Sau hơn 1 tháng kể từ khi cựu Chủ tịch Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol) bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ, ngày 21/11, Đại hội thường niên của của tổ chứ này diễn ra tại Dubai với hơn 1000 đại biểu tham dự đến từ hơn 190 quốc gia đã bầu chọn được chủ tịch mới. Ông Kim Jong Yang, người Hàn Quốc đã trở thành tân Chủ tịch Interpol.  

interpol
Ông Kim Jong Yang – Tân Chủ tịch của Tổ chức Cảnh sát hình sự Quốc tế (Ảnh: VCG)

Ngày 29/9, cựu Chủ tịch Interpol đồng thời cũng là Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Mạnh Hồng Vĩ đã mất tịch bí ẩn sau khi từ Pháp trở về Trung Quốc. Ngày 5/10, sau khi vợ của ông Mạnh Hồng Vĩ trình báo vụ việc với phía cảnh sát nước Pháp, thông tin ông Mạnh mất tích tại Trung Quốc đã lập tức khiến dư luận quốc tế chú ý.  

Dưới áp lực của dư luận quốc tế, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc đã ra thông báo ngay trong đêm 7/10, theo đó, ông Mạnh Hồng Vĩ liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật Trung Quốc, nên đang bị điều tra. Trong cùng ngày, Interpol cũng nhận được đơn từ chức của ông Mạnh.

Sau khi ông Mạnh Hồng Vĩ từ chức, để đảm bảo Interpol được hoạt động bình thường và không bị ảnh hưởng, tổ chức này đã cố gắng chọn ra tân Chủ tịch trong thời gian ngắn nhất để thay thế ông Mạnh. Trong số ứng cử viên được chọn, có Phó Chủ tịch Interpol đến từ Hàn Quốc là ông Kim Jong Yang và ông Alexander Prokopchuk – Phó Chủ tịch Interpol đến từ Nga đồng thời cũng là quan chức Bộ Nội chính Nga.

Ngày 19/11, Thượng Nghị sĩ Liên bang Mỹ là Jeanne Shaheen, Roger Wicker, Chris Coons và Marco Rubio cùng lên tiếng kêu gọi các thành viên của Đại hội đồng Interpol từ chối ủng hộ ông Alexander Prokopchuk làm tân Chủ tịch của tổ chức này. Lý do đưa ra là, họ lo lắng Nga sẽ lạm dụng chức quyền để đối phó với những người bất đồng chính kiến trong nước Nga. Trước đây, Nga thường xuyên lạm dụng quyền lợi trong tổ chức này để đàn áp những tổ chức, những nhân sĩ và phóng viên bất đồng chính kiến. Do đó, họ hình dung nếu lựa chọn ông Alexander Prokopchuk làm tân Chủ tịch Interpol chẳng khác gì “để một con cáo trông chuồng gà”.

Theo các kênh truyền thông quốc tế đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, Mỹ kiên quyết ủng hộ ứng cử viên người Hàn Quốc là ông Kim Jong Yang làm tân chủ tịch của Interpol.  

Tổ chức Cảnh sát hình sự Quốc tế được thành lập năm 1914, tổng bộ được đặt tại thành phố Lyon (Pháp). Hiện tại có 194 nước thành viên, đây cũng là tổ chức hợp tác cảnh vụ mang tính toàn cầu duy nhất, và là tổ chức lớn đứng thứ 2 sau Liên Hiệp Quốc.

Chủ tịch Interpol do toàn thể đại hội đồng lựa chọn ra, nhiệm kỳ 4 năm, sau nhiệm khi hết nhiệm kỳ sẽ không được tham gia tranh cử nhiệm kỳ tiếp theo nữa. Là người phụ trách cao nhất của tổ chức này, chức trách Chủ tịch Interpol chủ yếu là đảm bảo các hoạt động của tổ chức tuân thủ theo các nghị quyết, chỉ đạo và giảm sát Tổng thư ký.

Tháng 11/2016, ông Mạnh Hồng Vĩ trúng cử chức Chủ tịch Interpol, ông Mạnh cũng trở thành người Trung Quốc đầu tiên là người đứng đầu tổ chức này, nhiệm kỳ của ông đến năm 2020.

Thực ra, khi ông Mạnh Hồng Vĩ đảm nhận chức Chủ tịch Interpol, các tổ chức nhân quyền lo lắng chính quyền Bắc Kinh sẽ lợi dụng tổ chức này để làm kênh truy nã quốc tế đối với người Hoa bất đồng chính kiến ở nước ngoài. Do đó, thời điểm ông Mạnh nhậm chức Chủ tịch Interpol, giới quan sát cho rằng Trung Quốc thông qua hối lộ để thâm nhập vào Interpol, và là kết quả đằng sau các giao dịch ngầm giữa Bắc Kinh và nước Pháp. Đồng thời, điều này cũng có nghĩa là Interpol trở thành tổ chức ngoại vi của Bắc Kinh, từ đó khiến cho Interpol mất đi sự tin tưởng trong cộng đồng quốc tế.

Trong một tuyên bố hôm 19/11, Tổ chức Theo dõi nhân quyền của Liên Hợp Quốc chỉ trích Interpol vì “hờ hững trước vụ cựu chủ tịch Mạnh Hồng Vĩ mất tích”. “Đây là hành vi cực kỳ đáng thất vọng và đáng lo ngại từ một tổ chức được cho là để bảo vệ người dân khỏi sự lạm dụng quyền lực. Họ đã tiếp tay cho những vi phạm như vậy”, phát ngôn viên của Grace Meng – vợ ông Mạnh Hồng Vĩ cho biết.

Hiện tại người trúng cử chức Chủ tịch Interpol là ông Kim Jong Yang, do đó giới quan sát kỳ vọng tổ chức này có thể thực sự thực hiện chức trách và sứ mệnh của mình, để nâng cao uy tín khiến cộng đồng quốc tế có thể lấy lại niềm tin vào tổ chức này.

Huệ Anh

Xem thêm: