Chỉ trong thời gian ngắn, dịch bệnh COVID-19 đã bùng phát mạnh mẽ và lây lan nhanh chóng đến 48 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với hơn 82.000 trường hợp chẩn đoán nhiễm bệnh và hơn 2.800 ca tử vong. Theo các chuyên gia dịch tễ học tại Đại học Harvard ở Hoa Kỳ, chỉ trong vòng một năm, 70% dân số thế giới có khả năng bị nhiễm ‘viêm phổi Vũ Hán’. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng rõ ràng.

COVID-19
(Ảnh minh họa/Shutterstock)

Ngày 24/2, James Hamblin, giảng viên tại Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Yale, đã xuất bản một bài báo trên tạp chí The Atlantic có tiêu đề “Bạn có khả năng bị nhiễm virus corona”. Bài báo chỉ ra rằng, sẽ có rất nhiều người có khả năng nhiễm virus corona chủng mới này, và dù hầu hết các trường hợp không nguy hiểm đến tính mạng thì vẫn có thể khiến dịch bệnh trở nên khó kiểm soát hơn.

Hamblin giải thích rằng, năm 1997, khi lần đầu tiên người ta phát hiện ra virus cúm gia cầm H5N1, tình trạng của những người bị nhiễm bệnh đều hết sức nghiêm trọng, dấu hiệu mắc bệnh rõ ràng, vô cùng ốm yếu. Nếu bị nhiễm và không được cách ly chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ xấu đi nhanh chóng. H5N1 có tỷ lệ tử vong khoảng 60%. Tuy nhiên, kể từ năm 2003, virus này chỉ giết chết 455 người bởi dịch bệnh này không lây lan trực tiếp từ người sang người.

Hai loại virus corona xuất hiện trước đây là SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) và MERS (Hội chứng hô hấp ở Trung Đông) đã được tìm thấy từ động vật, cũng như H5N1. Bệnh nhân mắc các loại bệnh này có nguy cơ tử vong cao. SARS và MERS, mỗi một dịch bệnh đều khiến hơn 1.000 người thiệt mạng.

Trong khi đó, virus cúm nhẹ hơn rất nhiều, chỉ khiến khoảng 0,1% số người bị nhiễm tử vong, nhưng lại khiến hàng trăm nghìn người tử vong mỗi năm.

Virus corona mới (SARS-CoV-2) gây bệnh ‘viêm phổi Vũ Hán’ đang lan rộng khắp thế giới, theo tính toán hiện tại thì tỷ lệ tử vong thấp hơn 2%. Thế nhưng hiện tại, số ca tử vong do nhiễm ‘viêm phổi Vũ Hán’ đã tăng gấp đôi so với SARS và MERS.

Virus corona chủng mới này tương tự như virus cúm ở chỗ chúng có cả hai chuỗi RNA đơn. Virus này được cho là đã tiến hóa ở người để tối đa hóa sự lây lan của chính chúng, điều đó có nghĩa là có thể nhiễm bệnh, nhưng không chết người. Nó làm cho người ta nhiễm bệnh, nhưng không thể dự đoán được, cách nhận dạng cũng khác thường. Tuần trước, 14 người Mỹ trên tàu du lịch Diamond Princess ở Nhật Bản có sức khỏe hoàn toàn bình thường nhưng khi xét nghiệm lại dương tính với SARS-CoV-2. Chủng virus này có thể coi là nguy hiểm nhất, bởi vì dường như đôi khi nó không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Có thể thấy, tốc độ lây truyền COVID-19 sẽ phụ thuộc vào mức độ lây nhiễm của bệnh trong những trường hợp nhẹ hơn mà chưa được chẩn đoán hay cách ly.

>> 8 lần xét nghiệm vẫn âm tính: Nguyên nhân “âm tính giả” là gì?

James Hamblin còn dẫn lời giáo sư Marc Lipsitch, Giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Cộng đồng Đại học Harvard về việc chúng ta khó có thể ngăn chặn dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’, và thậm chí trong vòng một năm, có khoảng 40-70% dân số thế giới sẽ bị nhiễm bệnh, cho dù hầu hết chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng nào. Giống như bệnh cúm, thường chỉ đe dọa đến tính mạng đối với những người mắc các bệnh mãn tính và cao tuổi, còn hầu hết các trường hợp đều qua khỏi mà không phải được chăm sóc y tế.

>> Mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc liên quan gì đến người Việt?

Không chỉ có Lipsitch cho rằng dịch COVID-19 sẽ tiếp tục lan truyền trên diện rộng. Trên thực tế, nhiều nhà dịch tễ học đều có sự đồng thuận rằng, ‘viêm phổi Vũ Hán’ cuối cùng sẽ trở thành một bệnh theo mùa mới. Và nếu điều này xảy ra như dự đoán, căn bệnh này tiếp tục nghiêm trọng như hiện nay, thì “mùa lạnh và mùa cúm” có thể trở thành “mùa lạnh, mùa cúm và mùa COVID-19”.

Chuyên gia Đức: COVID-19 trở thành đại dịch toàn cầu là điều khó tránh khỏi

Bên cạnh sự lây lan của dịch bệnh ‘viêm phổi Vũ Hán’ ở Trung Quốc, đã có nhiều ổ dịch bùng phát ở Hàn Quốc, châu Âu và Trung Đông. Về vấn đề này, Chuyên gia virus học Christian Drosten của Bệnh viện Đại học Charité ở Berlin tin rằng COVID-19 trở thành đại dịch toàn cầu là điều khó tránh khỏi. Hiện tại, nhiều quốc gia đã sử dụng tối đa các nguồn lực, nhưng vẫn không thể kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh.

Đài Tiếng nói Đức đưa tin, ông Drosten nêu ra thực tế rằng nhiều người đã bị nhiễm SARS-CoV 2 nhưng không có triệu chứng hoặc chỉ xuất hiện các triệu chứng rất nhẹ, không rõ ràng nên họ không đi kiểm tra. Điều này đồng nghĩa với việc họ đang mang virus trong người và có thể lây nhiễm cho nhiều người khác tiếp xúc trực tiếp với mình, từ đó khiến dịch bệnh lây lan một cách vô thức.

Christian Drosten cũng trích dẫn kết quả nghiên cứu mô hình về sự lây lan của dịch bệnh của Imperial College London. Theo mô hình này, dựa trên các trường hợp lây nhiễm được công bố ở Trung Quốc, thì mới chỉ có khoảng 1/3 số bệnh nhân được chẩn đoán xác nhận. Do đó, ông tin rằng đến thời điểm hiện tại, không ai có thể ngăn COVID-19 trở thành đại dịch toàn cầu.

Hiện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn tránh sử dụng từ “đại dịch” để miêu tả dịch bệnh COVID-19 không ngừng gia tăng hiện nay. Nhưng nhiều nhà khoa học khẳng định, cánh cửa cho cơ hội ngăn chặn dịch bệnh hiện đã khép lại.

Minh Ngọc (t/h)

Xem thêm: