Tuần trước, Nga và Triều Tiên là một trong số các quốc gia sử dụng các bài phát biểu tại Đại hội đồng LHQ để tấn công chính sách đối ngoại của Mỹ, kêu gọi Tổng thống Trump thay đổi chiến thuật trên một loạt các vấn đề, theo Fox News hôm 30/9.

Embed from Getty Images

Được biết đến với những lời lẽ khoa trương, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã sử dụng bài phát biểu của mình tại Đại hội đồng LHQ hôm 28/9, để chỉ trích các lệnh trừng phạt đối với Nga, cáo buộc Mỹ can thiệp vào các vấn đề của các nước khác, đặc biệt là Syria.

Trong bài phát biểu, ông Lavrov cũng đã nhắm vào quyết định của Mỹ rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, cáo buộc các cường quốc phương Tây sử dụng các biện pháp “hăm dọa chính trị, áp lực kinh tế và sức mạnh cơ bắp”.

Các cuộc tấn công đã được khởi xướng, chống lại các nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề Trung Đông, Kế hoạch Hành động chung Toàn diện về Chương trình hạt nhân Iran, các cam kết trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thỏa thuận khí hậu đa phương, và nhiều hơn nữa“, ông Lavrov ‘cao giọng’ nói.

Ông Lavrov cũng đã tấn công quyết định của ông Trump đánh bom căn cứ không quân Syria vào năm ngoái, nhằm đáp trả cuộc tấn công hóa học của chế độ Tổng thống Bashar al-Assad, trong đó ông Lavrov mô tả nó “được đưa ra với một lý do hoàn toàn vu khống”, và cảnh báo chống lại cuộc chiến tranh được khởi xướng dưới “những lý do giả mạo“.

Về phía Mỹ, Tổng thống Trump tiếp tục cảnh báo Syria và Nga chống lại một cuộc tấn công toàn diện trên địa bàn tỉnh Idlib, ông nói: “Truy bắt những kẻ khủng bố, nhưng tôi hy vọng [Nga] tiếp tục sự kiềm chế. Thế giới đang theo dõi“.

Hôm 29/9, Triều Tiên tuyên bố rằng chế độ này đã không nhìn thấy một “sự đáp lại tương ứng” từ phía Mỹ, đối với việc giải giáp của Triều Tiên, và rằng “những biện pháp trừng phạt là dấu hiệu của sự ngờ vực từ phía Mỹ“.

Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Hi cho rằng: “Nếu không có sự tin cậy đối với Mỹ, sẽ không có sự tin tưởng vào sự an toàn của đất nước chúng tôi, và trong hoàn cảnh như vậy không có cách nào chúng tôi sẽ đơn phương giải giáp chính mình trước“.

Ông Ri cũng nhấn mạnh: “Nhận thức, rằng các biện pháp trừng phạt có thể khiến chúng tôi quỳ gối, là một sự ‘mơ hão’ của những kẻ không biết gì về chúng tôi”.

Tuy nhiên 2 quốc gia Nga và Triều Tiên không phải là những nước duy nhất sử dụng Đại hội đồng LHQ để thực hiện những cú tấn công thẳng thừng hoặc được che đậy, lên Mỹ.

Cả Trung Quốc và Iran cũng sử dụng những cơ hội của họ để chỉ trích và bôi nhọ Mỹ, trong đó lãnh đạo Iran Hassan Rouhani hôm 25/9 buộc tội ông Trump có “khuynh hướng Phát xít Đức”.

Nhưng Tổng thống Trump trong bài phát biểu của mình, đã đáp lại những gì bị chỉ trích. Một năm sau khi đe dọa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, rằng ông đã chuẩn bị để tiêu diệt Triều Tiên nếu họ tiếp tục tham vọng hạt nhân của mình, ông Trump cảnh báo Mỹ sẽ không cho phép chế độ Hồi giáo có được bom [nguyên tử].

Tại cuộc họp của Hội đồng bảo an LHQ hôm 26/9, Tổng thống Trump đã bảo vệ quyết định rút khỏi thỏa thuận Iran của mình, mà ông gọi đó là “thỏa thuận một chiều kinh khủng, cho phép Iran tiếp tục con đường của họ tiến tới một quả bom [hạt nhân], giúp cho chế độ có được ‘phao cứu sinh’ tiền mặt vào đúng lúc họ cần nhất”.

Tổng thống Trump tuyên bố: “Chúng tôi không thể cho phép những kẻ tài trợ khủng bố hàng đầu của thế giới sở hữu được vũ khí nguy hiểm nhất của hành tinh; Chúng tôi không thể cho phép một chế độ la hét ‘mang cái chết đến Mỹ’ và đe dọa hủy diệt Israel, lại có được những phương tiện, để phóng một đầu đạn hạt nhân vào bất kỳ thành phố nào trên trái đất”.

Không thể thế được“, Tổng thống Trump khẳng định.

Duy Minh

Xem thêm: