Thống đốc Kentucky Matt Bevin hôm 19/3 đã ký luật cấm nạo phá thai khi thai phụ căn cứ vào lý do giới tính, sắc tộc hoặc di tật thai nhi. Tuy nhiên, luật này đã lập tức bị một thẩm phán tòa án liên bang chặn sau khi thụ lý đơn kiện của Liên minh Tự do Dân sự Mỹ.

Embed from Getty Images

Thống đốc bang Kentucky Matt Bevin là thành viên đảng Cộng hòa, ủng hộ chống phá thai.

Trước khi Thống đốc Matt Bevin ký dự luật nêu trên được gọi là luật Hạ viện số 5 thành luật, Hạ viện bang Kentucky đã thông quan dự luật này vào hồi cuối tháng hai với 67 phiếu thuận, 25 phiếu chống. Dự luật này cũng vừa được Thượng viện Kentucky phê duyệt tuần trước với số phiếu 32-4.  Luật có hiệu lực ngay lập tức sau khi được Thống đốc Bevin ký duyệt do có điều khoản khẩn cấp.

Luật Hạ viện số 5 yêu cầu các bác sĩ tiến hành nạo phá thai phải làm xác nhận bằng văn bản rằng bệnh nhân không muốn phá thai vì giới tính, sắc tộc, màu da, nguồn gốc quốc tịnh hoặc di tật của thai nhi.

Nếu bác sĩ vi phạm luật này, họ sẽ đối mặt với việc bị truy tố trọng tội và bị tước bằng y khoa; nhưng các thai phụ phá thai không phải chịu bất kỳ án phạt nào.

Hôm 15/3, Liên minh Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) đã gửi đơn kiện dự luật Hạ viện số 5 lên tòa án quân liên bang tại Lousiville, Kentucky. Trong đơn kiện, ACLU tuyên bố rằng phụ nữ có quyền phá thai và dự luật của nghị viện Kentucky xâm phạm quyền đó.

Phản ứng với đơn kiện của ACLU, văn phòng thống đốc Kentucky hôm 19/3 đã thông báo trên một tờ báo địa phương rằng thống đốc đã ký luật và cho biết luật này là nhằm cấm “phá thai dựa trên thuyết ưu sinh”.

Thuyết ưu sinh là hành vi cố gắng cải thiện giống nòi bằng việc ngăn chặn những thai nhi được coi là thấp kém ra đời, trong đó bao gồm quan niệm mang tính lịch sử về các chủng tộc nhất định. Hitler là một người ủng hộ mạnh mẽ thuyết ưu sinh.

Trong thông báo nêu trên của văn phòng thống đốc, lãnh đạo Cơ quan Y tế và Gia đình Kentucky, Adam Meier cho hay: “Hãy tưởng tượng rằng một phụ nữ tại Kentucky muốn phá thai chỉ vì cô ta muốn bé gái hơn bé trai. Hoặc tưởng tượng rằng người phụ nữ đó muốn phá thai vì cô ta không muốn đứa trẻ của mình là thuộc một sắc tộc hay quốc gia nhất định. Hoặc tưởng tượng rằng người phụ nữ đó muốn phá thai vì đứa bé trong bụng cô ta chỉ bị khuyết tật không nguy hiểm tới tính mạng ví như hội chứng Down. Cho tới nay, những trường hợp phá thai như này là hợp pháp tại cộng đồng Kentucky.”

Tuy nhiên, chỉ một ngày sau khi luật cấm phá thai nêu trên có hiệu lực, Thẩm phán David J. Hale của tòa án quận liên bang đã ra phán quyết cấm thi hành tạm thời luật này.

Tuần trước, Thẩm phán Hale cũng đã cấm tạm thời thực thi một luật mới khác của Kentucky trong đó cấm hầu hết các trường hợp phá thai khi thai nhi đã có tim thai.

Tân Bình