Robert O’Brien, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump mới đây cho hay Trung Quốc đã trở thành một “thách thức địa chính trị quan trọng nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh” tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, do đó quân đội Mỹ sẽ phải bắt tay vào việc tái tổ chức trật tự toàn cầu.

https s3 ap northeast 1.amazonaws.com psh ex ftnikkei 3937bb4 images 8 9 6 5 28065698 1 eng GB fa 18
Một thủy thủ báo hiệu cho một chiếc Super Hornet F / A-18E phóng từ boong máy bay của tàu sân bay USS Ronald Reagan ở biển Philippines. (Ảnh: Hải quân Hoa Kỳ)

Theo tờ Nikkei, hàng nghìn binh sĩ hiện đang đồn trú ở Đức dự kiến sẽ được đưa tới các căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Guam, Hawaii, Alaska, Nhật Bản và Úc.

Trong Chiến tranh Lạnh, các chiến lược gia quốc phòng Mỹ cho rằng điều quan trọng là phải duy trì một lực lượng trên bộ khổng lồ ở châu Âu để kiềm chế Liên Xô. Trong những năm 2000, trọng tâm chủ yếu tập trung vào Trung Đông khi Hoa Kỳ tiến hành “cuộc chiến chống khủng bố” tại Iraq và Afghanistan.

Tuy nhiên, trong hiện tại, trọng tâm của các mối đe dọa đã chuyển về Trung Quốc.  

Theo bài bình luận trên tờ Wall Street Journal vào cuối tháng 6 vừa qua, cố vấn an ninh quốc gia của chính quyền TT Trump Robert O’Brien đã viết rằng để đối phó với “hai đối thủ cạnh tranh lớn” là Trung Quốc và Nga, “các lực lượng Mỹ phải được triển khai ở nước ngoài theo hướng đón đầu và viễn chinh hơn so với những năm gần đây”. 

Do đó, chính quyền Mỹ sẽ giảm lực lượng đóng quân dài hạn ở Đức từ 34.500 xuống còn 25.000 quân.

9.500 người rời đi sẽ được chỉ định đến những khu vực khác ở châu Âu, tới khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương hoặc gửi trở lại các căn cứ ở Hoa Kỳ.

Trên khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, ông O’Brien nhấn mạnh Mỹ và các đồng minh đang phải đối mặt với thách thức địa chính trị lớn nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh: mối nguy đó chính là Trung Quốc.

Theo tờ Nikkei, Bắc Kinh tiếp tục đổ tiền vào chi phí quân sự. Sách trắng quốc phòng của Nhật Bản ước tính chi tiêu quốc phòng thực sự của Trung Quốc vượt quá ngân sách hàng năm được công bố, có thể gần gấp ba lần Nga.

Mike Pompeo: Đảng Cộng sản Trung Quốc là mối đe dọa với phương Tây

Chiến lược của Mỹ

Các nhà phân tích đã chỉ ra ba xu hướng trong các kế hoạch vận hành toàn cầu của quân đội Hoa Kỳ. 

Một là sự dịch chuyển địa lý từ Châu Âu và Trung Đông sang Châu Á-Thái Bình Dương. Thứ hai là sự chuyển đổi từ chiến đấu trên bộ sang khái niệm “Tác chiến thuỷ – không [quân]”. Thứ ba, là mong muốn giảm thiểu chi tiêu quốc phòng.

Đề xuất của ông O’Brien được cho là đáp ứng cả ba khía cạnh.

Về mặt địa lý, sự dịch chuyển ra khỏi Trung Đông đã được thúc đẩy bởi cuộc cách mạng đá phiến. Khi sự phụ thuộc của Mỹ vào khu vực Trung Đông về vấn đề năng lượng thu hẹp, mối quan tâm đối với khu vực này cũng giảm thiểu. 

Về chiến lược, quân đội Hoa Kỳ đã chuyển trọng tâm và nguồn lực cho Hải quân và Không quân. Hiện tại, mối đe dọa của một cuộc tấn công mặt đất quy mô lớn ở châu Âu đã giảm thiểu.

Trong kịch bản đối đầu với Trung Quốc, lực lượng Thủy quân lục chiến, Hải quân và Không quân được cho là những yếu tố quyết định. Chiến trường sẽ có nhiều khả năng diễn ra ở khu vực biển Biển Đông, Biển Hoa Đông và Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Chi phí là xu hướng thứ ba. Ông Trump đã liên tục bày tỏ sự không hài lòng khi hàng năm Mỹ phải chi một khoản khổng lồ để triển khai quân đội trên khắp thế giới. Tổng thống Mỹ đã nhiều lần yêu cầu các quốc gia khác phải chia sẻ chi phí tài chính.

Ông đặc biệt chỉ trích Đức, mà theo ông đã không giữ lời hứa sẽ dành 2% tổng sản phẩm quốc nội cho quốc phòng.

Đức đã “vi phạm cam kết trong nhiều năm”, ông Trump nói vào giữa tháng 6, liên hệ điều này với việc rút quân khỏi Đức. “Họ nợ NATO hàng tỷ đô la, và họ phải trả nó. Chúng tôi thì đang bảo vệ nước Đức, còn họ thì vi phạm. Điều này không hợp lý chút nào,” ông Trump nói.  

Gặp gỡ với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda dịp gần đây, ông Trump đã tiết lộ rằng một phần của số quân đóng tại Đức sẽ được chuyển đến Ba Lan. Quốc gia Đông Âu này đã bày tỏ sẵn sàng trả thêm chi phí để Mỹ dời quân sang.

Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, sự hiện diện của quân đội Mỹ đã giảm từ mức 184.000 quân năm 1987 xuống còn 131.000 quân vào năm 2018.

Trong khi mức giảm này ít hơn nhiều so với mức giảm ở châu Âu trong cùng thời gian – từ 354.000 xuống còn 66.000 quân – dường như xu hướng chung là hướng tới một lực lượng nhỏ gọn hơn. 

Chính quyền ông Trump hiện đang đàm phán với Hàn Quốc về chi phí đóng góp, còn sẽ tổ chức các cuộc đàm phán tương tự với Nhật Bản từ mùa thu năm nay.

Lê Xuân (theo Nikkei)

Xem thêm: