Một trật tự thế giới mới

Chu S

ự trỗi dậy không kiêng dè của ‘con rồng Trung Hoa’ đặt ra thách thức cho một trật tự thế giới tự do nơi mà Mỹ không còn có thể yên tâm giữ vững quyền thống trị. Sự thức tỉnh của chính quyền Trump trước những thách thức của một Trung Quốc mới nổi đầy tham vọng đang dần định hình một trật tự thế giới kiểu mới trong đó Mỹ và Trung Quốc đối đầu nhau như 2 cường địch.

Năm 1991, Liên bang Xô Viết sụp đổ, chiến tranh lạnh đột ngột kết thúc. Siêu cường duy nhất còn lại trên thế giới là Mỹ. Thập kỷ mà Mỹ đóng vai trò ‘cảnh sát của thế giới’ bắt đầu.

Ngây ngất trước chiến thắng mới, Mỹ tiến hành công cuộc định hình thế giới theo hình ảnh của họ. Trong khi các cuộc chiến hao tiền tốn của tại Trung Đông cho tới các cuộc khủng hoảng tài chính bòn rút sinh lực của nước Mỹ thì Trung Quốc dụng kế “nhẫn nhục chờ thời”. Đặng Tiểu Bình, kiến trúc sư của công cuộc mở cửa Trung Quốc giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc tránh được sụp đổ như Liên Xô và Đông Âu có câu nói nổi tiếng “Lặng lẽ quan sát, bảo toàn vị trí, bình tĩnh hành động, che giấu lực lượng, chờ đợi thời cơ”. Quan chức Trung Quốc cần mẫn nghe theo lời chỉ dẫn này, cúi đầu thu hút tư bản, công nghệ và trí tuệ phương Tây.

Tap Can Binh vector

Đến ngày 18/10/2017 thời cơ mà Đặng nói đã đến. Với tư cách là quốc gia giàu có thứ 2 thế giới và là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trịnh trọng tuyên bố: “Thế giới sẽ bước sang một trang mới, một thế giới mà Trung Quốc tiến gần hơn đến trung tâm vũ đài và đóng góp lớn hơn cho nhân loại.”

“Lá cờ xã hội chủ nghĩa với đặc sắc Trung Quốc đang tung bay đầy tự hào để cho tất cả đều thấy. Đó nghĩa là con đường, lý thuyết, hệ thống và văn hóa của chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc đã liên tục phát triển, soi sáng một con đường mới cho các quốc gia đang phát triển để đạt được hiện đại hóa.

Nó mang lại một lựa chọn mới cho những quốc gia và đất nước khác, những ai muốn đẩy nhanh tiến độ phát triển trong khi bảo vệ được nền độc lập của mình, và nó gợi mở trí tuệ Trung Quốc và đưa ra một phương pháp Trung Quốc trong khi giải quyết những vấn đề mà nhân loại phải đối mặt”.

Lien minh chong My cua Trung Quoc

Từ One Belt One Road (Một vành đai, Một con đường) cho đến Made in china 2025, Trung Quốc công khai thách thức quyền lãnh đạo của Hoa Kỳ trên quy mô toàn thế giới. Nhưng khi những khoản hầu bao dễ dãi của Bắc Kinh qua đi, nợ nần chồng chất, thảm họa môi trường và con người ở lại. Nhận thức sự nguy hiểm này, Liên Minh Châu Âu EU mặc dù không ưa gì chủ nghĩa bảo hộ của ông Trump, đã khước từ lời đề nghị “gia nhập liên minh chống Mỹ” của Trung Quốc.

Đến nay, những “đối tác” mà Trung Quốc đang cố gắng xuất khẩu mô hình chính trị, kinh tế của mình trên hết là các nước nghèo và tham nhũng. Cái “lựa chọn khác” mà ông Tập nhắc đến chỉ dành cho những quốc gia không tôn trọng nhân quyền, nền pháp trị và dân chủ.

Mot vanh dai mot con duong map

Tại Đông Nam Á, Trung Quốc đã mua chuộc thành công Lào, Campuchia, Philippines. Tại Trung Á là Iran, Pakistan và Afghanistan. Tại Châu Âu, Trung Quốc giăng bẫy nợ khắp Đông Âu tới cả những nước đang gặp khủng hoảng kinh tế như Tây Ban Nha và Hy Lạp. Trong nỗ lực lập liên minh với Nga để chống ảnh hưởng của Mỹ, khi Putin sang thăm Bắc Kinh vào tháng 6/2018, Tập Cận Bình tung hô ông ta là “bạn bè tốt nhất của tôi” thậm chí cố tạo ra huân chương gọi là “huân chương bằng hữu” để tặng Putin.

Tap Can Binh Putin

Tại Châu Phi, Trung Quốc đang dùng quyền lực mềm lũng đoạn những nước nghèo nhằm tạo ra chư hầu cũng như chiếm được các vị trí trọng yếu. Djibouti đã phải gán cảng biển chiến lược cho Trung Quốc trong năm qua; năm ngoái là Sri Lanka khi số nợ họ gánh đã lên tới 1 tỷ USD.

Nam Phi, Sudan, Zimbabwe, Ethiopia,… tiền bạc của Trung Quốc đang được dùng để tạo ra một chế độ thực dân kiểu mới, nơi Trung Quốc thỏa sức khai thác tài nguyên, bóc lột lao động, tạo ra thị trường tiêu thụ và gây sức ép về chính trị và ngoại giao trên những diễn đàn quốc tế. Những quốc gia này, thông thường sẽ lên tiếng ủng hộ Bắc Kinh khi có các vấn đề gây tranh cãi quốc tế, chẳng hạn Biển Đông.

Chu T

rung Quốc cũng gắng sức tạo ra Trục Trung-Nga-Iran để đối chọi với Mỹ trên những vấn đề hệ trọng hơn như quân sự và ngoại giao. Trung Quốc đã tạo ra được một loạt các “chư hầu” ở Đông Nam Á nhằm hậu thuẫn cho họ trong kế hoạch chiếm trọn biển Đông. Với tham vọng thay thế Mỹ trở thành trung tâm kinh tế, chính trị của toàn cầu, Trung Quốc vung tiền vào dự án đường tơ lụa mới, nhằm biến đổi câu ngạn ngữ thành “mọi con đường đều dẫn đến Trung Quốc”. Trong khi thực hiện tham vọng này, Trung Quốc đồng thời âm thầm cài gián điệp, mua chuộc quan chức, xuất khẩu văn hóa tới phá hoại nền chính trị và văn hóa của Mỹ và các nước Tây Phương. Úc đã lên tiếng cảnh báo về ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc. Canada cũng đã được nhắc nhở. Mưu đồ của Trung Quốc đang từng bước được rốt ráo tiến hành và trong năm 2019, chúng ta sẽ được chứng kiến sức ảnh hưởng lớn hơn nữa của Trung Quốc và trục “ma quỷ” trên khắp thế giới.

Những giá trị mà Trung Quốc đang phổ biến tới khắp thế giới, đi ngược lại với xu thế văn minh của Mỹ và phương Tây dẫn dắt, vì thế nó đương nhiên trở thành đối chọi với thứ “ánh sáng trên đồi” mà Mỹ mong muốn. Đây cũng là cách mà Trung Quốc duy trì động lực phát triển kinh tế bằng cách thúc đẩy đầu tư công, xây dựng cơ sở hạ tầng. Lấy động lực phát triển của xã hội để đáp ứng cho các nhu cầu tham vọng bành trướng quyền lực và lãnh thổ phi pháp.

Su bung tinh

Trung Quốc đã phản đối các hành động và mục tiêu của chính phủ Hoa Kỳ. Quả thực Trung Quốc đang xây dựng mối quan hệ riêng của mình với các đồng minh và kẻ thù của Hoa Kỳ với mục đích hoàn toàn trái ngược với những phô trương về hòa bình của Bắc Kinh, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 4/10/2018.

Bieu tuong nuoc My

Trong lịch sử từ sau Đệ nhất và Đệ nhị Thế Chiến, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã tạo ra một trật tự thế giới được dìu dắt bằng các giá trị: tự do, công bằng, dân chủ của Tây phương. Người đứng đầu và duy trì trật tự này là Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có trong tay các thiết chế chính trị, pháp luật, kinh tế, quân sự của thế giới. Họ đã xây dựng và lãnh đạo các hệ thống này từ đầu thế kỷ 20, được khẳng định qua vai trò lãnh đạo thắng lợi trong các cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến tranh thế giới thứ 2, chiến tranh lạnh. Được củng cố bằng các cuộc chiến tranh vùng vịnh lần 1, 2; chiến tranh Nam tư… Các chính phủ mới ra đời bởi sự ảnh hưởng của Mỹ với các chiến lược can thiệp rất nhiều, đã trở thành đồng minh của Mỹ trong tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế toàn cầu. Hơn thế nữa các quốc gia đó trở thành một mắt xích trong chuỗi vận hành hệ thống thế giới của Mỹ. Trở thành thị trường tiêu thụ hàng hoá vô tận của Mỹ, giúp cho văn hoá Mỹ được thừa nhận trên toàn cầu. Như Tổng thống Nga Putin thừa nhận, Mỹ vẫn là siêu cường duy nhất trên thế giới.

Khi Mỹ không còn ngây thơ, họ nhìn thấy rõ Trung Quốc với tất cả tiềm lực tài chính, quân sự đi kèm với một mô hình lãnh đạo phi đạo đức, đang cố gắng xuất khẩu chủ nghĩa “đặc sắc Trung Quốc” ra thế giới. 40 năm mở cửa và 18 năm gia nhập WTO, chính phương Tây “đã tạo nên một Trung Quốc như hiện nay”, như ông Trump nhận định hoàn toàn chính xác. Với tư cách là một nước nghèo, lợi dụng sự ngây thơ của Mỹ và các nước phương Tây với suy nghĩ ban đầu rằng “một khi giàu có lên, Trung Quốc sẽ thay đổi, họ sẽ có dân chủ.” Nhưng hy vọng này đã không xảy ra. Sau mấy chục năm tích góp tư bản, mà bản chất chính là bán sức lao động rẻ mạt của nhân dân, bán rẻ tài nguyên quốc gia rồi đến ăn cắp chất xám, kỹ nghệ của phương Tây, nay Trung Quốc tưởng đã đủ lông đủ cánh, rũ mình đứng lên vọng tưởng tạo ra thế giới riêng.

lam nuoc My vi dai tro lai Donald Trump

Trong 18 năm qua, GDP của Trung Quốc đã tăng hơn 9 lần; trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Phần lớn thành công này được thúc đẩy bởi đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc. Nhà cầm quyền Bắc Kinh áp dụng những chính sách thương mại tự do và công bằng, trong đó thuế quan, hạn ngạch, thao túng tiền tệ, cưỡng bức chuyển giao công nghệ, trộm cắp tài sản trí tuệ và trợ cấp công nghiệp được ban phát vô tội vạ. Những chính sách này đã xây dựng cơ sở sản xuất của Bắc Kinh, với hậu quả là tổn thất của các đối thủ cạnh tranh – đặc biệt là Mỹ.

Thông qua kế hoạch “Made in China 2025”, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đặt mục tiêu kiểm soát 90% các ngành công nghiệp tiên tiến nhất thế giới, bao gồm robot, công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo. Để giành được những đỉnh cao chỉ huy của nền kinh tế thế kỷ 21, Bắc Kinh đã chỉ đạo các quan chức và doanh nghiệp của mình thâu tóm tài sản trí tuệ Mỹ – nền tảng cho sự lãnh đạo kinh tế của Hoa Kỳ bằng mọi phương tiện cần thiết.

Tuy nhiên những tham vọng bá quyền này của Trung Quốc không còn được chính quyền Mỹ bỏ qua như trước nữa. Chính quyền Trump sau khi giải quyết được mối nguy hiểm cận kề nhất là chiến tranh hạt nhân với Bắc Triều Tiên đã quay lại giải quyết vấn đề tâm huyết nhất mà mấy chục năm từ trước khi quyết định ra tranh cử Tổng thống, doanh nhân Donald Trump đã nỗ lực thuyết phục các lãnh đạo quốc gia của mình hành động nhưng không thành công: “Chấm dứt bị lợi dụng, quay lại khôi phục sự vĩ đại của nước Mỹ!”

Tháng 7/2018, sau thượng đỉnh với Kim Jong Un xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân, ông Trump tuyên chiến thương mại với Trung Quốc, yêu cầu Bắc Kinh phải làm ăn công bằng, chấm dứt thao túng tiền tệ, ăn cắp công nghệ, trợ cấp trong nước.

Donald Trump va Kim Jong un

Đến cuối năm 2018, một sách lược ngoại giao để đối phó với Trung Quốc đã được định hình. Chiến lược này bao gồm:

  • Rút khỏi Trung Đông;
  • Tăng cường đầu tư quân sự, đảm bảo vị thế số một về binh lực, sẵn sàng hoạt động tại Biển Đông, biển Nhật Bản, và các khu vực có thể bị Trung Quốc thách thức;
  • Khởi tạo khối đồng minh Châu Á-Thái Bình Dương để đối đầu với “Trục ma quỷ” của Trung Quốc;
  • Gây chiến thương mại, kêu gọi đồng minh tẩy chay các công ty hoạt động tay sai cho chính quyền Bắc Kinh, cắt đứt nguồn sống mờ ám của Bắc Kinh;
  • Lập ngân sách để đối đầu với việc Trung Quốc mua chuộc các chính phủ nước nghèo ở Châu Phi và toàn thế giới.

chien tranh thuong mai symbol

Dưới chính quyền Trump, các mắt xích đồng minh trọng yếu được bền vững thêm. Israel lại trở thành đồng minh đáng tin cậy nhất của Mỹ ở Trung Đông. Nhật Bản đang tìm cách thay đổi Hiến Pháp để quân đội được phép tham chiến ở nước ngoài. Đài Loan ngày càng siết chặt quan hệ với Mỹ và Ấn Độ đặc biệt được thêm vào trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông và Thái Bình Dương của ông Trump.

Cuối năm 2018, Phó Tổng thống Mike Pence có tuyên bố được ví như “thư tuyên chiến với chính quyền Trung Quốc”, trong đó chính quyền Mỹ tố cáo Trung Quốc bên trong thì đàn áp người bất đồng chính kiến, phá nhà thờ, cấm đạo, cưỡng bức tín đồ, bên ngoài thì tìm cách xuất khẩu mô hình chính trị hủ bại ra thế giới, thách thức trật tự thế giới tự do.

Chiến lược An ninh Quốc gia được Tổng thống Trump ký vào tháng 12/2017, lưu ý: các quốc gia nước ngoài đã bắt đầu tái áp đặt sự ảnh hưởng của họ ở khu vực và toàn cầu, và họ đang thách thức lợi thế địa chính trị của nước Mỹ và cố gắng thay đổi trật tự quốc tế theo hướng có lợi cho họ. Quốc gia nước ngoài này mà ông Trump nhắc đến đã được Phó Tổng thống Mike Pence gọi tên cụ thể trong phát biểu tại Viện Hudson ngày 4/10/2018: Trung Quốc.

Chi tiêu quân sự của Trung Quốc hiện bằng toàn thể phần còn lại của châu Á gộp lại, và Bắc Kinh đã ưu tiên khả năng làm xói mòn lợi thế quân sự của Mỹ – trên đất liền, trên biển, trên không, và trong không gian. Trung Quốc khăng khăng đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Tây Thái Bình Dương và cố gắng ngăn cản chúng ta hỗ trợ các đồng minh của mình”, Phó Tổng thống Mỹ nói.

Cùng với sự bừng tỉnh của nước Mỹ, ngày càng có nhiều quốc gia tham gia vào liên minh chống lại “trục ma quỷ” của Trung Quốc, tuy nhiên ma lực của đồng nhân dân tệ cũng thu hút được vô khối chính phủ và các lãnh đạo hủ bại của các nước thiếu tự do, dân chủ trên thế giới. Cuộc đối đầu vào năm tiếp theo đây sẽ là xung đột giữa thế giới văn minh do Mỹ dẫn dắt và lực lượng mới nổi đầy tham vọng, bá quyền, nhưng phản dân chủ và phi đạo đức do Trung Quốc cầm đầu.

Trọng Đức

Xem thêm:

Bình Luận