Ngày 29/1, Nhà Trắng đã lên tiếng làm dịu đi những lo lắng về lệnh hạn chế người tị nạn của tân tổng thống Donald Trump, trong bối cảnh biểu tình và phản đối lan rộng.

Cố vấn tổng thống - Kellyanne Conway, ảnh chụp ngày 22/1/2017 (ảnh: Mark Wilson/Getty Images)
Cố vấn tổng thống – Kellyanne Conway, ảnh chụp ngày 22/1/2017 (ảnh: Mark Wilson/Getty Images)

Một vài thành viên Đảng Cộng hòa trong Quốc hội đã kêu gọi ông Trump hãy tiến bước thận trọng, cần xét đến những chống đối viện đến luật pháp, còn lại đa số thành viên Đảng Cộng hòa trong Quốc hội vẫn ủng hộ tân tổng thống.

Trong nhiều cuộc phỏng vấn vào ngày chủ nhật 29/1, những trợ lý của ông Trump nhấn mạnh rằng bộ phận bị ảnh hưởng chỉ là một phần nhỏ du khách – ít hơn 1% – tạm thời không cho phép công dân của 7 quốc gia lớn theo đạo Hồi nhập cảnh vào Mỹ. Những người đã có thẻ xanh sẽ không bị cấm nhập cảnh.

“Tôi không thể tưởng tượng rằng có quá nhiều người ngoài đó nghĩ rằng việc hỏi thêm vài câu hỏi những người đến và đi từ Libya và Yemen trước khi để họ tự do trên đất Mỹ là không hợp lý,” Chánh văn phòng Reince Priebus nhấn mạnh. “Và chỉ thế mà thôi.”

Chánh văn phòng Reince Priebus (ảnh: Mark Wilson/Getty Images)
Chánh văn phòng Reince Priebus (ảnh: Mark Wilson/Getty Images)

Vào trưa chủ nhật, một công dân vĩnh viễn hợp pháp đã bị từ chối nhập cảnh do lệnh hạn chế này, theo một quan chức thi hành luật liên bang ẩn danh.

Theo cố vấn Nhà Trắng Kellyanne Conway, những thay đổi này là “cái giá nhỏ bé” để giữ cho quốc gia an toàn.

Bà cũng phát biểu Fox News rằng danh sách 7 quốc gia bị hạn chế đã có từ thời chính quyền ông Obama.

Lệnh hạn chế dừng việc nhận người tị nạn trong 120 ngày và dừng vô thời hạn việc xét hồ sơ cho người tị nạn Syria. Tuy nhiên, lệnh này không ảnh hưởng tới những kẻ cực đoan hiện đang sống ở Mỹ, mà đây mới là mối lo ngại thật sự của những quan chức an ninh. Trong danh sách của Trump không bao gồm Ả Rập Saudi, nơi xuất thân của những kẻ không tặc trong vụ tấn công 11/9.

Ông Priebus còn cho biết danh sách các quốc gia hạn chế tị nạn có thể tăng lên.

Lệnh mới này đã gây ra chỉ trích và lên án từ Đảng Dân chủ và một vài thành viên Đảng Cộng hòa. Nhiều người buộc tội chính quyền đã quá nóng vội thi hành thay đổi và gây ra hoảng loạn tại các sân bay Mỹ.

“Các vị đưa ra đề án xét duyệt tị nạn cực đoan mà thiếu sự xét duyệt kĩ lưỡng đáng lẽ phải có,” nghị sĩ Rob Portman của Ohio nói, kêu gọi tổng thống hãy “chậm lại” và làm việc với các nhà làm luật để tìm giải pháp tốt nhất thắt chặt việc sàng lọc người nước ngoài đến Mỹ.

Ngày 28/1, một thẩm phán liên bang ở New York đã ra lệnh khẩn cấp, tạm thời cấm việc trục xuất người từ 7 nước Hồi giáo chịu tác động của lệnh cấm nhập cảnh 90 ngày của Trump. Thẩm phán này nói rằng khoảng 200 du khách đã bị giữ lại có những lý lẽ đanh thép rằng quyền lợi hợp pháp của họ đã bị xâm phạm.

Lệnh khẩn cấp này cấm nhân viên an ninh trục xuất những người đã đến Mỹ và có visa hợp lệ – từ Iraq, Syria, Iran, Sudan, Libya, Somalia và Yemen. Nó cũng bao gồm những người có hồ sơ tị nạn đã được phê chuẩn.

Tuy nhiên, ngày 29/1, Bộ an ninh nội địa nói rằng phán quyết của tòa sẽ không ảnh hưởng tới hiệu lực của việc thi hành tổng thể lệnh của Nhà Trắng.

“Lệnh của tổng thống Trump vẫn có hiệu lực – những hành khách bị cấm vẫn bị cấm, và chính quyền Mỹ giữ quyền thu lại visa bất cứ lúc nào cần thiết vì an ninh quốc gia và an toàn của người dân,” bộ này tuyên bố trong một thông cáo.

Tuy nhiên, lệnh cấm cũng có ngoại lệ: “Bộ trưởng ngoại giao và Bộ an ninh nội địa có thể tùy theo trường hợp cụ thể, vì lợi ích quốc gia mà cấp visa hay lợi ích nhập cư khác cho những người có visa hay lợi ích bị cấm.” Nói cách khác, Bộ trưởng ngoại giao có thể cho phép những người như phiên dịch viên hay những đồng minh đáng tin cậy vào nước Mỹ trong khoảng thời gian 90 ngày hạn chế nhập cảnh.

Theo AP, ET, National Review
Phong Trần

Xem thêm: