòng của ĐCSTQ đạt được những bước đột phá về công nghệ.

Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã không trả lời yêu cầu bình luận.