Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã có nhiều bài phát biểu thể hiện phản ứng của chính quyền Trump trước những thách thức nhiều phía từ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên cho tới nay, bài phát biểu của ông tại Thư viện Bảo tàng Tổng thống Richard Nixon hôm 23/7 là mạnh mẽ nhất – một lời tuyên bố thực sự về một cuộc chiến tranh lạnh mới và lời kêu gọi toàn thế giới chống lại sự cai trị của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bằng cách có thể coi là tạo ra sự thay đổi chế độ ở quốc gia cộng sản này.

Embed from Getty Images

Mặc dù ông không đề cập rõ ràng đến chiến tranh lạnh hay thay đổi chế độ Trung Quốc, nhưng lời lẽ gửi gắm sự thay đổi mạnh mẽ trong việc thiết lập chính sách đối ngoại, Pompeo nói rõ rằng hệ tư tưởng và thế giới quan của ĐCS Trung Quốc không tương thích với một thế giới văn minh hòa bình, và Trung Quốc là mối đe dọa cho “thế kỷ 21 tự do”.

Ông Pompeo cảnh báo: “Nếu thế giới tự do không thay đổi Trung Quốc Cộng sản thì Trung Quốc Cộng sản chắc chắn sẽ thay đổi chúng ta. …Bảo vệ sự tự do của chúng ta khỏi ĐCS Trung Quốc là sứ mệnh thời đại của chúng ta.” 

Ông Pompeo rõ ràng đang lãnh vai trò đứng đầu trong các nỗ lực của chính quyền Trump chống lại sự áp bức ngày càng gia tăng của Bắc Kinh đối với cả người dân Trung Quốc và thế giới phương Tây. Ông mô tả một chiến dịch nhiều mặt mà ông đang dàn xếp thay mặt tổng thống: “[Cố vấn an ninh quốc gia] Robert O’Brien đã nói về ý thức hệ. Giám đốc FBI [Christopher] Wray đã nói về gián điệp. Tổng chưởng lý [William] Barr đã nói về kinh tế.” Trong nỗ lực của toàn chính phủ,  Bộ Ngân Khố, Bộ Thương mại và Bộ Tư pháp cũng đang theo đuổi và truy tố nhiều hành vi vi phạm pháp luật và quy định của Trung Quốc.

Trái với những lời chỉ trích từ một số nguồn thông tin rằng chính quyền Trump đã bỏ bê các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, ông Pompeo đã kể lại các cuộc gặp của ông vào tháng Hai với người Duy Ngô Nhĩ và người dân tộc Kazakhstan trốn khỏi các trại tập trung của Tân Cương; cuộc gặp với các lãnh đạo dân chủ của Hồng Kông và các nhà đấu tranh tự do bất đồng chính kiến; và cuộc gặp với người sốt sót sau cuộc Thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn vào tháng Sáu. Mặc dù không đề cập đến, ông cũng đã có bài phát biểu và tuyên bố công khai kêu gọi sự chú ý đến tất cả những vấn đề nhân quyền này và những vấn đề khác nữa. Ông đã đề cập đến những vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc đang ngày càng lan rộng và trở nên nghiêm trọng – bao gồm cả tội ác khủng khiếp của việc mổ cướp nội tạng – và phơi bày sự giả tạo của ĐCSTQ với người dân Trung Quốc.

Lời nói dối lớn nhất của họ là họ đang đại diện cho 1,4 tỷ người, những người đang bị giám sát, áp bức và sợ hãi không dám nói thật. Ngược lại, ĐCSTQ sợ hãi tiếng nói chân thật của người dân Trung Quốc hơn bất cứ kẻ thù nào, và sợ đánh mất quyền lực tuyệt đối.  Trong quá nhiều thập kỷ, các nhà lãnh đạo của ta đã phớt lờ, coi nhẹ những lời của các nhân vật bất đồng chính kiến dũng cảm từ Trung Quốc, họ đã cảnh báo cho chúng ta về bản chất của chế độ mà nay ta phải đối mặt. Và chúng ta không thể phớt lờ thêm nữa.”

Ông Pompeo đã đưa ra một ví dụ chuẩn xác nhất về sự xảo trá của Bắc Kinh: “Chỉ cần nghĩ rằng thế giới sẽ tốt hơn bao nhiêu – không kể đến những người dân sống ở Trung Quốc – nếu chúng ta có thể nghe thông tin từ các bác sĩ ở Vũ Hán và họ được phép gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự bùng phát của một loại virus mới.”

Ông đề nghị rằng cần phải có một nỗ lực, cả ở trong Trung Quốc và từ thế giới bên ngoài, để giải quyết vấn đề mà ĐCSTQ đưa đến cho dân chúng Trung Quốc và thế giới: “Thay đổi hành vi của ĐCSTQ không chỉ là sứ mệnh của riêng người dân Trung Quốc. Các quốc gia tự do phải làm việc để bảo vệ tự do.” 

Ông không đề xuất có một sự liên kết trực tiếp giữa trong và ngoài Trung Quốc để chống lại đối thủ chung là ĐCSTQ, chẳng hạn như sự hỗ trợ từ bên ngoài dành cho các nhà bất đồng chính kiến ​​trong Liên Xô và Đông Âu. Nhưng, nếu cách tiếp cận rời rạc không thành công thì tương lai có thể có cách giải quyết khác. 

Ngay cả đối với những người nằm ngoài sự kiểm soát trực tiếp của Trung Quốc, ông Pompeo thừa nhận rằng “bảo vệ tự do không phải là điều ​dễ dàng.” Theo ông, trở ngại lớn nhất chính là sự thu hút lợi nhuận của Trung Quốc – nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khó khăn đang gặp phải – sẽ ngăn cản các quốc gia tự do thực hiện trách nhiệm của họ. “Đồng minh NATO của chúng tôi đã không đứng lên theo cách mà họ cần làm về vấn đề Hồng Kông, vì họ sợ Bắc Kinh sẽ giới hạn sự tiếp cận của họ vào thị trường Trung Quốc. Kiểu hèn nhát này sẽ dẫn đến thất bại lịch sử, và chúng ta không thể lặp lại điều này.”

Thực tế, ngay bên dưới câu chuyện chính của Nhật báo Phố Wall về bài phát biểu của ông Pompeo là bài báo về một Hồng Kông vẫn tồn tại như một trung tâm tài chính, cho thấy rằng Trung Quốc đang thắng cược vào việc đàn áp tự do, dân chủ của Hồng Kông bởi các chế tài của Phương Tây sẽ không đủ mạnh. 

Ông Pompeo đã đưa ra một lời kêu gọi rõ ràng với phương Tây để đưa ra lập trường đạo đức chống lại cái ác của chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc: “Tổng bí thư Tập không được định sẵn là người sẽ thống trị cả trong và ngoài Trung Quốc mãi mãi, trừ khi chúng ta cho phép điều đó.” 

Những lời của ông thậm chí có thể còn được nhiều người dân Trung Quốc và một vài phần tử trong chế độ ủng hộ. Sau bài phát biểu lịch sử này, ông Tập và các bộ sậu nên xem xét lại “sự khôn ngoan” của con đường hiếu chiến mà họ đang theo đuổi.

Ngọc Chi (Theo The Hill)

Xem thêm: