Trong bản báo cáo mới được Liên Hợp Quốc công bố cho thấy, mỗi năm nhân loại sản xuất ra 9 tỉ tấn nhựa, trong đó nguồn rác thải nhựa lớn nhất thế giới đến từ Trung Quốc, tuy nhiên chỉ có 9% được thu hồi tái sử dụng. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres nói, đến năm 2050, rác thải nhựa trong biển e là có thể nhiều hơn cả cá.

 

Embed from Getty Images

Báo cáo của Liên Hợp Quốc chỉ ra, mỗi năm có 8 triệu tấn rác thải nhựa bị vứt xuống biển (Ảnh Getty Images)

Báo cáo chỉ ra, mỗi năm có khoảng 8 triệu tấn nhựa phế thải bị vứt xuống biển, tương đương mỗi ngày, mỗi giây có khoảng 1 xe rác nhựa được đổ xuống biển. Theo Hiệp hội bảo tồn biển của Mỹ đưa ra báo cáo năm 2017, những loại rác thải nhựa này có quá nửa là đến từ 5 nước thuộc khu vực châu Á, lần lượt là Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Thái Lan và Việt Nam; đây là những nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực châu Á, cũng là nơi sản xuất, tiêu thụ và vứt bỏ nhựa nhiều nhất trên thế giới.

Báo cáo cũng nhắc đến, mỗi năm toàn thế giới sử dụng lượng túi nilon vượt quá con số 5 nghìn tỉ chiếc, nếu đem số lượng túi nilon này rải đều ra, diện tích che phủ có thể gấp đôi lãnh thổ nước Pháp. Trong số 9 tỉ tấn nhựa được sản xuất trên thế giới, chỉ có 9% được thu hồi lại, hơn nữa một phần nhựa cuối cùng sẽ bị đưa ra bãi rác, bị chôn hoặc phân tán rải rác ra môi trường xung quanh.

rác thải
Chỉ có 9% lượng rác thải nhựa trên toàn cầu được thu hồi (Ảnh từ báo cáo của Liên Hợp Quốc)

Erik Solheim, Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc đã viết trong bản báo cáo: “Rác thải nhựa gây hại đến từng ngõ ngách trên thế giới.” Rác thải nhựa không chỉ làm hại đến từng cá thể sống trong biển, ô nhiễm nguồn đất, khi thiêu hủy còn giải phóng ra những chất độc hóa học.

Theo báo cáo, năm đầu tiên sau khi có lệnh cấm nhằm giảm thiểu rác thải nhựa, lượng tiêu thụ túi nilon của các nước đã giảm mạnh tới 30%, có 20% là không thay đổi gì nhiều hoặc hoàn toàn không thay đổi. Trong đó một nửa là do chính phủ các nước đã chưa thể phán đoán hiệu quả của lệnh cấm.

Báo cáo cũng đưa ra một số kiến nghị, bao gồm kêu gọi cải thiện việc phân loại thu hồi tái chế hoặc tái sử dụng, thúc đẩy thay thế nhựa bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường thông qua ưu đãi về kinh tế, tuyên truyền đến người tiêu dùng và đẩy mạnh tái sử dụng các sản phẩm nhựa.

Huệ Anh

Xem thêm: