Chính quyền Bắc Triều Tiên lâu nay vẫn luôn là tâm điểm chú ý của thế giới. Mấy năm gần đây, ngoài việc quốc tế lên tiếng chỉ trích Bắc Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa, họ cũng biểu thị sự kinh hãi đối với cách làm bóc lột sức lao động người dân một cách tàn nhẫn của chính quyền nhà họ Kim.

7918078 0
Chi phí sinh hoạt hàng ngày của người Triều Tiên chưa đến 1,25 Đô la Mỹ, thuộc diện cực nghèo.

“Tàu ma”, “Lao động nô dịch Bắc Triều Tiên”, “Vận động thiên lý mã” là những hiện tượng phản ánh cuộc sống bi thảm của người dân Bắc Triều Tiên, nó cũng cho thấy rõ sự tàn bạo của chế độ Kim Jong-un. Có kênh truyền thông Đài Loan chỉ trích, gia tộc nhà họ Kim, lấy “thực lực quốc gia” để phát triển sức mạnh quân sự, toàn là dựa vào bóc lột sức lao động của người dân, để người dân phải chịu đói khổ. Đằng sau những vụ phóng tên lửa là mồ hôi và nước mắt không kể siết của người dân Bắc Triều Tiên.

Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nói trên Twitter rằng: “Kim Jong-un của Bắc Triều Tiên, không màng đến khó khăn của người dân, lạm sát vô cớ, hiển nhiên là một kẻ điên cuồng. Ông ta sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt chưa từng có!”

Rất nhiều người có lẽ từng hỏi, vì sao những lao động được Bắc Triều Tiên phái ra nước ngoài không nhân cơ hội này mà chạy trốn, thoát khỏi sự thống trị vô nhân tính của chính quyền nhà họ Kim? Bài viết này sẽ tiết lộ thủ đoạn kiểm soát lao động nô lệ Bắc Triều Tiên của ông Kim Jong-un.

Số lượng “Con tàu ma” đến từ Bắc Triều Tiên đã đạt mức kỷ lục

efea9704e22bc73a59131499bc902856
Từ đầu năm đến 20/12, ít nhất có 96 con tàu ma của Bắc Triều Tiên trôi dạt trên biển, con số này đã vượt xa so với các năm trước. Trên tàu hoặc khu vực xung quanh bờ biển đã phát hiện có ít nhất 27 thi thể nghi là người Triều Tiên, 42 người may mắn sống sót (Ảnh cắt từ video)

Gần đây, thường xuyên có tàu cá của Bắc Triều Tiên trôi dạt vào bờ biển Nhật Bản khiến dư luận quan tâm. Những con tàu này đa số đều là tàu ma, trên tàu hoặc là không có thuyền viên, hoặc là chở thi thể thuyền viên hoặc những bộ xương khô. Chúng thường trôi dạt trong trong những tháng mùa thu hoặc mùa đông, nhìn có vẻ là sắp hỏng, kết cấu đơn giản, không được trang bị máy móc và hệ thống dẫn đường hiện đại, lại thêm thời tiết khắc nghiệt trong mùa đông, khiến cho những thuyền viên trên tàu càng dễ gặp nguy hiểm hơn.

Trên những con tàu được phát hiện trên bờ biển Nhật Bản trong vài tháng qua, cũng có một vài thuyền viên Bắc Triều Tiên sống sót. Những vật phẩm được lưu lại trên tàu hay lời khai từ những thuyền viên sống sót, đều chứng minh những con tàu ma này đều đến từ Bắc Triều Tiên.

Theo CNN, căn cứ vào ghi chép của đội cảnh vệ bờ biển Nhật Bản, đến ngày 20/12, có ít nhất 96 con tàu ma từ Bắc Triều Tiên trôi dạt đến bờ biển của Nhật Bản, con số này vượt qua số lượng trung bình nhiều năm trước. Trên tàu hoặc xung quanh khu vực bờ biển phát hiện 27 thi thể nghi là người Bắc Triều Tiên, có 42 người may mắn sống sót.

Trên con tàu trôi dạt đến vùng biển Nhật Bản ngày 28/11, có một tấm biển hình vuông, trên tấm biển này có chữ Triều Tiên viết “Bộ đội quân sự số 854 – Quân đội Nhân dân Triều Tiên”. BBC cho biết, điều này chứng minh con tàu này thuộc sở hữu của quân đội Bắc Triều Tiên. Quân đội Bắc Triều Tiên cũng tham sự sâu vào nghề đánh bắt cá của Bắc triều Tiên.

Phát hiện này đã làm bầu không khí trở nên căng thẳng. Người Nhật Bản lo lắng rằng những người Bắc Triều Tiên này liệu có phải là gián điệp. Nhưng theo New York Times, Cục di dân Nhật Bản đã xác định những người này không phải là gián điệp. Có nhiều dấu hiệu cho thấy, những ngư dân này do bị áp lực của ông Kim Jong-un nên mới mạo hiểm đến khu vực nguy hiểm đánh bắt cá.

New York Times cho biết, theo phim tuyên truyền mà Bắc Triều Tiên công bố, ông Kim Jong-un đang đẩy mạnh phát triển ngành đánh bắt cá. Trong đoạn video từng được đài truyền hình Nihon TV của Nhật Bản phát sóng, chính quyền Bắc Triều Tiên cho biết, cần tăng lực lượng đánh bắt trong nước lên gấp đôi trong năm nay.

Ngoài ra, theo The Guardian (Anh), phía cảnh sát Nhật Bản còn cho biết, tháng 11 có 28 con tàu ma Bắc Triều Tiên trôi dạt vào bờ biển Nhật Bản, nhiều hơn 4 chiếc so với cùng thời điểm năm ngoái. Số lượng tăng vọt trong tháng 11 cho thấy, ngư dân Bắc Triều Tiên và binh lính đánh bắt cá đang phải đối mặt với những nguy hiểm rất lớn. Do những yêu cầu của ông Kim Jong-un, họ phải bắt được nhiều cá hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của quân đội cũng như xuất khẩu ra nước ngoài.

CNN cho biết, theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc, nửa đầu năm 2017, lượng hải sản mà Bắc Triều Tiên xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 88% so với cùng kỳ năm 2016.

Giáo sư Hazel Smith thuộc Viện nghiên cứu Á – Âu của Đại học Luân Đôn (SOAS) từng cư trú tại Bắc Triều Tiên từ năm 1998 đến năm 2001. Bà chia sẻ với Business Insider, giữa Bắc Triều Tiên và doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc có mối quan hệ giao dịch, trong đó có cả nghề đánh bắt cá. Bà nói: “Rất nhiều hợp đồng là hợp đồng nói miệng”, tức là rất khó để có thể phát hiện ra được chứng cứ về giao dịch giữa họ.

Ngày 7/11, ông Kim Jong-un đăng lời hiệu triệu trên tờ báo Rodong Sinmun: “Tàu cá là chiến hạm bảo vệ tổ quốc và nhân dân, cá cũng giống bom và thuốc nổ được trang bị cho quân đội và người dân.” Ông Kim kêu gọi ngư dân tham gia cái gọi là “chiến dịch quan trọng” với mức hạn ngạch đánh bắt hàng năm trong mùa đông.

Để hoàn thành mức hạn ngạch mà ông Kim Jong-un quy định, ngư dân và binh lính chỉ còn cách sử dụng những con tàu nhỏ được trang bị thô sơ để để đến khu đặc quyền kinh tế cách Nhật Bản 200 hải lý để đánh bắt cá. Bắc Triều Tiên cách Nhật Bản chỉ hơn 1000 hải lý, khi họ gặp vấn đề về máy móc hoặc hết dầu, chỉ còn cách để cho tàu trôi dạt, khi gặp dòng chảy mạnh và gió Tây Nam, họ sẽ bị thổi trôi đến bờ biển Nhật Bản.

Dư luận cũng chú ý, một mặt ông Kim Jong-un yêu cầu tăng lượng cá đánh bắt (Một nghiên cứu viên của Viện phát triển thủy sản hải dương Hàn Quốc (The Korea Maritime Institute) tên là Yoon In-ju nói: “Từ khi ông Kim Jong-un làm lãnh đạo Bắc Triều Tiên, các bản tin liên quan đến ngành đánh bắt cá trên kênh truyền thông của nhà nước Bắc Triều Tiên ngày càng nhiều”). Một mặt khác, Kim Jong-un vì để đảm bảo lượng tiền mà mình nắm giữ, nên năm ngoái (2016) đã đem một phần lãnh hải thuộc chủ quyền đánh bắt cá bán cho chính quyền Trung Quốc, từ đó làm tăng thêm khó khăn cho người dân Bắc Triều Tiên trong việc đánh bắt cá. BBC đưa tin cho biết, diện tích đánh bắt cá của ngư dân địa phương cũng vì thế mà thu hẹp lại, khiến cho nguồn tài nguyên cá trong khu vực biển lân cận bị cạn kiệt, do đó mà họ không thể không mạo hiểm đi xa hơn để tìm các nguồn cá.

Đài Á châu Tự do (RFA) hôm 11/8/2016 dẫn nguồn tin từ chính phủ Hàn Quốc cho biết, Bắc Triều Tiên đã bán khu vực đánh bắt cá thuộc đặc quyền kinh tế trên mặt nước ở hai phía đông tây cho chính quyền Trung Quốc với giá 75 triệu đô la Mỹ, trong đó có cả khu vực mặt nước gần giới tuyến phía bắc giáp bờ biển của Hàn Quốc.

Chuyên gia hàng hải suy đoán, đối với mỗi con tàu nhỏ của Bắc Triều Tiên trôi dạt vào bờ biển Nhật Bản mà nói, ngoài việc phát hiện những người may mắn sống sót và thi thể, có thể đã có nhiều người Bắc Triều Tiên đã mất tích trên biển. Do đó, số ngư dân Bắc Triều Tiên tử vong trên biển có thể còn lớn hơn nữa.

Jeffrey Kingston – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á thuộc Đại học Temple (Nhật Bản) nói với Business Insider, những con tàu ma này là “áp kế” phản ánh thực trạng cuộc sống của người dân Bắc Triều Tiên – “khắc nghiệt và tuyệt vọng”.

Theo The Washington Post đưa tin, khoảng thời gian trước đó, khi Hàn Quốc tiến hành điều trị cho một binh lính Bắc Triều Tiên đã phát hiện có rất nhiều ký sinh trùng trong cơ thể của binh lính này, điều này cũng cho thấy, Bắc Triều Tiên đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe trên diện rộng.

Cuộc sống bi thảm của “lao động nô dịch Bắc Triều Tiên” 

Kim Jong-un thông qua xuất khẩu lao động ra nước ngoài để thu về ngoại hối, việc này đối với dư luận mà nói đã không có gì là bí mật nữa.

New York Times từng tiết lộ cuộc sống nô dịch của lao động Bắc Triều Tiên ở Nga. Trong những lao động Bắc Triều Tiên bị bóc lột, có người bị đưa đến Thành phố cảng Vladivostok làm thợ sơn. Một chủ lao động người Nga nói: “Họ không có ngày nghỉ. Ngoài việc ăn cơm, làm việc và ngủ, thì không làm việc gì khác. Họ cũng không được ngủ nhiều, về cơ bản họ đều ở trong trạng thái giống như nô lệ”.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, theo báo cáo đáng tin cậy, những người Bắc Triều Tiên làm việc tại Nga đang phải sống cuộc sống như nô lệ. Một người Bắc Triều Tiên tử vong trong khi đang xây dựng công trình sân bóng đá; hồi tháng 6, có 2 người Bắc Triều Tiên được phát hiện đã tử vong trong một căn hộ cũ nát ở Moscow.

Không có cuộc sống riêng tư, không có tự do, là những gì được dư luận miêu tả về lao động Bắc Triều Tiên làm việc tại Trung Quốc, những lao động này được coi là “nô lệ hiện đại”, họ bị cấm làm việc một mình, không được liên hệ với bên ngoài, so với lao động Trung Quốc, những người chủ thuê họ có lợi hơn nhiều, ngoài việc tiền lương trả cho họ thấp, họ cũng không thường xuyên nghỉ ốm, càng không chống lại cấp trên.

Giám đốc chương trình chính sách Mỹ – Hàn thuộc Ủy ban Quan hệ đối ngoại Mỹ Scott Synder nói: “Chính quyền Bắc Triều Tiên tiếp tục khống chế nghiêm ngặt lợi ích của công nhân nước mình, trong một số tình huống, thậm chí có thể sẽ nắm giữ 90% tiền lương của lao động.”

Reuters dẫn nguồn tin của Liên minh châu Âu về vấn đề nhân quyền Bắc Triều Tiên (European Alliance for Human Rights in North Korea) cho biết, những lao động Bắc Triều Tiên có mối liên hệ với quốc gia, mỗi ngày phải làm việc từ 10 đến 12 tiếng, mỗi tuần phải làm việc 6 ngày. Họ làm việc không màng đến sống chết, 90% thu nhập của họ đều sẽ phải đưa về Bắc Triều Tiên.

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc năm 2015, mỗi năm lao động Bắc Triều Tiên kiếm được khoảng 120 triệu đến 230 triệu đô la Mỹ cho ông Kim Jong-un. Liên Hợp Quốc cho biết, tiền lương của những lao động này được chính quyền Bình Nhưỡng dùng cho kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa. Để cắt đứt nguồn tiền này, trong nghị quyết mới về trừng phạt Bắc Triều Tiên, Liên Hợp Quốc đã cấm các nước tiếp tục ký hợp đồng với lao động Bắc Triều Tiên.

Kim Jong-un khống chế lao động nô dịch Bắc Triều Tiên: Con tin và tẩy não

Để tránh vấn đề lao động Bắc Triều Tiên được đưa ra nước ngoài nhưng lại bỏ trốn, trước tiên, chính quyền Triều Tiên sẽ thẩm tra nghiêm ngặt khả năng rủi ro rằng những người này có thể bỏ trốn. Chỉ những người nào đã kết hôn, sinh con mới được ra nước ngoài làm việc, người nhà của những lao động này trở thành con tin ở trong nước để giữ chân họ không bỏ trốn ở nước ngoài.

Khu vực Đan Đông ở Trung Quốc có rất nhiều người Bắc Triều Tiên làm trong ngành dệt may, một nữ thương nhân người Bắc Triều Tiên tiết lộ sự thực rằng chính quyền Kim Jong-un yêu cầu tẩy não những lao động này. Nữ thương nhân này nói với Reuters, “thuê lao động Bắc Triều Tiên rất phức tạp, cần có sự phối hợp một cách chính xác. Không gian sinh hoạt của họ cần phải được ngăn cách với thế giới bên ngoài, cần phải có một phòng học để họ lên lớp hàng ngày. Họ có bác sĩ, y tá, đầu bếp riêng, đồng thời cũng có giáo viên mỗi ngày dạy họ về ý thức tư tưởng Triều Tiên”.

Giới quan sát chỉ ra, chính quyền Bắc Triều Tiên đã xây dựng một loại hình thái ý thức phù hợp với thể hệ thống trị của họ, thông qua biện pháp giáo dục không ngừng, khiến những gì được dạy trở thành quan niệm vững chắc về xã hội Bắc Triều Tiên, khiến việc nô dịch khó có thể chấp nhận dược trong mắt người ngoài biến thành những điều hợp lẽ trong lòng người dân Bắc Triều Tiên. Như thế, những lao động Bắc Triều Tiên sẽ không cảm thấy mình đang bị nô dịch.

Vào giữa tháng 12/2016, cựu công sứ Bắc Triều Tiên trú tại Anh chạy trốn đến Hàn Quốc đã tiết lộ trong một cuộc họp báo rằng, “những nơi làm việc công ở nước ngoài, tất cả nhân viên đều tập trung sinh hoạt tại một căn hộ, sau khi kết thúc công việc, họ không có bất cứ thời gian tự do nào. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, không những phải làm báo cáo, vì để giám sát nhau, bắt buộc lập thành một nhóm hai người cùng hành động”.

Kim Jong-un phát động “cuộc vận động Thiên lý mã”, tái diễn lại Đại Nhảy vọt của Trung Quốc

Ngày 6/9/2017, Đài truyền hình SET News (Đài Loan) đưa tin, Bắc Triều Tiên không ngừng tạo hình tượng “nước giàu binh mạnh” cho thế giới thấy, nhưng thực tế, cuộc sống của người dân Bắc Triều Tiên lại khổ không nói lên lời.

Năm 2016, chính quyền Kim Jong-un phát động cuộc vận động Thiên lý mã, yêu cầu người dân chiến đấu làm việc 200 ngày, từ tháng 6 đến tháng 12 không được nghỉ ngày nào. Vì để đẩy mạnh kế hoạch vũ khí quân sự, thậm chí còn mô phỏng theo cách làm Đại Nhảy vọt của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, yêu cầu người dân quyên góp đũa sắt, bát sắt để làm nguyên liệu pháo đạn.

Bản tin của SET News nói, để nâng cao sản lượng thép đủ để sản xuất pháo đạn, mỗi người dân bị yêu cầu mỗi tháng phải nộp 40 kg sắt phế liệu, thậm chí thìa sắt, bát sắt để cho trẻ nhỏ ăn cũng phải đem đi nộp.

Giám đốc một tổ chức cứu trợ nhân đạo nói: “Sau khi tôi đến nơi này, nhìn thấy 3 bé trai ngồi trên sàn bê tông, đó có lẽ là tình cảnh thê thảm nhất mà tôi từng nhìn thấy.” Phần lớn những trẻ nhỏ ở Bắc Triều Tiên đều thiếu dinh dưỡng, nếu có được sự giúp đỡ thì coi là chúng may mắn, còn lại phần lớn là ở chợ nhặt nhạnh từng mẩu thức ăn vụn rơi trên mặt đất.

Trí Đạt

Xem thêm: