Ông Kim Jong-un bí mật thăm Trung Quốc và hội kiến với ông Tập Cận Bình, khiến cục thế tương lai của bán đảo Triều Tiên càng trở nên khó lường trước hơn. Đồng thời, sự kiện này cũng khiến cho cuộc gặp giữa Kim – Trump sắp tới trở nên hồi hộp hơn, đó chính là tương lai liệu ông Kim Jong-un có từ bỏ phát triển vũ khí hạt nhân hay không?

Kim Jong-un
Ông Kim Jong-un

Bởi vì không từ bỏ thử nghiệm hạt nhân, Bắc Triều Tiên sẽ bị Liên Hợp Quốc trừng phạt mạnh tay hơn, chính quyền Kim Jong-un sẽ phải chịu áp lực to lớn. Có lẽ có người nghĩ, nếu đã vậy, sao ông Kim Jong-un không từ bỏ thử nghiệm hạt nhân, để đổi lấy lệnh dừng chế tài của quốc tế. Còn có thể có được sự viện trợ kinh tế, giải trừ các nguy có, việc tốt như thế sao lại không làm chứ? Vì sao nhất định phải mạo hiểm chơi với lửa để rồi có thể mất chính quyền?

Muốn trả lời vấn đề này, cần nhìn lại nguyên nhân Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân. Từ ý nghĩa rộng mà nói, một đất nước có vũ khí hạt nhân, sẽ giúp đất nước có địa vị quân sự trên thế giới và tiếng nói trên trường quốc tế. Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân, ngoài nguyên nhân này, còn có nguyên nhân khủng hoảng chính trị.

Bắc Triều Tiên là một thành viên của Chủ nghĩa Cộng sản, Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn luôn là hậu thuẫn về kinh tế và quân sự cho Bắc Triều Tiên. Khi Cộng sản Liên Xô giải thể vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Bắc Triều Tiên đã mất hậu thuẫn chủ yếu về thương mại và kinh tế, lại thêm việc Trung Quốc và Hàn Quốc bắt đầu xây dựng quan hệ, đồng thời để xoa dịu sự cô lập và áp lực của quốc tế sau sự kiện Lục Tứ, thu hút nguồn đầu tư nước ngoài, ĐCSTQ cũng đã thay đổi cam kết trước đây với Bắc Triều Tiên, năm 1992, ĐCSTQ và Hàn Quốc chính thức xây dựng quan hệ. Vậy là, Bắc Triều Tiên bắt đầu rơi vào sự cô lập của quốc tế và trong trạng thái bị bài xích chưa từng có. Đến năm 1994, Bắc Triều Tiên xảy ra nạn đói chưa từng có, đến năm 1998, tổng số người Bắc Triều Tiên chết có thể lên đến 3 triệu người. Trong tình huống này, Bắc Triều Tiên đã nhanh chóng phát triển vũ khí hạt nhân, để làm công cụ đe dọa quốc tế và để kiếm tiền.

So với ĐCSTQ, Bắc Triều Tiên cực đoan hơn về phương diện tuyên truyền hình thái ý thức và khống chế người dân. Đặc biệt là phương diện kinh tế, Bắc Triều Tiên đã hoàn toàn không cách nào tham gia vào quỹ đạo quốc tế, chỉ có thể hoàn toàn dựa vào viện trợ kinh tế từ bên ngoài và giao dịch vũ khí phi pháp để duy trì. Do đó, từ góc độ này mà xét, phát triển vũ khí hạt nhân thực ra là công cụ và thủ đoạn để Kim Jong-un duy trì quyền lực, cũng là điều kiện đàm phán để đổi lấy viện trợ của thế giới.

Đối với chính quyền ĐCSTQ mà nói Bắc Triều Tiên là công cụ để đối kháng với thế giới tự do, do đó Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân tự nhiên cũng trở thành một canh bạc của ĐCSTQ.

Vậy, chính quyền Kim Jong-un dưới áp lực tấn công quân sự của Mỹ, cuối cùng có thể hoàn toàn từ bỏ vũ khí hạt nhân không?

Câu trả lời là không.

Nhìn tổng quan tất cả chính quyền cộng sản trên thế giới, đều có 2 đặc điểm chung: thứ nhất là dùng bạo lực giành chính quyền; thứ hai là sau khi giành chính quyền, sẽ dùng tất cả các thủ đoạn tàn bạo và bằng mọi giá để duy trì quyền lực. Lịch sử và hiện thực đều chứng minh đặc điểm này. Đối với chính quyền Kim Jong-un và ĐCSTQ mà nói, tương lai vẫn sẽ thể hiện ra đặc điểm này.

Vậy, nếu phát triển vũ khí hạt nhân là công cụ hữu hiệu nhất để Kim Jong-un duy trì sự thống trị trong giai đoạn hiện nay, dù phát triển vũ khí hạt nhân không được viết vào Hiến pháp và Điều lệ đảng, Kim Jong-un cũng tuyệt đối không thực sự từ bỏ vũ khí hạt nhân, mặc dù rất có thể Kim Jong-un lựa chọn thủ đoạn lừa gạt để trì hoãn nhằm ứng phó với cuộc gặp mặt ông Trump sắp diễn ra.

Đối với ĐCSTQ mà nói, nếu Kim Jong-un nếu mất chính quyền vì từ bỏ vũ khí hạt nhân, thì ĐCSTQ cũng mất đi một công cụ hữu hiệu, do đó, ĐCSTQ nhất định sẽ ngầm ủng hộ Kim Jong-un phát triển vũ khí hạt nhân.

Không từ mọi thủ đoạn để duy trì quyền lực, là mục đích tồn tại duy nhất của chính quyền Kim Jong-un và ĐCSTQ, hiểu được điểm này, thì sẽ hiểu được vì sao hiện nay ĐCTQ và Bắc Triều Tiên cần “tiếp tục phát triển tình hữu nghị truyền thống”.

Huệ Anh

Xem thêm: