Hơn 150 nghị sĩ Anh từ cả hai viện Quốc hội gần đây đã ký một lá thư và Bản kiến nghị kêu gọi “chính sách bảo hiểm” cho người dân Hồng Kông, trong đó có việc cấp quyền công dân thứ hai và đảm bảo nơi ở khác cho người dân Hồng Kông.

Người biểu tình kêu gọi Tổng thống Trump giải phóng Hồng Kông.
Người biểu tình kêu gọi Tổng thống Trump giải phóng Hồng Kông. (Ảnh đăng trên tài khoản Twitter Jimmy Choi)

Theo trang tin hongkongwatch.org, gần 130 nhà lập pháp Anh hôm thứ Hai (9/9) đã ký một lá thư gửi Ngoại trưởng Anh Dominic Raab kêu gọi Khối thịnh vượng chung trao quyền công dân thứ hai cho cư dân thành phố Hồng Kông.

Lá thư được ký bởi thành viên của tất cả các đảng phái, trong đó bao gồm Christopher Francis Patten, Thống đốc người Anh cuối cùng của Hồng Kông; Tom Tugendhat, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện; Ian Blackford, Lãnh đạo Đảng Dân tộc Scotland; Nghị sĩ Đảng Lao động Sarah Champion; Nghị sĩ Đảng Dân chủ Tự do và nhà bảo trợ Hong Kong Watch Alistair Carmichael và Công tước Alton của Liverpool.

Các nghị sĩ cũng thúc giục ông Dominic Raab giúp người dân Hồng Kông tìm quyền được có chỗ ở tại nơi khác nếu họ muốn rời thành phố bán tự trị này.

Lá thư của gần 130 nghị sĩ Anh (100 thành viên Thượng viện và 29 thành viên Hạ viện) kêu gọi ông Raab tìm kiếm sự ủng hộ “chính sách bảo hiểm quốc tế” cho người dân Hồng Kông khi ông tham gia hội nghị các nhà lãnh đạo Khối thịnh vượng chung vào năm tới tại Rwanda.

Theo Nam Hoa Tảo báo (Hồng Kông), các nhà lãnh đạo Khối thịnh vượng chung dự kiến sẽ họp mặt tại thủ đô Kigali, Rwanda vào tháng 6/2020. Thành viên của khối này gồm Anh, Úc, Canada, Singapore, Malaysia, Ấn Độ và một số nước khác tại Châu Phi và Caribe.

Lá thư của các nghị sĩ Anh có đoạn viết: “Chúng tôi kêu gọi ngài [Ngoại trưởng] hãy tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế về chính sách bảo hiểm cho người dân Hồng Kông. Điều này phải bao gồm quyền công dân thứ hai và quyền có nơi ở khác, đặc biệt tính đến lịch sử chia sẻ của chúng ta. Nhiều quốc gia Khối thịnh vượng chung – chia sẻ các giá trị hiện đang bị hạn chế tại Hồng Kông – cũng có thể sẵn sàng hỗ trợ trong việc cung cấp các đảm bảo như vậy, đặc biệt đối với những người dân cần mẫn đã biến thành phố nhỏ bé này thành một trung tâm kinh tế.

Chúng tôi đề nghị ngài hướng dẫn các quan chức và các Bộ trưởng đưa ra sáng kiến như vậy và đảm bảo rằng nó sẽ có trong chương trình nghị sự tại hội nghị Lãnh đạo Chính phủ Khối thịnh vượng chung vào năm tới tại Rwanda. Đây sẽ là một cách có ý nghĩa cho thấy rằng chúng ta sát cánh với người dân Hồng Kông trên “mọi bước đường” như Thủ tướng [Anh] đã tuyên bố gần đây. [Hành động này] cũng sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ đến Trung Quốc rằng người dân Hồng Kông không đơn độc,” lá thư tiếp tục.

Trong thư, các nghị sĩ cũng chỉ ra rằng: “Những lời nói và hành động gần đây của Trung Quốc cho thấy rằng sự lãnh đạo của họ đã xa rời cam kết duy trì lối sống của Hồng Kông, được quy định trong Luật cơ bản của họ và dựa trên các giá trị mà chúng ta chia sẻ: cam kết về luật pháp, dân chủ và nhân quyền. Các cuộc biểu tình tiếp diễn của những người dân Hồng Kông can đảm là phản ứng của họ đối với những hạn chế ngày càng tăng đối với những giá trị đó.

thu-cua-nghi-si-Anh-keu-goi-chinh-sach-bao-hiem-cho-nguoi-dan-Hong-Kong
Lá thư của gần 130 nghị sĩ Anh kêu gọi “chính sách bảo hiểm” cho người dân Hồng Kông.

Ông Luke de Pulford, thành viên của Ủy ban Nhân quyền, Đảng Bảo thủ Anh, người soạn thảo lá thư, đã gọi đề xuất này là “giải pháp ‘xuồng cứu sinh’ khả thi” và nhận được “sự ủng hộ chính trị rộng lớn từ mọi giới chính trị Anh”.

Người dân Hồng Kông đang vô cùng đau khổ. Không mai muốn bất kỳ người nào phải rời bỏ Hồng Kông, nhưng nếu điều đó xảy ra, các nước thuộc Khối thịnh vượng chung hoàn toàn dễ dàng có thể tiếp nhận lượng lớn người Hồng Kông,” Nam Hoa Tảo báo dẫn lời ông Luke de Pulford.

Ông De Pulfornd nói thêm rằng đề xuất này sẽ cung cấp cho người dân Hồng Kông “một chính sách đảm bảo có thể làm cho Trung Quốc nghĩ lại”.

Tất nhiên Anh Quốc không thể làm mọi thứ. Nhưng chúng ta có thể dẫn dắt và sử dụng các giá trị cùng chia sẻ của Khối thịnh vượng chung làm thuốc giải cho những nỗ lực trơ trẽn hòng phá hoại ‘hệ thống một đất nước, hai chế độ’.

Lá thư của gần 130 nghị sĩ Anh nêu trên đến sau khi 28 thành viên Hạ viện Anh tuần trước đã ký vào một Bản kiến kiến nghị thảo luận, kêu gọi một chiến dịch quốc tế cấp cho người dân Hồng Kông quyền có nơi ở thứ hai và quyền công dân thứ hai. Tính đến thứ Hai (9/9), Bản kiến nghị thảo luận này đã có 40 nghị sĩ ký tên.

Bên cạnh hành động của hàng trăm nghị sĩ, hơn 100.000 người dân cũng đã ký vào một thỉnh nguyện thư trực tuyến kêu gọi chính phủ Anh trao quyền công dân đầy đủ cho những người đang có hộ chiếu Quốc gia Anh ở hải ngoại (BNO). Theo quy định của luật Anh, số lượng người ký thỉnh nguyện thư này đã đủ để Quốc hội Anh tiến hành thảo luận về đề xuất này.

Theo ước tính của chính phủ Anh Quốc năm 2015, có 3,4 triệu người đang có hộ chiếu Quốc gia Anh (hải ngoại) – BNO. Người dân Hồng Kông trước năm 1997 – thời điểm lãnh thổ này được Anh trao trả lại cho Trung Quốc, cũng có quyền nộp đơn xin cấp hộ chiếu BNO.

Những người mang hộ chiếu BNO được phép tới thăm nước Anh 6 tháng mà không cần thị thực. Tuy nhiên, những người mang hộ chiếu BNO không được phép làm việc hoặc lưu trú tại Anh quá 6 tháng nếu không có thị thực.

Như Ngọc (T/h)

Xem thêm: