Kể từ ngày 6/5/2020, quân đội của cả Ấn Độ và Trung Quốc đều tuyên bố rằng nguyên nhân gây xung đột vì đối phương đã có những hành động xâm phạm qua đường kiểm soát biên giới. Gần đây phía Ấn Độ tuyên bố có 20 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng, trong khi phía Trung Quốc không công khai con số thương vong. Có cơ quan truyền thông tiết lộ lý do xung đột biên giới lần này là vì quân đội Trung Quốc thiết lập một trạm quan sát tại một địa điểm chiến lược nằm trên cao.

Tập Cận Bình, Ấn Độ, xung đột biên giới
Ngày 18/6/2020, ảnh ông tập Cận Bình và cờ của cờ của ĐCSTQ bị đốt trong một cuộc biểu tình ở thành phố Guwahati, Ấn Độ, để phản đối Trung Quốc. (Ảnh: Hafiz Ahmed/Shutterstock)

Ngày 18/6, Hãng thông tấn trung ương Đài Loan (CNA) cho biết, theo một nguồn tin nắm rõ về xung đột biên giới Trung – Ấn ở thung lũng Galwan, lý do của xung đột biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc lần này là do quân đội Trung Quốc đã cố gắng xây dựng một trạm quan sát tại một vị trí chiến lược trên cao của điểm tuần tra thứ 14 ở thung lũng Galwan tại Ladakh của Ấn Độ, quân Ấn Độ đã thuyết phục phía quân Trung Quốc từ bỏ ý định này, cuối cùng đã gây ra xung đột giữa hai bên.

Vì nếu quân đội Trung Quốc thiết lập xong trạm quan sát này, họ có thể sử dụng để theo dõi thung lũng ở Ấn Độ, qua đó có thể nhận diện rõ ràng hơn về hoạt động xây dựng đường cao tốc của quân đội Ấn Độ ở bên trong lãnh thổ Ấn Độ, như vậy sẽ thuận tiện có thể cho quân lính từ sườn núi xuống núi để chặn xe trên đường cao tốc của phía Ấn Độ.

Nguồn tin cho biết, hành động của phía Trung Quốc cho xây dựng đài quan sát ở thung lũng Galwan đã vi phạm đồng thuận đạt được tại Hội nghị chỉ huy quân sự Trung Quốc – Ấn Độ vào ngày 6/6, qua đó hai bên rút dần quân đội rời xa điểm đối đầu.

Được biết, Ấn Độ đang xây dựng một con đường từ Darbuk qua Shyok đến Daulat Beg Oldi, điều này có vai trò quan trọng nhất định trong việc Ấn Độ có thể huy động và triển khai quân đội ở biên giới Trung-Ấn. Con đường này không chỉ kết nối Quân đoàn 14 tại thị trấn Lah của Ấn Độ với hồ Pangong là nơi mà quân đội Trung Quốc và Ấn Độ thường xuyên xung đột trong khi tuần tra, mà còn dẫn đến thung lũng Galwan. Ngoài ra, con đường cũng kết nối với một phi trường tiện lợi nằm ở độ cao cao nhất thế giới và có khả năng cho phép hạ cánh máy bay vận tải C-130J.

Nguồn tin dẫn ý kiến ​​của bên quân sự Ấn Độ cho biết rằng, việc xây dựng hoàn thành con đường này sẽ giúp quân đội Ấn Độ có thể nhanh chóng triển khai quân ứng phó trước bất kỳ cuộc xâm lược nào. Hơn nữa, về phía quân đội Trung Quốc cũng đã sớm xây dựng xong nhiều con đường và cơ sở quân sự chiến lược trong khu vực kiểm soát của Trung Quốc, và cũng đã thực hiện các triển khai quân sự. Còn phía Ấn Độ chỉ đang đẩy nhanh tốc độ xây dựng đường và triển khai quân sự, việc quân đội Trung Quốc đưa quân vượt qua đường kiểm soát thực tế can nhiễu hoạt động xây dựng đường của Ấn Độ là phi lý.

Ngày 18/6 tờ Hindustan Times Ấn Độ cho biết, vào lúc 7 giờ tối ngày 15/6, để thuyết phục quân đội Trung Quốc ngừng thiết lập trạm quan sát tại địa điểm chiến lược trên cao của sườn núi Galwan, Đại tá Ấn Độ Bab (B Santosh Babu) dẫn 50 binh sĩ đến điểm tuần tra thứ 14 ở Ấn Độ. Theo thỏa thuận trước đó giữa hai bên, việc tuần tra khu vực tranh chấp không mang theo súng, phía Ấn Độ đã thuyết phục quân đội phía Trung Quốc tháo dỡ trạm quan sát nhưng đã bị từ chối, sau đó xung đột không có vũ khí nóng giữa hai bên đã xảy ra trong một thời gian ngắn.

Thông tin dẫn nguồn tin quân sự cho biết, sau đó cả hai bên đã gửi lính đến tăng cường, trong quá trình xung đột không có vũ khí nóng kéo dài khoảng 7 giờ, quân Trung Quốc đã tấn công quân Ấn Độ bằng gậy sắt và gậy gỗ (gậy nhọn), bên nào cũng có binh sĩ rơi xuống sông. Cuộc xung đột làm 20 lính Ấn Độ thiệt mạng, còn thương vong của quân Trung Quốc khoảng từ 40 – 45 lính.

Y Bình

Xem thêm: