Năm 2018: Thế giới đồng loạt lên án Trung Quốc về nhân quyền

Những năm qua, các nước phương Tây liên tục hỗ trợ Trung Quốc về nhiều mặt, nới lỏng các điều kiện, cung cấp tiền bạc và công nghệ với mong muốn Trung Quốc hội nhập với thế giới, kinh tế phát triển, qua đó sẽ đưa xã hội Trung Quốc chuyển hướng cởi mở, vấn đề nhân quyền được cải thiện. Trung Quốc thậm chí còn được bầu vào trong Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc với hy vọng khi tham gia Hiệp ước Nhân quyền, bị ràng buộc bởi các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, sẽ thúc đẩy Trung Quốc trở nên tự do, tôn trọng các giá trị nhân quyền hơn.

Thế nhưng, chính quyền ĐCSTQ vì để củng cố quyền lực tuyệt đối và mong muốn đảo lộn trật tự thế giới, đã lợi dụng phương Tây để phát triển kinh tế lớn mạnh, đồng thời âm thầm tiếp tục vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Nhiều nhà phê bình chỉ ra, nhân quyền và pháp luật tại Trung Quốc đều chỉ là những khẩu hiệu suông.

Năm 2018: Thế giới đồng loạt lên án Trung Quốc về nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch gần đây đã công bố báo cáo chi tiết “Sự can thiệp của Trung Quốc vào Cơ chế Nhân quyền Liên Hiệp Quốc”, bao gồm việc chính phủ Trung Quốc ngăn chặn sự can thiệp của các tổ chức dân sự, đàn áp và trả thù các nhà hoạt động tham gia các cơ chế nhân quyền quốc tế, thao túng quá trình chứng thực của các tổ chức dân sự, ngăn chặn các thảo luận về vấn đề nhân quyền, thao túng cơ chế đánh giá định kỳ toàn cầu. Trung Quốc đã mua chuộc các quốc gia có hồ sơ nhân quyền tồi tệ, gây nhiễu loạn tại Diễn đàn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Đồng thời bởi vì Trung Quốc là một trong năm nước có quyền phủ quyết (veto right), nên bất cứ quy trình lên án nhân quyền nào tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc gây bất lợi cho nước này cũng có thể bị phủ quyết.

Theo các nhà phân tích độc lập, ĐCSTQ đã tăng cường đàn áp chống lại giới luật sư, tôn giáo, dân tộc thiểu số, và giới trí thức; sửa đổi Hiến pháp để xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước, kích động tệ sùng bái cá nhân; đồng thời xây dựng “Chủ nghĩa độc tài công nghệ cao” chưa từng có: thu thập dữ liệu ADN, nhận dạng khuôn mặt, công nghệ nhận dạng giọng nói, công nghệ nhận dạng mống mắt, dữ liệu lớn, bố trí dày đặc camera đường phố, giám sát mạng, hệ thống điểm tín nhiệm xã hội, trí thông minh nhân tạo, cảnh sát mật…

Năm 2018: Thế giới đồng loạt lên án Trung Quốc về nhân quyền

Vi phạm của Trung Quốc về nhân quyền và tự do từ lâu đã vượt khỏi biên giới quốc gia bằng cách cài gián điệp khắp nơi, hối lộ mua chuộc các chính trị gia của nước khác, thành lập các Viện Khổng Tử, xâm nhập truyền thông phương Tây, ăn cắp công nghệ, tấn công mạng, ngầm ủng hộ các chế độ độc tài, khủng bố; thậm chí còn ra tận nước ngoài bắt cóc người.

Có thể thấy, Trung Quốc đang cố gắng xây dựng lại trật tự thế giới mà trong đó luật pháp bị thao túng, dân chủ bị lạm dụng, tôn nghiêm bị hạ thấp, công lý bị chà đạp. Chính quyền ĐCSTQ còn đặc biệt dung túng cho tội ác chống lại loài người, trong đó việc đàn áp và diệt chủng các nhóm tín ngưỡng và tôn giáo, đặc biệt là hai nhóm người Duy Ngô Nhĩ và Pháp Luân Công là ở quy mô lớn nhất với mức độ tàn ác nhất.

Năm 2018: Thế giới đồng loạt lên án Trung Quốc về nhân quyền

Trong những năm qua, khu tự trị Tân Cương đã bị biến thành một ‘nhà nước cảnh sát’, với hàng loạt đồn cảnh sát, hệ thống camera dày đặc giám sát đường phố, lập các trạm kiểm soát an ninh để quét chứng minh thư điện tử của người dân. Bắc Kinh cũng tăng cường thu thập thông tin cá nhân của những người Duy Ngô Nhĩ lưu vong, và đe dọa gia đình của họ ở quê nếu không chịu cung cấp.

Ngày 6/11/2018, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã thảo luận về tình hình nhân quyền tại Trung Quốc, chủ yếu liên quan đến việc đàn áp các dân tộc thiểu số ở Tân Cương mà điển hình là mạng lưới trại giam hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ (Uighur) và những người thiểu số Hồi giáo khác ở Tân Cương. Các nhà hoạt động nhân quyền cáo buộc Bắc Kinh đang cầm tù tới 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ trong hệ thống trại tập trung và trại cải tạo khổng lồ.

Chính quyền Trung Quốc đã phản hồi rằng họ xây dựng “hệ thống cơ sở giáo dục” ở Tân Cương để giúp nhiều người dân tộc thiểu số ở đây thoát khỏi tư tưởng chủ nghĩa khủng bố, nhưng các nước phương Tây đã chỉ trích rằng những cơ sở này toàn là “trại tạm giam”, chỉ ra rằng ĐCSTQ đã dối trá. Họ cũng đồng loạt lên án việc ĐCSTQ xây dựng các trại giam ở Tân Cương.

Các quan chức Trung Quốc, sau khi không thể chối bỏ sự tồn tại của hệ thống trại này do hình ảnh chụp vệ tinh, đã tuyên bố đây thực ra là các trung tâm “huấn luyện dạy nghề” để giúp cuộc sống người dân địa phương “thêm màu sắc”.

Năm 2018: Thế giới đồng loạt lên án Trung Quốc về nhân quyền
Quy mô trại tập trung tại Đạt Phản Thành, Tân Cương, thay đổi gấp 2 lần chỉ từ tháng 4/2018 tới 10/2018. (Ảnh: Google Earth, BBC)

Gần đây, phóng viên của Nhật báo Phố Wall đã đến thăm Tân Cương, nhận thấy rằng cái gọi là “cơ sở tái giáo dục” của ĐCSTQ được xây dựng không khác gì nhà tù với những bức tường rào cao bao quanh, chòi gác và hàng dây thép gai. Một số người đã bị giam giữ đã kể lại rằng tại đó họ bị hành hạ cả về tinh thần và thể xác.

Tổ chức Human Rights Watch cho biết ĐCSTQ đang cố gắng xóa bỏ bản sắc văn hóa của người Hồi giáo, điều này giống như là một phần của kế hoạch đồng hóa cưỡng bức. Động thái của ĐCSTQ đang thách thức hệ thống nhân quyền quốc tế.

Ông John Fisher, Giám đốc của HRW cho biết: “Dù ĐCSTQ nỗ lực tô vẽ, ngụy biện cũng không thể che đậy được việc ngày càng có nhiều nước cho rằng hành vi lạm dụng có chủ ý và mang tính hệ thống, và trấn áp tiếng nói khác quan điểm của ĐCSTQ là vấn đề nghiêm trọng”.

Đại sứ Pháp và Đức tại Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu Bắc Kinh “chấm dứt hành vi giam giữ người trái phép trên quy mô lớn”, phải đảm bảo quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, kể cả khu vực Tây Tạng và Tân Cương. Đại biểu của Anh nhận định, các quyền chính trị và dân sự tại Trung Quốc ngày càng tồi tệ, đồng thời yêu cầu ĐCSTQ phải đảm bảo quyền lợi và tự do của người Hồng Kông.

Năm 2018: Thế giới đồng loạt lên án Trung Quốc về nhân quyền

Nhiều tờ báo lớn trên thế giới gần đây đã đồng loạt lên tiếng về việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng hiện vẫn diễn ra trên quy mô lớn tại Trung Quốc.

Năm 2018: Thế giới đồng loạt lên án Trung Quốc về nhân quyền

Ngày 8/10/2018, Đài BBC tại Anh đã phát một phóng sự điều tra, trong đó phỏng vấn nhiều vị bác sĩ, bao gồm cả bác sĩ Trung Quốc đã từng tham gia mổ sống lấy nội tạng hoặc bác sĩ và chuyên gia có hiểu biết về vấn nạn này. Họ đã nói với phóng viên BBC rằng đây là “bí mật công khai” của giới y học Trung Quốc.

BBC chỉ ra, thực tế những nhóm người có tín ngưỡng như Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, Pháp Luân Công là nguồn cung tạng chủ yếu cho hoạt động cấy ghép. Đặc biệt nhóm Pháp Luân Công trước khi bị ĐCSTQ đàn áp có đến hơn 100 triệu người tập luyện. Sau khi Pháp Luân Công bị đàn áp toàn diện năm 1999, những người thuộc nhóm này bị đưa đến các trại cải tạo lao động, các nhà tù. Những người tập khí công vốn có lối sống lành mạnh hơn, không hút thuốc, không uống rượu, đã trở thành một nguồn cung nội tạng lý tưởng.

BBC dẫn lời của Luật sư nhân quyền Davis Matas cho biết, từng có điều tra viên dùng thân phận là người nhà của bệnh nhân để gọi điện cho bệnh viện, bày tỏ mong muốn được cung cấp nội tạng của Pháp Luân Công làm phẫu thuật cấy ghép. Trong 15% các cuộc gọi tư vấn, đều có bác sĩ, y tá cho biết họ có và có thể có trong thời gian rất nhanh. “Điều này có nghĩa là có người bị giết hại vì nội tạng”, ông David Matas nói.

Năm 2018: Thế giới đồng loạt lên án Trung Quốc về nhân quyền

Ngay sau phóng sự điều tra của BBC, Forbes cũng có bài báo lên tiếng về nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc.

Ngày 16/10/2018, tờ Forbes đăng tải một bài báo với tiêu đề “Organ Harvesting In China And The Many Questions To Be Answered” (Thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc và những câu hỏi cần lời giải), trong đó đề cập tới và đặt ra câu hỏi về việc cộng đồng quốc tế sẽ ngăn chặn và phản ứng như thế nào trước nạn thu hoạch nội tạng từ tù nhân lương tâm do chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn.

Bài báo đưa tin về việc lần thứ 3 Nghị viện Anh tổ chức một sự kiện về nạn thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc. Trong sự kiện lần này, một vấn đề được đặt ra là cáo buộc về việc chính quyền Trung Quốc đang giết tù nhân lương tâm (cụ thể là các nhóm tín ngưỡng, bao gồm Pháp Luân Công, Phật giáo Tây Tạng, Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, và các thành viên Cơ đốc giáo không đăng ký) để lấy nguồn cung cho ngành công nghiệp thu hoạch tạng.

Cáo buộc thu hoạch tạng tại Trung Quốc dựa trên các các bằng chứng có thật, trong đó có thể kể đến báo cáo “Thu hoạch đẫm máu | Đại thảm sát: Bản cập nhật” (2017) do ông David Kilgour, David Matas và Ethan Gutmann công bố. Báo cáo này đã hé lộ hai vấn đề quan trọng về nạn thu hoạch tạng tại Trung Quốc:

  • Thứ nhất, quy mô thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc là lớn hơn so với các số liệu được chính quyền công bố. Trong khi chính quyền Trung Quốc công bố rằng có khoang 10.000 ca ghép tạng mỗi năm, thì số lượng thực tế có thể lên tới từ 60.000 đến 100.000 ca ghép tạng mỗi năm.
  • Thứ hai, báo cáo chỉ ra rằng các tù nhân lương tâm, bao gồm Pháp Luân Công, Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng và Cơ đốc giáo, đã bị đặc biệt nhắm tới để thu hoạch nội tạng.

Bài báo cũng chỉ ra rằng, việc điều tra độc lập đối với hành vi thu hoạch tạng tại Trung Quốc là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Một cuộc điều tra độc lập sẽ cung cấp nền tảng cho việc khởi kiện những kẻ có liên quan tới hành vi thu hoạch tạng.

Ngày 8/1/2019, Forbes tiếp tục đăng tải bài viết của chuyên gia nghiên cứu diệt chủng Ewelina U. Ochab, dẫn thông tin về các chứng cứ ghi âm được thực hiện từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2018, cho thấy các bệnh viện Trung Quốc vẫn đang cấy ghép nội tạng từ tù nhân lương tâm.

Bài báo dẫn chứng cứ từ báo cáo của tổ chức Thế giới điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG), trong đó có bằng chứng ghi âm 17 cuộc gọi tới 12 bệnh viện khác nhau, tại các thành phố lớn thuộc 11 tỉnh thành của Trung Quốc, bao gồm: Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Yên Đài, Trịnh Châu, Hàng Châu, Trường Sa, Nam Kinh, Tương Nhã, Quảng Châu và Quảng Tây. Các cuộc gọi đều là tới cấp giám đốc hoặc chủ tịch của các bệnh viện ghép tạng.

Đáng chú ý, trong các bằng chứng ghi âm này, khi được hỏi về việc bệnh viện có sử dụng nội tạng của người tập Pháp Luân Công để cấy ghép hay không, các nhân vật quan trọng này đều trả lời khẳng định là có. Đồng thời họ đều khẳng định việc cấy ghép tạng có thể thực hiện trong vòng 1-2 tuần, một thời gian không thể có nếu so sánh với thời gian chờ đợi 1-2 năm trong giới y học ghép tạng quốc tế. Điều này cho thấy việc thu hoạch nội tạng vẫn đang diễn ra tại Trung Quốc trong thời điểm hiện tại.

Năm 2018: Thế giới đồng loạt lên án Trung Quốc về nhân quyền

Ngày 8/6/2018, Daily Mail đã đăng bài báo trích dẫn cáo buộc của Diễn viên – Nhà hoạt động nhân quyền – Cựu Hoa hậu thế giới người Canada Anastasia Lin về việc chính quyền Trung Quốc thu hoạch nội tạng của các tù nhân lương tâm trên quy mô lớn.

Cô Anastasia Lin nói: “Lạm dụng cấy ghép ở Trung Quốc là hành vi tội phạm có hệ thống được nhà nước hậu thuẫn”, “Không giống như bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, sự lạm dụng lại xảy ra ở chính nơi lẽ ra phải mang ý nghĩa mang lại niềm tin và hy vọng cho con người: các bệnh viện”. Đồng thời, cô Lin đề nghị “các quốc gia dân chủ phương Tây cần có nghĩa vụ can thiệp” để ngăn chặn việc lạm dụng cấy ghép này.

Năm 2018: Thế giới đồng loạt lên án Trung Quốc về nhân quyền
Anastasia Lin nói về nhân quyền tại Hội nghị Nhân quyền và Dân chủ tổ chức ở Geneva. (Ảnh qua GenevaSummit.org)

Trước đó, vào năm 2015, tờ báo này cũng đã đăng tải bài viết về bộ phim tài liệu “Hard to believe” (tạm dịch: Điều khó tin) kể lại cuộc điều tra về tội ác thu hoạch nội tạng người tập Pháp Luân Công của ĐCSTQ với câu hỏi: “Tại sao dường như có quá ít người chú ý đến điều này?” Bài báo cho rằng, bộ phim “Hard to Believe” chỉ ra ĐCSTQ đã mổ cướp gan, thận, giác mạc và tim của người tập Pháp Luân Công bị bắt giam phi pháp, tuy nhiên, xã hội quốc tế lại không thật sự phản ứng quyết liệt trước vấn đề này.

Tháng 6/2016, Daily Mail tiếp tục đăng bài viết dẫn nguồn cho rằng ĐCSTQ đã cưỡng bức thu hoạch nội tạng gần 90.000 tù nhân để bán trên thị trường chợ đen. Bài báo cho hay, việc giết hại tù nhân chính trị để lấy nội tạng đã thúc đẩy “du lịch ghép tạng” ở Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Theo báo cáo, đã có nhiều bệnh viện mới được xây dựng thời gian gần đây, hoặc được tăng thêm số giường bệnh. Nếu nguồn nội tạng cấy ghép không tăng lên thì không có chuyện này xảy ra.

Nói về vấn đề thu hoạch nội tạng, Daily Mail đã trích dẫn ý kiến của nhà báo điều tra Ethan Gutmann: “Nếu lúc này có ai đó đến Trung Quốc thay nội tạng thì nội tạng mà họ có được có thể có nguồn gốc từ một người tập Pháp Luân Công bị giết chết”. Ông Gutmann cảnh báo: “Cho dù tình hình hiến tặng nội tạng tự nguyện ở Trung Quốc đại lục có tăng lên, nhưng không thể đạt được mức này. Đây là thu hoạch nội tạng từ người sống”.

Năm 2018: Thế giới đồng loạt lên án Trung Quốc về nhân quyền

Tháng 10/2018, Ủy ban Điều hành Nghị viện Mỹ về Trung Quốc (CECC) công bố Báo cáo hàng năm về nhân quyền và pháp quyền tại Trung Quốc, cho thấy tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng vẫn tiếp tục xấu đi.

Năm 2018: Thế giới đồng loạt lên án Trung Quốc về nhân quyềnNghị sỹ Chris Smith (bang New Jersey), đồng chủ tịch CECC, tuyên bố: “Tôi chưa bao giờ thấy một chế độ độc tài như thế này, nó quá quá tàn nhẫn, nó chống lại người dân của mình trong thời hiện đại, ở mọi mặt, với số lượng lớn như vậy”.

Cuối tháng 11/2018, lần đầu tiên một dự luật được một nhóm các nghị sĩ Mỹ từ cả Thượng viện và Hạ viện đưa ra, hướng tới việc cấm vận Trung Quốc vì vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ. Dự luật (xem tại đây) được dân biểu Chris Smith đại diện đưa ra, yêu cầu chính phủ Mỹ cấm vận các thành viên chính phủ Trung Quốc, các thành viên của ĐCSTQ, bí thư ĐCSTQ tại Tân Cương, cùng các quan chức có liên quan tới việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.

Đầu tháng 12/2018, sau khi thông tin về việc chính quyền Trung Quốc tiếp tục bắt giữ hàng loạt người tập Pháp Luân Công tại Đông Bắc Trung Quốc ông Chris Smith cũng cho biết: “Những nỗ lực không ngừng của chính phủ Trung Quốc và ĐCSTQ nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công là một vết đen trong lịch sử Trung Quốc đương đại. Nhu cầu của ĐCSTQ trong việc kiểm soát ngay cả ý thức của người Trung Quốc đã dẫn đến những vụ vi phạm nhân quyền đáng sợ, tra tấn, tùy tiện giam giữ, và thu hoạch nội tạng.”

Theo ông Smith, Mỹ cần đưa vấn đề nhân quyền vào trong đàm phán thương mại với Trung Quốc, và trong mọi khía cạnh chính sách của Mỹ.

Báo cáo đã kêu gọi chính quyền Tổng thống Trump, Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế thực hiện các hành động dứt khoát, để ngăn chặn “chiều hướng tiếp tục đi xuống” về nhân quyền ở Trung Quốc; yêu cầu FBI điều tra các cáo buộc Trung Quốc đang gây ra mối đe dọa với cộng đồng người Mỹ gốc Duy Ngô Nhĩ và cộng đồng người Mỹ gốc Hoa ở Mỹ; kêu gọi chính phủ Mỹ xem xét các biện pháp trừng phạt đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Ông Thomas Farr, chủ tịch Viện Tự do Tôn giáo kiêm giám đốc sáng lập Văn phòng Tự do Tôn giáo Quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thì phát biểu về các vụ bắt giữ: “Còn tồi tệ hơn là bắt cóc. Đó là tra tấn và giết người… Hoa Kỳ cần phải phản đối việc này.”

Thực chất, Trung Quốc đã từng bị trừng phạt kinh tế và cấm vận vũ khí sau khi các quốc gia khác có đầy đủ bằng chứng cho thấy chính quyền ĐCSTQ thực hiện vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989. Khi ngày càng có nhiều bằng chứng về tội ác diệt chủng, chống lại loài người đã và đang diễn ra tại Trung Quốc đối với hàng triệu người thuộc các nhóm tín ngưỡng và tôn giáo, khả năng Mỹ và các nước phương Tây cấm vận Trung Quốc theo Đạo luật Magnitsky quốc tế là không hề nhỏ.

Bảo Minh

Xem thêm:

Bình Luận