Chính phủ Hồng Kông công bố dự luật sửa đổi “Điều luật đào phạm”, nếu được thông qua, chính phủ Hồng Kông sẽ giao “tội phạm bỏ trốn” đang ở Hồng Kông về cho Trung Quốc Đại lục xét xử. Khoảng 10 nghìn người Hồng Kông đã xuống đường biểu tình hôm 31/3 để phản đối thông qua điều luật này, lên án chính phủ Hồng Kông trả người về một đất nước không có chút quan niệm về pháp trị như Trung Quốc, việc này tước đoạt đi quyền lực của tòa án Hồng Kông.

Embed from Getty Images

Người dân Hồng Kông kháng nghị trước trụ sở của chính phủ Hồng Kông về việc sửa đổi “Luật đào phạm” mở rộng cánh cửa giao người cho Trung Quốc Đại lục (Ảnh từ Getty Images)

Vượt qua thỏa thuận dẫn độ để đưa người về Trung Quốc “xét xử”

Chính phủ Hồng Kông mượn vụ án mạng ở Đài Bắc hồi năm ngoái để đề xuất sửa đổi luật liên quan đến dẫn độ tội phạm bỏ trốn. Trước đó, chính phủ Hồng Kông tuyên bố sẽ hoàn thành sửa đổi vào tháng 7, đến lúc đó chính phủ sẽ có quyền xử lý việc dẫn độ “tội phạm đào thoát” về nước hoặc khu vực không ký kết thỏa thuận dẫn độ với Hồng Kông, trong đó có cả khu vực bên ngoài Hồng Kông như Trung Quốc. Không những có cả Đài Loan, mà còn mở cánh cửa lớn để đưa tội phạm đào thoát trở về Trung Quốc. Về việc này, Liên minh châu Âu, Mỹ, Anh Quốc, Đài Loan đã liên tiếp biểu đạt thái độ “quan tâm cao độ”, Phòng Thương mại Mỹ tại Hồng Kông và nhiều nhân sĩ thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác đều liên tiếp gửi thư đến chính phủ Hồng Kông để bày tỏ sự lo lắng.

Tuy nhiên, sau khi chính phủ Hồng Kông kết thúc trưng cầu ý kiến trong thời gian ngắn ngủi 20 ngày, liền tuyên bố sẽ chỉnh sửa và đệ trình lên Hội đồng lập pháp xem xét trước.
Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền Hồng Kông hôm 31/3 đã tổ chức cuộc diễu hành, phản đổi việc chỉnh sửa điều lệ này, khoảng 10 nghìn người dân Hồng Kông đã tham gia hưởng ứng.

Người dân Hồng Kông kháng nghị trước trụ sở chính phủ về việc sửa đổi “Luật đào phạm”

Chủ tịch đảng Dân chủ Thống nhất Hồng Kông Lý Trụ Minh (Martin Lee) chia sẻ, dự luật này nếu được thông qua, “sẽ còn tệ hơn cả điều 23 (trong Bộ luật cơ bản của Hồng Kông)”, “Đại lục không có nền pháp trị, họ thích làm gì thì làm nấy, anh không phạm tội thì họ có thể nói thành anh phạm tội, sau đó sẽ tìm người làm giả các tài liệu để cho thấy có ‘chứng cứ’, đến lúc đó thì công tố viên Hồng Kông cũng không có cách nào cứu anh, anh sẽ bị đưa đến Đại lục.”

Ông kêu gọi người Hồng Kông cần phản đối mạnh mẽ, “luật như thế này nhất định không thể thông qua, một khi thông qua, ngay cả người nước ngoài ở Hồng Kông ‘có vấn đề’, cũng sẽ bị lôi đến Đại lục, do đó không chỉ là người Hồng Kông, mỗi người nước ngoài ở Hồng Kông đều sẽ có thể bị nguy hiểm, Hồng Kông cũng sẽ không còn là thành phố quốc tế nữa.”

Tham gia đoàn diễu hành còn có ông Lưu Mộng Hùng (Lew Mon-hung) – thương nhân, cựu Ủy viên Ủy ban Hiệp thương chính trị nhân dân toàn quốc Trung Quốc. Ông giơ cao biểu ngữ “giữ nguyên một nước hai chế độ”, đồng thời chia sẻ với phóng viên, “chính phủ Trung Quốc có thể ‘bóp méo pháp luật’ chiểu theo tất cả ‘nhu cầu chính trị’ của họ”. Trước đó ông cũng lên án chính phủ Hồng Kông quyết định thả cựu Trưởng Đặc khu hành chính Lương Chấn Anh – người có liên quan đến một vụ án tham ô.

Tòa án Hồng Kông có thể sẽ thành “bù nhìn”?

Tờ The Stand News tại Hồng Kông đưa tin, bà Từ Nhược Vi (Audrey Eu) – cựu Chủ tịch đảng Công dân, đồng thời cũng là Luật sư lâu năm trong nghề, đã chỉ ra, lần sửa đổi dự luật này của chính phủ Hồng Kông là vô cùng vội vàng, trong khi đó đã qua 20 năm mà vẫn chưa đạt được thỏa thuận dẫn độ. So với điều 23 trong Bộ luật cơ bản mà chính phủ Hồng Kông đưa ra năm 2002, dự luật này còn quá đáng hơn, “nên người dân Hồng Kông không thể không có phản ứng về việc này”.

Bà chỉ ra, chỗ không đúng chuẩn mực nhất trong sửa đổi điều luật nằm ở chỗ chính phủ Hồng Kông quyết định xóa bỏ cơ chế dẫn độ trước đây, sau khi sửa đổi, Trưởng Đặc khu quyết định trực tiếp quyết định các trường hợp dẫn độ. “Chính phủ Hồng Kông nói tòa án Hồng Kông có thể khởi tác dụng giữ cửa, đây hoàn toàn là “nhảm nhí”! Bởi vì tòa án Hồng Kông không thể chính thức thẩm vấn vụ án, chỉ có thể đóng vai trò trung gian, thông qua đại diện chính phủ để xem xét phía gửi yêu cầu dẫn độ “liệu có phù hợp với điều kiện yêu cầu dẫn độ thấp nhất hay không”.

Người triệu tập Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền Sầm Tử Kiệt cũng cho biết, lần này, nếu chính phủ Hồng Kông có thể vượt qua rào cản Hội đồng lập pháp, thì sẽ dẫn đến cuộc kháng nghị bao vây trụ sở Hội đồng lập pháp, đồng thời Sầm Tử Kiệt nhấn mạnh “người Hồng Kông rất quan tâm đến nghị trình lần này”.

Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga: Sẽ không thu hồi dự luật

Dự luật “Luật đào phạm” sửa đổi sẽ được đệ trình lên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông vào ngày 3/4. Hiện tại, theo hiệu đính của chính phủ Hồng Kông, chỉ cần phía Trung Quốc Đại lục đưa ra được “chứng cứ” có thể “chấp nhận được”, hoặc phía Đại lục “có chứng nhận được ký, đóng dấu hoặc các phương pháp chứng nhận khác” thì có thể coi là “đã được xác nhận”, chính phủ Hồng Kông có thể chiểu theo yêu cầu dẫn độ để đưa người về Trung Quốc.

Embed from Getty Images

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga – Đặc khu trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông (Ảnh từ Getty Images) 

Hôm 1/4, Đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga nói rõ sẽ không thu hồi lại dự luật, đồng thời nói rằng những phát biểu và khẩu hiệu của người dân Hồng Kông tham gia diễu hành là “xa rời mục đích và nội dung sửa đổi điều luật”, bà nhấn mạnh “sửa đổi điều luật này không phải là vì Trung Quốc Đại lục”.

Bà còn nói, thời gian giam giữ nghi phạm trong vụ án mạng ở Đài Bắc là có hạn, do đó, cần quyết tâm “đòi lại công bằng cho người nhà nạn nhân và công bằng xã hội”, “để tránh Hồng Kông trở thành thiên đường của đào phạm”, đồng thời cũng để duy trì thái độ “không trốn tránh sự việc”.

Trước đó, chính phủ Hồng Kông đã tuyên bố loại bỏ 9 tội về kinh tế mà người phạm tội có thể bị bàn giao theo “Luật đào phạm” với hy vọng có được sự tin tưởng của giới doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngày 29/3, Phòng Thương mại Mỹ tại Hồng Kông phát biểu tuyên bố cho biết, sẽ không vì thế mà chấp nhận việc sửa đổi luật này của chính phủ Hồng Kông. Phòng Thương mại Mỹ cho biết, luật này có thể khiến người bị dẫn độ bị đưa đến khu vực có nền tư pháp hoàn toàn khác với Hồng Kông, trong khi nơi đó lại không có chế độ lập pháp và tư pháp công chính. “Chúng tôi tin rằng, việc sửa đổi điều luật liên quan sẽ giảm sức thu hút đầu tư nước ngoài của Hồng Kông”.

Huệ Anh

Xem thêm: