Hôm 13/9, nhà hoạt động dân chủ trẻ tuổi Hồng Kông Hoàng Chi Phong đã có bài phát biểu bằng tiếng Anh tại Đại học Columbia ở New York, Mỹ. Trong bài phát biểu này, anh đã nói với 200 sinh viên tại hội trường rằng, thực hiện bầu cử tự do thực sự chính là mục tiêu cuối cùng của các hoạt động đấu tranh kháng nghị tại Hồng Kông hiện nay. 

Hoàng Chi Phong
Hoàng Chi Phong diễn giảng tại Đại học Columbia, Mỹ hôm 13/9. (Ảnh cắt từ video)

Hoàng Chi Phong cho biết, anh đến Mỹ là vì muốn để cho người dân Mỹ và cộng đồng quốc tế nghe thấy tiếng nói từ đáy lòng của người Hồng Kông. Người Hồng Kông là đòi tự do dân chủ trên lãnh thổ do đảng Cộng sản Trung Quốc thống trị.

Người trẻ tuổi Hồng Kông là đang chống chọi với tấn công bằng lựu đạn hơi cay và đạn cao su, đứng ở tuyến đầu để chống lại thống trị độc tài của ĐCSTQ”, điều họ bảo vệ là giá trị phổ quát của tự do dân chủ.

Cùng tham gia buổi gặp gỡ hôm 13/9 vừa qua còn có Lương Kế Bình, hiện đang học tập tại Trung tâm nghiên cứu Đại học Washington, anh kể, cuộc đấu tranh lần này của Hồng Kông là thông qua mạng internet, không có người triệu tập, không có người lãnh đạo hoặc nhân vật mang tính tượng trưng, mỗi người cũng đang tự chịu trách nhiệm, tự công hiến sở trường của mình; ví dụ như chuyên gia về mạng internet, nhân viên y tế, nhân sĩ trong ngành luật, v.v, hình thành một nhóm hữu cơ tin tưởng lẫn nhau giúp đỡ lẫn nhau.

ĐCSTQ lập ra “Luật cơ bản Hồng Kông”, từng cam kết người Hồng Kông có quyền thông qua bầu cử để lựa chọn người đứng đầu Hồng Kông. Cũng từng cam kết sau khi bàn giao chủ quyền, đời sống hiện hành sẽ không biến đổi trong 50 năm, người Hồng Kông được hưởng sự tự do và tư pháp độc lập khác với người Đại lục dưới tiền đề “một quốc gia, hai chế độ”

Năm 1997, sau khi chủ quyền Hồng Kông bàn giao về cho Trung Quốc, đến nay cũng đã được 22 năm. “Nếu [người Hồng Kông] hiện nay không đứng ra, thì mấy chục năm nữa sẽ càng khó khăn hơn”, Hoàng Chi Phong nói.

Vì sao Hồng Kông cầu cứu sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế? Hoàng Chi Phong cho biết, nền chính trị dân chủ của Hồng Kông quyết định bởi Bắc Kinh, nhưng Hồng Kông là trung tâm tài chính của thế giới, sự tự do kinh tế tài chính quyết định bởi cộng đồng quốc tế, đây cũng là lý do vì sao mà ông Trump muốn đưa chủ đề Hồng Kông vào đàm phán thương mại Mỹ – Trung.

Hoàng Chi Phong còn kêu gọi chính phủ Tổng thống Trump đưa “điều khoản nhân quyền” vào trong thoả thuận thương mại Mỹ – Trung.

Hoàng Chi Phong nhấn mạnh, “Đương nhiên, sự tự do dân chủ của Hồng Kông cuối cùng vẫn là dựa vào quyết tâm và nghị lực của người Hồng Kông. Phong trào kháng nghị đấu tranh hơn 3 tháng qua, có khoảng 1200 người bị bắt, 200 người bị truy tố, đã nói rõ quyết tâm của người Hồng Kông.”

Phong trào “Ô dù” 5 năm trước có khoảng 20.000 người Hồng Kông xuống đường, còn phong trào phản đối dự luật dẫn độ trong mùa hè năm nay có 2.000.000 người xuống đường, chiếm hơn ¼ dân số Hồng Kông, đây cũng là thể hiện của quyết tâm của người Hồng Kông. “Nếu là ở Mỹ, có hơn ¼ người dân xuống đường, người cầm quyền đã sớm từ chức.”

Hôm 12/9, Hoàng Chi Phong đã đến thăm nước Đức, sau đó đến New York. Trước đó, anh đã đến Đài Loan. Anh cho biết, phong trào phản đối dự luật dẫn độ ảnh hưởng đến bầu cử Tổng thống Đài Loan, nhiều người lo lắng: Hồng Kông ngày hôm nay, liệu có phải là Đài Loan ngày mai chăng?

Anh hy vọng người Đài Loan cùng tổ chức hoạt động quy mô lớn để ủng hộ Hồng Kông trước ngày 1/10 (ngày ĐCSTQ thành lập chính quyền), bởi vì chính phủ Hồng Kông đã không còn phê chuẩn bất cứ hoạt động diễu hành nào, trong khi đó, các cuộc trấn áp ngày càng leo thang. Được biết, chính phủ Hồng Kông đang cân nhắc dùng “Luật khẩn cấp”, tương đương với luật giới nghiêm, tức ngừng mạng internet, đóng cửa giao thông đường sắt, cấm đường, v.v.

Được biết, Đài Loan đã đăng ký tổ chức hoạt động ủng hộ Hồng Kông vào ngày 29/9.

Có người nghi ngờ người biểu tình có hành động quá khích như phá hoại nhà ga tàu. Hoàng Chi Phong thừa nhận, một bộ phận người biểu tình đã sử dụng bạo lực quá độ, nhưng không thể so được với mức độ lạm dụng bạo lực của cảnh sát, thậm chí đàn áp người biểu tình hoà bình mà không phân rõ đúng sai, “Trong quá trình tổ chức hoạt động từ tháng tháng 6, 7 đến tháng 8 và tháng 9, Hồng Kông đã biến thành “quốc gia cảnh sát”. 

Có du học sinh Trung Quốc hỏi Hoàng Chi Phong, những hoạt động dân chủ mà cá nhân anh trải qua không đủ để đại biểu cho tiếng nói từ đáy lòng của người dân trên diện rộng.

Hoàng Chi Phong trả lời ngắn gọn: “Vậy thì càng cần thực hiện bầu cử”.

Hành trình tại New York của Hoàng Chi Phong và Lương Kế Bình, còn bao gồm cả chuyến thăm các cơ quan truyền thông như Nhật báo Phố Wall; tuần sau (tuần từ 16/9), Hoàng Chi Phong sẽ tham gia điều trần trước Quốc hội Mỹ, để vận động hành lang cho “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”.

Huệ Anh

Xem thêm: