Vòng thứ hai của Đối thoại An ninh Ngoại giao Trung – Mỹ dự kiến ​​sẽ được tổ chức vào giữa tháng Mười, nhưng hiện nay sự kiện đã không thể diễn ra do phía Trung Quốc hủy bỏ. Có nhà quan sát Mỹ đã chỉ ra rằng hành động của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là không bất ngờ, nhưng phản ánh quan hệ Trung – Mỹ đang tiếp tục xấu hơn.

tập cận bình
Ảnh từ SkyPost

Trung Quốc hủy bỏ vòng đối thoại

Vòng thứ hai của đối thoại an ninh ngoại giao Trung – Mỹ đã được lên kế hoạch giao cho Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Ngoại giao ĐCSTQ Dương Khiết Trì đồng chủ trì.

Ngày 01/10 VOA Mỹ tiếng Trung trích dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ chỉ ra rằng Trung Quốc đã hủy bỏ vòng đối thoại này, hiện không rõ có sắp xếp thời gian khác tổ chức hay  không.

Tờ New York Times của Mỹ cũng trích lời quan chức Mỹ cho biết, không rõ nguyên nhân ĐCSTQ hủy bỏ vòng đối thoại này có phải do sự bất đồng gia tăng gần đây giữa hai nước trên nhiều vấn đề, bao gồm cả việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan cũng như các hoạt động quân sự khác của Mỹ ở Biển Đông và vùng biển xung quanh.

Gần đây tại Lầu Năm Góc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mattis cho biết về sự cần thiết để duy trì mối quan hệ với Trung Quốc, ông và Bộ trưởng Ngoại giao Pompeo cùng có quan điểm này. Vì vậy, họ đang tìm kiếm một con đường phát triển phía trước.

Đối với vòng đối thoại mới đã bị hủy bỏ này, có nhà bình luận Mỹ cho rằng “không đáng ngạc nhiên”, nhưng vụ việc phản ánh mức suy thoái đang gia tăng của quan hệ Trung – Mỹ.

Xung đột Trung – Mỹ liên tục leo thang

Gần đây quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu đi vì cuộc xung đột thương mại, Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và vấn đề Biển Đông. Có quan chức Mỹ cho biết,  hôm Chủ Nhật (30/9) tàu khu trục hải quân Mỹ USS Decatur thực hiện “quyền tự do đi lại” bằng cách đi vào vòng 12 hải lý Đá Gạc Ma (tiếng Anh: Johnson Reef) và rặng san hô Ga Ven (Gaven Reef). Động thái này làm Bắc Kinh tức giận, làm cho quan hệ Trung – Mỹ căng thẳng hơn.

Bên cạnh đó, hai tàu tấn công đổ bộ USS Wasp của Hải quân Mỹ mang theo lực lượng quân viễn chinh thứ 31 Lục quân đã đổ bộ ở Biển Đông tập luyện vào ngày 27/09; ngày 26/9 máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã bay qua Biển Đông và biển Hoa Đông, về vấn đề này phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc bày tỏ “kiên quyết phản đối”.

Ngày 24/9, Mỹ bắt đầu áp thuế trên 10% đối với 200 tỷ USD (Đô la Mỹ) hàng hóa Trung Quốc; cùng ngày Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua tổng cộng  330 triệu USD bán vũ khí cho Đài Loan, cũng là đợt thứ hai Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan sau khi ông Trump lên nắm quyền.

Trước đó, ngày 20/9, Mỹ đã thực hiện lệnh trừng phạt tài chính đối với Trung tướng Lý Thượng Phúc (Li Shangfu) Bộ trưởng Bộ Phát triển Trang bị Quân ủy Trung ương ĐCSTQ: Cấm sử dụng hệ thống tài chính và các giao dịch ngoại hối của Mỹ, đóng băng mọi tài sản hoặc lợi ích trong phạm vi quyền quản lý của Mỹ, và tước quyền có visa Mỹ. Nguyên nhân là trong tháng 12/2017 Bộ Phát triển Trang bị đã mua 10 máy bay chiến đấu Su-35 của Nga, và năm 2018 lại mua tên lửa chống máy bay S-400 của Nga, vi phạm “Đạo luật Chống lại các đối thủ của Mỹ” (CAATSA) có hiệu lực ngày 02/8/2017.

Thật bất ngờ, động thái này khiến ĐCSTQ phản ứng mạnh mẽ. Ngày 21/9, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trịnh Trạch Quang (Zheng Zeguang) đã tức tốc triệu tập Đại sứ Mỹ Branstad (Terry Branstad) để phản đối; cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (Geng Shuang) lên tiếng thể hiện phẫn nộ đối với hành động của Mỹ và cho biết Trung Quốc sẽ có hành động can thiệp nghiêm khắc;

Tối ngày 22/9, ĐCSTQ lại triệu hồi Tự lệnh Hải quân Thẩm Kim Long (Shen Jinlong) đang tham dự cuộc họp tại Mỹ, đồng thời hoãn Hội nghị lần thứ Hai đối thoại Tham Mưu Quân sự Trung – Mỹ dự kiến ​​sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 25 – 27/9. Điều gây ngạc nhiên là ngay cả khi Mỹ áp thuế 250 tỷ USD hàng Trung Quốc cũng không khiến ĐCSTQ tức giận và có phản ứng mạnh mẽ như vậy.

Có cơ quan thông tin Đài Loan đề cập đến bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc của Tổng thống Mỹ Trump vào ngày 25/9 lên án Bắc Kinh đã muốn can thiệp cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ, và thẳng thắn chỉ ra “tất cả các dân tộc trên thế giới nên tẩy chay chủ nghĩa xã hội”, khiến xung đột Trung – Mỹ đã lan sang các vấn đề khác ngoài thương mại, và đã bước vào cái gọi là “giai đoạn mới” như tiết lộ gần đây của quan chức Mỹ. Ở giai đoạn này, Nhà Trắng sẽ tăng thêm áp lực lên Bắc Kinh với mức độ mới.

Huệ Anh

Xem thêm: