Quan chức về di dân và tị nạn của Liên Hiệp Quốc hôm thứ Hai (30/4) cho biết Colombia đang nhận người tị nạn từ Venezuela mỗi tháng nhiều hơn Ý thời đỉnh điểm khủng hoảng nhập cư Châu Âu tiếp nhận di dân từ Trung Đông và Châu Phi. Cuộc khủng hoảng di dân tại Venezuela hiện tại đã trở thành thảm họa tị nạn tồi tệ nhất thế giới kể từ Thế chiến II.

Embed from Getty Images

Người dân Venezuela đi qua cầu Simon Bolivar nối San Antonio del Tachira (Venezuela) tới  thành phố Cucuta (Colombia).

Bà Chiara Cardoletti, phó đại diện khu vực Mỹ và Caribe của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn (UNHCR) trong hội thảo về khủng hoạng tị nạn do nhóm tư vấn Hội đồng Đại Tây Dương tổ chức hôm thứ Hai (30/4) đã nói về chính quyền Nicolas Maduro của Venezuela như sau:

Venezuela tiếp tục tổ chức số lượng đáng kể người tị nạn, và chúng tôi tiếp tục cảm ơn chính quyền này cho việc duy trì không gian đó cho người tị nạn. Và vì vậy chúng tôi tiếp tục duy trì đối thoại tôn trọng với chính quyền Venezuela để luôn duy trì điều đó cho chúng tôi, với tư cách là cơ quan nhân đạo với trách nhiệm hợp pháp đặc biệt, nhiệm vụ cơ bản của chúng tôi là đảm bảo rằng người dân Venezuela nhận được sự bảo vệ và an toàn bất cứ nơi đâu họ tới”.

Bà Cardoletti chỉ ra rằng tình huống này tại Nam Mỹ đang tồi tệ hơn thời điểm hàng chục ngàn người di dân, chủ yếu từ Châu Phi và Trung Đông tới Châu Âu.

Vào thời gian cao điểm của khủng hoảng nhập cư Châu Âu, Ý trong cả năm đã tiếp nhận khoảng 180.000 người tị nạn. Colombia hiện tại đang nhận mỗi tháng 130.000 người Venezuela. 4.000 tới 6.000 người mỗi ngày đang rời bỏ Venezuela. Số lượng người di cư là rất đáng kể, và tất nhiên, chúng tôi rất quan ngại. Trách nhiệm của chúng tôi là giúp đỡ các chính phủ tiếp nhận người Venezuela”, bà Cardoletti nhấn mạnh.

Bà Cardoletti lưu ý rằng, trong khi các quốc gia Châu Âu khác nhau cùng nhau giúp Ý chia sẻ gánh nặng kinh tế và xã hội liên quan đến việc tiếp nhận người tị nạn, Colombia đang nhận được trợ giúp tối thiểu với cuộc khủng hoảng nhân đạo Venezuela.

Như tôi đã nói, Colombia đang nhận 130.000 người, có thể nhiều hơn hoặc ít hơn con số đó mỗi tháng, và nước này gần như đang tự lực làm điều đó. Họ đang để mở cộng đồng của họ và dịch vụ của họ cho người Venezuela. Tình huống tương tự cũng diễn ra ở Brazil, Peru, Chile và nhiều nước khác ở miền nam Caribe và tôi nghĩ tổng thể đây là một điều rất đáng chú ý khi lục địa này đang thể hiện sự đoàn kết đáng kinh ngạc”, bà Cardoletti nói thêm.

Ông Diego Beltrand, giám đốc khu vực Nam Mỹ của Tổ chức Nhập cư Quốc tế của Liên Hiệp Quốc (IOM), cũng tham gia vào sự kiện hôm thứ Hai (30/4), đã lưu ý rằng số lượng người Venezuela trốn chạy sang các nước láng giềng Nam Mỹ đã tăng vọt từ 90.000 người năm 2010 lên tới 900.000 người ở thời điểm hiện nay.

Cũng trong cuộc hội thảo hôm thứ Hai, bà Cardoletti đã lên tiếng xác nhận rằng Mỹ đang giúp sức cho giải quyết cuộc khủng hoảng di dân Venezuela.

Bà Cardoletti cho biết tại Mỹ “người Venezuela đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt qua người Trung Quốc về xin tị nạn và theo như chúng tôi biết và theo như chúng tôi quan sát thấy… hệ thống tị nạn [dưới thời Tổng thống Donald Trump] đang để mở và sẵn sàng tiếp nhận những người xin tị nạn từ Venezuela”.

Theo số liệu gần đây nhất của Bộ An Ninh Nội địa, nước Mỹ đã cấp quyền tị nạn cho 1.112 người Venezuela từ năm 2014 tới 2016.

Trong cuộc hội thảo hôm thứ Hai, ông Michael Fitzpatrick – phó trợ lý Cục trưởng Cục các vấn đề Tây Bán Cầu của Bộ Ngoại giao Mỹ, đã lưu ý rằng chính phủ Trump đang “tăng cường’’ trợ giúp nhân đạo cho Venezuela, nhưng không thông qua chính quyền Maduro.

Ông Fitzpatrick cho biết: “Từ tháng Ba, chúng tôi đã tăng thêm 18 triệu USD cứu trợ cho người dân Venezuela, những người đang ở trong nước và nếu có thể, mở rộng lớn tới những nước đang tiếp nhận lượng lớn [người di dân Venezuela] đặc biệt là Brazil và Colombia… 9 hoặc 10 nước khác cũng đang nhận trợ giúp từ Mỹ”.

Ông Fitzpatrick cũng xác nhận rằng Mỹ đang làm việc với Liên Hiệp Quốc để cung cấp viện trợ để xử lý cuộc khủng hoảng di dân Venezuela.

Xuân Thành (T/h)

Xem thêm: