Hôm 14/5, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết,  ông Vương Kình (Qing Wang) – người Mỹ gốc Hoa, do liên quan đến “kế hoạch ngàn nhân tài” của Chính phủ Trung Quốc nên đã bị bắt tại nhà riêng hôm 13/5. Đây là vụ án thứ 3 trong vòng 1 tuần của Bộ Tư pháp Mỹ liên quan đến nhà khoa học tham gia vào kế hoạch ngàn nhân tài do Chính phủ Trung Quốc tài trợ.

p2690451a772815682 ss
Phòng khám Cleveland bang Ohio, Mỹ (Ảnh: Wikipedia)

Tiến sĩ Vương Kình làm việc tại Phòng khám Cleveland (Cleveland Clinic) và là giảng viên di truyền học phân tử của Đại học Case Western. Ông bị cáo buộc tội báo cáo sai và lừa đảo chuyển tiền.

Trang tin Washington Examiner trích dẫn nội dung đơn truy tố cho biết, ông Vương Kình và nhóm nghiên cứu với ông tại Phòng khám Cleveland đã làm báo cáo giả, để nhận được tiền hỗ trợ hơn 3,5 triệu USD của Viện nghiên cứu Y tế Quốc gia Mỹ (National Institutes of Health, NIH)). Đồng thời, ông còn che giấu thân phận mình từng là Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Sự sống của Đại học Khoa học Kỹ thuật Hoa Trung Vũ Hán, từng tham gia vào “kế hoạch ngàn nhân tài” của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Đơn truy tố cũng chỉ ra, ông Vương Kình cũng không tiết lộ cho Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia Mỹ về việc bản thân ông nhận tiền tài trợ của Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia Trung Quốc, hơn nữa, một số dự án mà ông nhận được tiền hỗ trợ trừ Trung Quốc về sau cũng tương đồng với dự án mà ông nhận được tiền tài trợ từ NIH.

Ông Vương Kình (Ảnh từ internet)
Ông Vương Kình (Ảnh từ internet)

Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), ông Robert Wells – trợ lý giám đốc của cơ quan phản gián FBI cho biết, kế hoạch ngàn nhân tài được sự hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích nhân tài của các quốc gia khác tiến hành hoạt động phạm tội như lừa đảo, v.v, dùng thủ đoạn phi pháp để có được các dự án nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau của Mỹ.

Ông Vương Kình, sinh ra tại tỉnh Cam Túc, Trung Quốc, nhận học vị Tiến sĩ tại Đại học Cornell, năm 2001 làm chủ nhiệm Trung tâm Di truyền Tim mạch của Phòng khám Cleveland.

Theo Wikipedia, Phòng khám Cleveland nằm ở bang Ohio, Mỹ, là một trong những cơ quan điều trị y tế nổi tiếng thế giới, bao gồm 3 mảng điều trị y tế, nghiên cứu và giáo dục trong trong 1; là một cơ quan phi lợi nhuận cung cấp điều trị y tế chuyên nghiệp và phương án điều trị y tế mới nhất.

Hai học giả khác cũng bị Bộ Tư pháp Mỹ truy tố trong một tuần

Ngoài ông Vương Kình, trong tuần này còn có hai học giả gốc Hoa khác thuộc kế hoạch ngàn nhân tài của Trung Quốc cũng bị truy tố.

Giáo sư Hồng Tư Trung (Simon Saw-Teong Ang) của Đại học Arkansas (Mỹ) đến từ Malaysia. Ông Hồng Tư Trung bị Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc lừa đảo chuyển tiền.

Bộ Tư pháp Mỹ cho biết ông Hồng Tư Trung trong lúc xin trợ cấp kinh phí của Cục Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), đã che giấu mối quan hệ của bản thân ông với Chính phủ Trung Quốc và doanh nghiệp Trung Quốc. Ông bị bắt giữ hôm 8/5.

2020051422141931714
Ông Hồng Tư Trung (Ảnh từ internet).

Thời báo Arkansas (bang Arkansas, Mỹ) hôm thứ Ba đưa tin, chứng cứ mạnh mẽ nhất đối với cáo buộc nhắm vào ông Hồng Tư Trung là một bức thư điện tử mà ông gửi cho nhân viên nghiên cứu Trung Quốc, bức thư điện tử này được một nhân viên của thư viện vô tình phát hiện. VOA trích dẫn nội dung thư, trong đó nói: “Bạn có thể lên mạng tiếng Trung tìm xem nước Mỹ đối đãi thế nào với học giả ‘kế hoạch ngàn nhân tài’. Nơi này rất ít người biết rằng tôi là một trong số đó, nhưng nếu thông tin này tiết lộ ra, thì công việc của tôi sẽ có phiền phức vô cùng.”

Nếu tội danh của ông Hồng Tư Trung (năm nay 63 tuổi) được thành lập, thì ông có thể đối mặt với mức phạt cao nhất lên đến 20 năm tù.

Một tuyên bố khác của Bộ Tư pháp Mỹ cũng cho biết, Tiến sĩ Lý Hiểu Giang (Li Xiaojiang) hiện đang giảng dạy tại Đại học Emory (Mỹ) thừa nhận cáo buộc về tội nộp tờ khai thuế giả. Tờ khai thuế của ông Lý Hiểu Giang che giấu việc ông tham gia vào “kế hoạch ngàn nhân tài” trong 6 năm qua và nhận ít nhất 500.000 USD từ nước ngoài.

Theo thông tin từ tòa án, cuối năm 2011, ông Lý Hiểu Giang tham gia vào kế hoạch ngàn nhân tài của Chính phủ Trung Quốc trong lúc đang công tác tại Đại học Emory. Sau đó cho đến năm 2018, ông từng công tác tại hai đơn vị nghiên cứu của Trung Quốc, đầu tiên là Viện Khoa học Trung Quốc, sau đó là Đại học Ký Nam.

Huệ Anh

Xem thêm: