Bên cạnh cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ đang ngày càng căng thẳng, chính phủ Mỹ đăng đưa ra cảnh báo đối với các công ty Mỹ: cần cân nhắc kỹ khi làm ăn với công Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ).

Embed from Getty Images

 Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett (Ảnh: Getty Images)

Theo trang tin Yahoo hôm 6/10 đưa tin, Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett cho biết: “Nếu tôi quản lý một công ty, về cơ bản tôi sẽ dự tính rời xa Trung Quốc. Những hành vi không đúng đắn của họ (ĐCSTQ) là rất tệ hại.”

“Đây là nguyên nhân mà Tổng thống Trump lựa chọn lập trường cứng rắn đối với họ. Nếu họ muốn trở thành mộ bộ phận của kinh tế thế giới hiện đại này, thì cần phải thay đổi hành vi của họ.” ông Kevin Hassett nói.

Trong thời gian xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, phía Mỹ vẫn luôn chỉ trích ĐCSTQ sử dụng hàng loạt các chính sách không phù hợp với tự do thương mại và công bằng thương mại, trong đó có thuế quan, tỉ lệ phân phối sản phẩm, thao túng tỉ giá, cưỡng chế chuyển giao công nghệ, đánh cắp sở hữu trí tuệ, v.v. 

Chính phủ Mỹ ủng hộ giảm thiểu doanh nghiệp dựa vào chuỗi cung ứng từ nước ngoài

Ông Kevin Hassett dẫn lại thông tin tên tờ Bloomberg Businessweek. Ông nói, bản tin của Bloomberg cho biết, cơ quan quân đội Trung Quốc đã cấy một loại chip và dùng nó để tấn công công phần cứng trong chuỗi cung ứng, để thâm nhập vào các sản phẩn của các công ty công nghệ hàng đầu tại Mỹ như Amazon, Apple. Hai công ty này đã phủ nhận nội dung báo cáo của Bloomberg. Tuy nhiên, bản tin cũng đã khiến cho nhiều người lo lắng cho các nhà sản xuất điện tử ở Trung Quốc. Tuần trước thông tin này đã khiến cho giá cổ phiếu của Lenovo và ZTE tại thị trường Hồng Kông giảm mạnh 15% và 10%.

Chính phủ ông Trump cũng có những kêu gọi ăn khớp với phát biểu của ông Kevin Hassett. Hôm 5/10, trong bài phát biểu liên quan đến chính sách của ĐCSTQ, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence chỉ trích Bắc Kinh “chỉ thị các cơ cấu quan liêu và doanh nghiệp đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ”.

Ông còn kêu gọi Google chấm dứt việc phát triển một công cụ tìm kiếm chịu kiểm duyệt của ĐCSTQ cho thị trường Trung Quốc. Phó Tổng thống Mike Pence phát biểu tại Viện Hudson cho biết, Google cần lập tức dùng việc phát triển ứng dụng Dragonfly (chuồn chuồn) giúp ĐCSTQ tăng cường kiểm duyệt và xâm phạm đời tư của người dùng Trung Quốc.

>>“Kế hoạch chuồn chuồn” trở lại Trung Quốc của Google

Từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước, các công ty Mỹ vẫn luôn hoạt động sôi nổi trong nền kinh tế Trung Quốc, số vốn đầu tư lên đến hàng trăm tỷ Đô la Mỹ. Tổng thống Trump cho biết, “nước Mỹ đã kiến tạo lại Trung Quốc”.

Hiện tại, trong bối cảnh tranh chấp thương mại Mỹ – Trung, các doanh nghiệp Mỹ đối mặt với cục diện phức tạp hơn. Các công ty Mỹ đang kinh doanh tại Trung Quốc đã cảm nhận được áp lực từ chiến tranh thương mại.

Ngày 8/9, ông Trump kêu gọi Apple sản xuất sản phẩm của mình tại Mỹ. Ông chia sẻ trên Twiiter rằng: “Xây dựng nhà máy tại Mỹ, có thể giúp Apple tránh được giá cả sản phẩm tăng cao”.

Mỹ sẽ mở lại mới một chuỗi cung ứng công nghệ cho toàn thế giới

Ngày 1/10, tại buổi họp báo liên quan đến Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ, ông Trump cho biết, Mỹ sẽ “mở mới một chuỗi cung ứng công nghệ tới toàn thế giới”.

Cựu chiến lược gia Nhà Trắng Bannon cho biết, từ lúc bắt đầu, ông Trump đã có kế hoạch rút đầu tư khỏi Trung Quốc, đồng thời xây dựng lại chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bài viết trên RealClearPolitics.com cũng cho biết, trên thực tế, hành động củng cố quan hệ Bắc Mỹ của ông Trump, sẽ điều chỉnh lại mới chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời chuyển dịch sự tăng trưởng và phồn vinh trong tương lai từ châu Á sang châu Mỹ.

Embed from Getty Images

Hành động củng cố quan hệ Bắc Mỹ của ông Trump, sẽ điều chỉnh lại mới chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời chuyển dịch sự tăng trưởng và phồn vinh trong tương lai từ châu Á sang châu Mỹ (Ảnh: Getty Images)

Theo The Wall Street Journal đưa tin, Josh Kallmer – Phó chủ tịch điều hành chính sách tại Hội đồng Công nghiệp Công nghệ thông tin Mỹ cho biết, Hiệp định Mỹ – Canada – Mexico mới sẽ thu hút các công ty công nghệ, thỏa thuận cũng sẽ là một dạng khích lệ khi các điều khoản có các con số được nới rộng.

“Điều này có thể đẩy nhanh cách nghĩ của các công ty công nghệ, có thể họ sẽ đem chuỗi sản xuất một số linh kiện nhỏ chuyển dịch đến Mexico”, ông nói.

Dan Ives – Giám đốc điều hành nghiên cứu Chứng khoán của Wedbush Securities cho biết, mặc dù giá thành của ngành sản xuất Trung Quốc thấp hơn của Mỹ rất nhiều, khiến các công ty Mỹ phải tự mình xử lý rủi ro gián điệp, tuy nhiên, cùng với việc rủi ro rò rỉ thông tin ngày càng gia tăng, hành vi sản xuất của các doanh nghiệp Mỹ cuối cùng có thể sẽ có thay đổi.

Ông cho biết, toàn bộ chuỗi sản xuất công nghệ đều xây dựng bởi giá thành thấp, mặc dù trong thời gian ngắn chuỗi sản xuất không thể nào thay đổi ngay được, nhưng xét về lâu dài, dưới sự nỗ lực của cộng đồng Mỹ, sẽ thấy được ngày càng nhiều các doanh nghiệp chế tạo quay lại sản xuất tại Mỹ.

Thanh Vân

Xem thêm: