Giới chức Mỹ cho biết, “Hội đàm Trump – Kim Jong-un” sẽ không chỉ giới hạn trong vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, cũng có thể thảo luận về vấn đề nhân quyền Bắc Triều Tiên. Nhiều nhận định cho rằng vấn đề nhân quyền là vấn đề Kim Jong-un lo ngại nhất, vì sẽ là cú đánh mạnh vào chế độ độc tài họ Kim.

Embed from Getty Images

Gần đây, cả Mỹ và Bắc Triều Tiên cùng chính thức công bố “Hội đàm Trump – Kim Jong-un” khiến các vấn đề cụ thể liên quan đàm phán cũng nổi lên. Liên quan vấn đề liệu “Hội đàm Trump – Kim Jong-un” được tổ chức vào tháng Năm hoặc tháng Sáu năm nay có đề cập đến vấn đề nhân quyền Bắc Triều Tiên? Tại họp báo ngày 10/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert cho biết “vấn đề sẽ được đề cập đến”. Bà Heather nói rằng khi đàm phán với các nước có sự khác biệt lớn về quan điểm đều nhắc đến vấn đề này. Bà cho rằng vấn đề nhân quyền Bắc Triều Tiên cũng sẽ được đề cập trong Hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên.

Bà Heather nhấn mạnh, “Bởi vì Kim Jong-un cho biết là rất sẵn lòng bàn về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, không thể nghi ngờ đây là chương trình nghị sự quan trọng nhất, nhưng khía cạnh khác cũng có thể được thảo luận.”

Tại họp báo có người hỏi: “Trong vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, quan điểm giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên có giống nhau?”, người phát ngôn trả lời: “Đó là vấn đề của Tổng thống, tôi không thể nói thay cho Tổng thống. Tuy nhiên, khi Bắc Triều Tiên tuyên bố đã chuẩn bị sẵn sàng cho phi hạt nhân hóa, chúng tôi mới đối thoại với họ.”

Ngày 06/4 trả lời Đài phát thanh Hoa Kỳ (VOA), phát ngôn viên Cục Vấn đề Đông Á Chính phủ Mỹ là Grace Choi đã chia sẻ rằng, “để làm cho Chính phủ Bắc Triều Tiên tôn trọng các quyền tự do cơ bản và nhân quyền của người dân, các nhà chức trách Mỹ sẽ tiếp tục tạo áp lực”.

Xưa nay Tổng thống Trump luôn chú ý đến vấn đề nhân quyền của Bắc Triều Tiên. Vào ngày 31/1, trong bài diễn văn đầu tiên tại Quốc hội Mỹ sau khi nhậm chức Trump đã công kích tình hình nhân quyền Bắc Triều Tiên. Sau đó Trump thường xuyên quan tâm vấn đề này, đã mời một số người trốn thoát khỏi Bắc Triều Tiên đến Nhà Trắng để thảo luận về vấn đề nhân quyền ở Bắc Triều Tiên.

Bất cứ khi nào cộng đồng quốc tế cáo buộc Bắc Triều Tiên về các vấn đề nhân quyền là chính quyền Bắc Triều Tiên lại cực lực phản đối. Dư luận quốc tế đều cho rằng, thực tế vấn đề nhân quyền là điểm yếu chí mạng nhất của chế độ độc tài Bắc Triều Tiên, có thể là đòn đánh nghiêm trọng đối với chính quyền Kim Jong-un, bởi vì điều ông ta sợ nhất là sự sụp đổ của thể chế.

Vào tháng Mười Hai năm ngoái Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã họp để thảo luận các vấn đề nhân quyền của Bắc Triều Tiên. Cho dù  đồng minh Trung Quốc của Bắc Triều Tiên muốn sử dụng thủ tục biểu quyết để ngăn cản tổ chức về vấn đề này, lý do đưa ra là Hội đồng Bảo an không có quyền thẩm vấn hồ sơ nhân quyền của một quốc gia, nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc đã không ngăn cản được kế hoạch tổ chức.

Gần đây, Chính phủ Mỹ đã lên tiếng về điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt trong các nhà tù của Bắc Triều Tiên. Văn bản đề cập cho biết: “Thực trạng tù nhân tại Bắc Triều Tiên bị bỏ đói có thể nói diễn ra trên diện rộng, để tồn tại họ đã phải bắt chuột, ếch và rắn để ăn.”

Những tù nhân Bắc Triều Tiên không được đối xử như con người, thường xuyên xảy ra tình trạng tù nhân thiệt mạng vì bị quản tù đánh đập và vì suy dinh dưỡng. Một cựu quản thúc viên cho hay, mỗi năm có khoảng từ 1.500 đến 2.000 tù nhân bị chết đói do thiếu lương thực. Trong báo cáo về sự thật, các tù nhân được miêu tả như là “những đầu lâu biết đi”, “những người lùn”“què quặt”. Họ phải tham gia lao động nô lệ đặc biệt nặng nhọc như khai thác than và sản xuất xi-măng.

Minh Tâm

Xem thêm: