Trong những tháng gần đây, nhiều nước tiêu biểu như Mỹ, Anh, Ấn Độ… đã bắt đầu có những động thái tích cực tẩy chay “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc Huawei. Gần đây, trong trả lời truyền thông Nhật Bản, Chính ủy Viện hành chính Đài Loan là Đường Phụng (Audrey Tang) cho biết Huawei giống như “con ngựa thành Troy”, việc sử dụng thiết bị của họ sẽ mang lại rủi ro cho cơ sở hạ tầng viễn thông nòng cốt của quốc gia, từ đầu năm 2014 Đài Loan đã loại Huawei khỏi mạng 4G.

Huawei
(Ảnh minh họa từ mrfiza/Shutterstock)

Đài Loan đã tẩy chay Huawei từ năm 2014

Gần đây, trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Nhật Bản, Chính ủy Đường Phụng của Viện hành chính Đài Loan cho biết “Không có doanh nghiệp tư nhân thực sự ở Trung Quốc, nhìn từ góc độ nhà cầm quyền ĐCSTQ, bất cứ khi nào đảng cầm quyền cũng có thể thay đổi người lãnh đạo của doanh nghiệp”. Do đó, nếu các cơ sở của các doanh nghiệp Trung Quốc được đặt trong cơ sở hạ tầng của Đài Loan, sẽ có những rủi ro rất lớn mỗi khi hệ thống được làm mới, có thể cho phép “những con ngựa thành Troy xâm nhập”.

Đường Phụng chỉ ra rằng vào năm 2014 khi Đài Loan bước vào kỷ nguyên 4G, dưới yêu cầu của giới bảo vệ nhân quyền, Ủy ban Truyền thông Quốc gia (NCC) và Ủy ban An ninh Quốc gia Đài Loan đã từ chối các công ty Trung Quốc như Huawei và ZTE tham gia xây dựng mạng 4G của Đài Loan.

Sau khi nhà chức trách Bắc Kinh thực hiện Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông, nhiều người Hồng Kông đang cố gắng loại bỏ “dấu vết kỹ thuật số” của họ, cho thấy môi trường mạng đáng tin cậy là vô cùng quan trọng để bảo vệ dữ liệu. “Khi bạn ở trong môi trường của một hệ thống thù địch thì hệ thống này sẽ tìm mọi cách để truy cập dữ liệu của bạn, thực tế bạn rất khó để bảo vệ thông tin cá nhân của mình, và thậm chí có lẽ không thể loại bỏ được dấu vết kỹ thuật số của bạn.”

Đường Phụng cũng cảnh báo: “Cách tốt nhất và an toàn nhất là hoàn toàn không sử dụng các thiết bị kỹ thuật số, còn nếu cần thiết phải sử dụng thì cố gắng thật cẩn trọng. Nhưng nếu nhà khai thác viễn thông muốn hãm hại thì việc xóa bỏ dấu vết kỹ thuật số của bạn cũng vô dụng.”

 

Cộng đồng quốc tế đã bắt đầu tiếp bước

Những thông tin gần đây chỉ ra, ‘gã khổng lồ’ viễn thông Trung Quốc Huawei đã bị nhiều quốc gia chỉ định là tổ chức chi nhánh của quốc gia giám sát ĐCSTQ.

Hôm 14/7, Chính phủ Anh tuyên bố rằng họ sẽ cấm Huawei tham gia xây dựng mạng 5G của Anh và trong vòng 6 năm sẽ loại bỏ tất cả các thiết bị Huawei hiện có.

Trong họp báo thường kỳ hôm 15/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đánh giá cao quyết định của Anh về việc chặn Huawei, mô tả Huawei là “nhà cung cấp 5G không đáng tin cậy”. Cùng ngày, một tuyên bố khác của Pompeo cũng đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ hạn chế việc cấp thị thực nhập cảnh cho một số nhân viên của các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei, bởi vì các công ty này cung cấp hỗ trợ vật chất cho nhà cầm quyền vi phạm nhân quyền trên phạm vi toàn cầu.

Một nguồn tin khác từ Yomiuri Shimbun (Nhật Bản) chỉ ra, từ tháng Tư năm ngoái, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu xây dựng hướng dẫn mua sắm thiết bị liên lạc của các công sở, theo đó, khi mua không chỉ phải xem xét vấn đề giá cả mà quan trọng hơn cả là rủi ro bảo mật. Nhiều lý giải chỉ ra rằng động thái của Chính phủ Nhật Bản chủ yếu là loại trừ các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc như Huawei và ZTE. Hiện tại, Chính phủ Nhật Bản đang xem xét mở rộng phạm vi loại bỏ các sản phẩm viễn thông của Trung Quốc vì lý do bảo mật.

Tháng Sáu vừa qua, truyền thông Ấn Độ cũng dẫn lời quan chức chính phủ cho biết, Chính phủ Ấn Độ sẽ cấm Trung Quốc cung cấp thiết bị viễn thông cho bất kỳ nhà khai thác viễn thông nhà nước nào tại nước này, cũng có thể cấm các nhà khai thác tư nhân sử dụng thiết bị của Trung Quốc như Huawei và ZTE.

Hồi tháng 1/2020, Liên minh châu Âu cũng tuyên bố rằng trong kế hoạch xây dựng mạng nòng cốt 5G, các quốc gia thành viên có thể loại trừ các nhà cung cấp “có rủi ro cao” hoặc hạn chế sử dụng công nghệ thiết bị của họ. Nhiều phân tích cho rằng mục tiêu của bước đi này chính là Huawei.

Y Bình

Xem thêm: