Mối lo ngại đến từ những chiến binh hồi hương về Indonesia từ Trung Đông lớn chứng nào?

(WORLD SECTION) INDONESIA-JAKARTA-IS-JOURNALIST-RALLY

Nhà nước Hồi giáo cực đoan (ISIS) đang mất dần lãnh thổ căn bản ở phía bắc Iraq và miền đông Syria, điều này đặt ra mối lo ngại mới tại Đông Nam Á khi số lượng các tay súng IS hồi hương tăng lên. Trong tháng 12/2015, Soufan Group  ước tính có khoảng 900 tay súng Đông Nam Á, đa số là người Indonesia, đã tới Syria và Iraq để tham chiến trong hàng ngũ IS. Ước tính chính thức của các cơ quan tình báo Đông Nam Á con số tay súng thực tế ở khoảng mức từ 1.200 đến 1.800. Mặc dù rất khó để biết được chính xác có bao nhiêu tay súng trong khu vực hiện đang tham gia IS, nhưng theo tờ Straits Times thông tin gần đây nhất, có khoảng 392 người Indonesia được cho là đang chiến đấu cho Nhà nước hồi giáo (IS) ở vùng cận Đông Levant. Trong các video của IS, người ta cũng đã thấy các tay súng người Malaysia, nhưng con số được tin là ít hơn nhiều.

Tuy nhiên, không phải tất cả những cư dân Đông Nam Á tới lãnh thổ do ISIS kiểm soát đều chiến binh Hồi giáo. Ước tính 45% số này là phụ nữ và trẻ em đi cùng những người đàn ông tham chiến. Ngoài ra, cũng có những người đến đây để tham gia các nhóm vũ trang nổi dậy khác, chẳng hạn như nhóm Jabhat-al-Nusra.

Kể từ tháng 7/2014, IS  mà trực tiếp là  Trung tâm truyền thông Al-Hayat của tổ chức này đã đăng tải các video tuyên truyền và tuyển lính chiến lên mạng xã hội nhằm thuyết phục người Hồi giáo tại Indonesia, Philippines và Malaysia tham gia nhóm vũ trang cực đoan này. Mặc dù hiện nay, IS  không tạo ra một mối đe doạ rõ rệt trong khu vực Đông Nam Á, nhưng số lượng người Indonesia và các tay súng nói tiếng Mã Lai cũng đã đủ lớn để hình thành nên đơn vị chiến đấu ở Syria, được gọi là Katibah Nusantara. Được chính thức ra mắt vào tháng 9/2014, qua một loạt các nghi lễ bayat (lời thề trung thành), nhóm Katibah này tích cực tuyển quân trong khu vực, tạo dựng nền tảng xã hội cho các tân binh thích ứng và dễ kết nối với các thành viên khác của IS, cũng như hướng dẫn đào tạo hậu cần và huấn luyện chiến thuật.

Các cuộc thăm dò dư luận được tiến hành bởi Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy IS khó có thể trông chờ sự ủng hộ từ bên trong lãnh thổ Indonesia; 79% người dân có một cái nhìn tiêu cực về nhóm so với chỉ có 4% người ủng hộ. Gần 50 người Indonesia ra nhập IS đã trở về quê hương của họ, mô tả sự vỡ mộng sau khi gia nhập nhóm cực đoan này. Thêm 200 người Indonesia nữa, trong đó 60% là phụ nữ và trẻ em, cũng đã bị trục xuất khỏi biên giới Thổ Nhĩ Kỳ trước khi có thể đặt chân tới Syria hoặc Iraq.

Có hay không mối đe dọa IS tại Indonesia?

Các cuộc tấn công khủng bố không phải là mới ở Indonesia. Sau vụ tấn công 11/9 tại Mỹ năm 2001, nguy cơ khủng bố đã được cảnh báo nhiều hơn ở nhiều nơi trên toàn thế giới. Jemaah Islamiya (JI), một nhóm khủng bố có liên quan đến al-Qaeda, và các tổ chức cực đoan của nó đã thực hiện một loạt các vụ đánh bom và các cuộc tấn công khắp đất nước này.. Những sự vụ đáng chú ý nhất bao gồm các vụ đánh bom lại Bali năm 2002 làm 202 người thiệt mạng (chủ yếu là người nước ngoài); các vụ đánh bom khách sạn J.W Marriott tại Jakarta năm 2003, giết chết 12 người; một vụ đánh bom xe bên ngoài Đại sứ quán Úc ở Jakarta, lấy đi mạng sống của 10 người Indonesia; những vụ đánh bom tiếp theo tại Bali năm 2005 làm 26 người thiệt mạng; và vụ đánh bom tại khách sạn Marriott và Ritz-Carltoan đã giết chết ít nhất 9 người. Cuộc tấn công gần đây nhất xảy ra vào tháng 1/2016, nhiều vụ nổ gần trung tâm mua sắm Sarinah và Trung tâm thông tin của Liên Hiệp Quốc (UN) đã làm rung chuyển Jakarta, giết chết 8 người và nhiều người khác bị thương. Đây là vụ tấn công đầu tiên tại Indonesia mà IS lên tiếng nhận trách nhiệm.

Hiện nay, chưa có sự hiện diện chính thức của IS tại Đông Nam Á và ít người tin rằng IS là mối đe dọa đáng kể với khu vực. Tuy nhiên, với lịch sử chia rẽ và có tồn tại các nhóm phiến quân như Mujahideen Indonesia Timur (MIT) tại Indonesia và Abu Sayyaf ở Phillipines đã cam kết trung thành với IS, rấy lên quan ngại về việc có thể một chi nhánh của IS sẽ được thành lập chính thức tại Đông Nam Á.

Tại Indonesia, Jemaah Islamiya (JI) cũng đã cam kết trung thành với IS từ tháng 7/2014, sau đó đã hủy bỏ tuyên bố này.  Mặc dù, JI đã bị Mỹ và Liên Hiệp Quốc chỉ định là nhóm khủng bố và cũng có thực lực, nhưng nó có nhiều vấn đề cơ bản rất khác với IS.

Vấn đề chiến binh hồi hương

Khi lãnh thổ gốc của IS bị thu hẹp, nguy cơ nhóm này sẽ mở rộng ra nước ngoài ngày càng cao, bằng cách khuyến khích những cuộc tấn công “sói đơn độc”. Cũng có mối lo ngại về việc các tay súng người Indonesia sẽ hồi hương với hành trang là kinh nghiệm huấn luyện, chiến đấu, cùng đầu óc bị hun đúc bởi một ý thức hệ cực đoan.

Thuật ngữ “người hồi hương” bao gồm nhiều loại khác nhau: các chiến binh đã tham chiến, phụ nữ và trẻ em đã đi cùng họ, vị thành niên, và những người không chiến đấu v.v…Trên bình diện toàn cầu, câu hỏi làm thế nào để đối phó với người hồi hương thường xoay quanh hai vấn đề trung tâm sau: (1) vấn đề bằng chứng, tức là làm thế nào để chứng minh ai đó đã tham gia bạo lực và mức độ chấp nhận của các bằng chứng dựa trên Internet; (2) Nhà nước thiếu năng lực trong việc tiến hành phục hồi và tái hòa nhập. Trong trường hợp Indonesia, hầu hết những người đã trở về đều là những người không tới được Syria, do đó thiếu đào tạo và kinh nghiệm. Những người “hồi hương” này sau đó có thể được phân loại là “người bị trục xuất” và không nên tính vào số tay súng cực đoan trở về. Sự phân biệt này là điều tối quan trọng.

Joseph Chinyong Liow, một thành viên của Viện Brookings lưu ý rằng trong việc đánh giá mức độ đe doạ  cần công bằng giữa những người trở về nước sau cuộc thánh chiến Afghanistan vào những năm 1980 và những người có thể trở lại sau khi tham chiến tại Levant hiện nay. Điểm đặc biệt này đòi hỏi sự hiểu biết hơn về bối cảnh của các phong trào chính trị và lịch sử ở Indonesia. Hầu hết các chiến binh tham gia Chiến tranh Afghanistan đã có kinh nghiệm thực chiến để rồi  sau đó trở lại Indonesia và lật đổ chế độ đàn áp dưới thời Tổng thống Suharto. Tuy nhiên, Indonesia hậu Suharto đã có nhiều thay đổi, chính phủ liên tục củng cố nền dân chủ, do vậy môi trường hiện nay không đòi hỏi việc sử dụng khẩn cấp các kỹ năng chiến đấu như vậy.

Cuối cùng, cũng có niềm tin rằng những người đang bị nhúng sâu vào cuộc chiến tại Levant sẽ lựa chọn kết thúc cuộc chiến nơi họ xem là “trận chiến vĩ đại cuối cùng”. Họ sẽ tiếp tục ở lại và bị hút sâu hơn vào ý thức hệ khủng bố chứ không trở về nhà.