Những tài liệu được giải mật mới nhất hôm 21/7 đã chứng minh cho những nghi ngờ từ lâu về vệc một nhóm quan chức cao cấp của chính phủ Obama đã sử dụng một hồ sơ nghiên cứu đối thủ chưa được kiểm chứng để xin lệnh gián điệp cựu tình nguyện viên chiến dịch Trump, Carter Page. Các quan chức của Obama biết rõ hồ sơ chống Trump do chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton và Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ (DNC) tài trợ, nhưng trong đơn xin trát gián điệp gửi tòa án đã không báo cáo bên nào tài trợ hồ sơ này.

Carter Page
Cựu tình nguyện viên chiến  dịch Trump, ông Carter Page. (Ảnh: Drew Angerer/Getty Images)

Bộ Tư pháp Mỹ đã giải mật thêm các tài liệu FISA hôm 21/7, trong đó cho thấy ông James Comey khi đó là Giám đốc FBI và bà Sally Yates khi đó là Phó Tổng Chưởng lý đã ký vào đơn xin trát của tòa ban đầu gửi Tòa án Giám sát Tình báo Nước ngoài (FISC). Trong phiên điều trần tại Ủy ban Tình báo Thượng viện vào tháng Một năm ngoái, ông James Comey đã nói rằng hồ sơ chống Trump là “không đúng đắn và chưa được kiểm chứng”, nhưng ông vẫn ký vào hai đơn xin gia hạn trát giám sát này.

Trong tài liệu 400 trang được Bộ Tư pháp giải mật mới nhất, cho thấy rằng đơn xin trát ban đầu, và ba đơn xin gia hạn của FBI gửi FISC đều không thông tin cho thẩm phán rằng các bằng chứng mà đơn xin lấy làm căn cứ gửi tòa là do chiến dịch của bà Clinton và DNC tài trợ.

FBI đã xin gia hạn trát giám sát ban đầu để theo dõi ông Carter Page ba lần với ông Comey và bà Yates ký vào đơn ban đầu, ba lần gia hạn do Tổng Chương lý tạm quyền khi đó Dana Boente, Phó giám đốc FBI khi đó Andrew McCabe và Phó Tổng Chưởng lý Rod Rosenstein ký. Sau một năm FBI thực hiện theo dõi ông Carter Page, họ không đưa ra được bất kỳ bản án nào chống lại cựu tình nguyện viên chiến dịch của ông Trump. Những thông tin mới nhất từ hồ sơ FISA cho thấy rằng khả năng ông Page không phải là đối tượng trong bất kỳ cuộc điều tra nào.

Trong lịch sử gần 40 năm của FISC, cho tới trước ngày 21/7, Bộ Tư Pháp Mỹ chưa bao giờ công khai các đơn xin trát của tòa. Việc tiết lộ tài liệu như vậy là chứng cứ lớn đầu tiên ủng hộ tuyên bố cho rằng chiến dịch tranh cử của ông Trump đã bị theo dõi chính trị.

Những tài liệu mới nhất của FISC đáng chú ý là bằng chứng rõ ràng cho thấy chính hồ sơ chống Trump do chiến dịch của bà Hillary Clinton tài trợ là cốt lõi cho các đơn xin trát giám sát ông Carter Page. Tài liệu FISA chỉ ra rằng ông Christopher Steele, cựu điệp viên người Anh, đã sử dụng các nguồn tin thứ cấp để soạn thảo hồ sơ chống Trump. Công ty Fusion GPS thuê ông Steele soạn thảo hồ sơ chống Trump đã thực hiện điều này theo lệnh của Perkins Coie – một công ty luật làm việc cho bà Clinton và DNC.

Những quan chức của chính phủ Obama đã đưa lên top những cáo buộc từ hồ sơ của Steele với gần 8 trang thu thập từ các bài báo của truyền thông dòng chính. Mỗi bài báo cáo của truyền thông sử dụng một câu chuyện tiêu cực về chiến dịch của ông Trump theo các khía cạnh khác nhau.

Chẳng hạn một trường hợp, các quan chức FBI đã dẫn “đồn đoán trong truyền thông Mỹ” làm bằng chứng cho thấy chính phủ Nga đứng sau việc xâm nhập trái phép vào các máy chủ của DNC.

Một trường hợp khác, quan chức FBI đã đưa ra một bài báo đồn đoán rằng ông Trump sẽ không bán vũ khí cho Ukraine nếu ông thắng cử. Thực tế, năm ngoái, Tổng thống Trump đã phê duyệt thương vụ bán tên lửa chống tăng cho Ukraine.

Trường hợp thứ ba, các quan chức dẫn theo một báo cáo cho thấy ông Carter Page đang bị điều tra. Các quan chức này lấy tên “một nguồn tình báo phương Tây” là một trong những nguồn tin trong bài báo, nhưng không biết vô tình hay hữu ý mà bài báo không thông tin nguồn tin đó chính là ông Steele.

Trong nghiệp vụ tình báo, việc sử dụng bằng chứng như vậy được gọi là báo cáo lặp lại: là việc trích dẫn cùng loại bằng chứng thông qua nhiều nguồn tin khác nhau để tạo ra sự chắc chắn cho các tuyên bố, cáo buộc. Một ví dụ khác về chiến thuật này, đơn xin trát từ tòa của FBI dẫn theo một lá thư của Thượng nghị sĩ Dân chủ Harry Reid tới Giám đốc FBI khi đó là James Comey. Ông Reid đã thu thập các cáo buộc trong lá thư của mình từ Giám đốc CIA khi đó là John Brennan mà ông này lại có được thông tin cáo buộc từ hồ sơ của ông Steele do chiến dịch của bà Clinton tài trợ.

Những tài liệu FISA vừa được giải mật cũng lần đầu tiên tiết lộ rằng FBI có trả phí cho công việc của ông Steele. Tài liệu FISA chỉ ra rằng FBI lên kế hoạch trả cho ông Steele 50.000 USD, nhưng đã chấm dứt mối quan hệ với ông ta vì cựu điệp viên người Anh này đã bắt đầu tiết lộ với truyền thông vi phạm các chính sách nguồn tin của FBI. Tài liệu FISA mới nhất xác nhận rằng ông Steele đã nhận khoản tiền kể trên từ FBI bất chấp đã vi phạm luật của cơ quan điều tra liên bang Mỹ.

Hồ sơ FISA cho biết ông Steele đã thuê “các nguồn tin phụ” để thực hiện nghiên cứu cho hồ sơ chống Trump của ông ta. Nhưng thay vì kiểm chứng sự tin cậy của các nguồn tin phụ này, các quan chức FBI đã sử dụng những cáo buộc từ hồ sơ này dựa trên khẳng định của họ về việc ông Steele là nguồn tin đáng tin cậy. Theo một bản ghi nhớ của Ủy ban Tình báo Hạ viện, Trợ lý giám đốc bộ phận phản gián tại FBI, Bill Priestap đã khai trước Quốc hội rằng việc kiểm chứng về hồ sơ do Clinton tài trợ là bước sơ khai trong đơn xin FISA đầu tiên.

Tổng thống Donald Trump hôm 22/7 đã cho rằng những tài liệu FISA vừa công bố củng cố cáo buộc về việc chiến dịch Trump là mục tiêu của gián điệp chính trị đem lại lợi ích cho đối thủ của ông trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Ông Trump viết trên Twitter hôm 22/7: “Thấy nhiều và nhiều hơn chiến dịch Trump tranh cử Tổng thống đã bị gián điệp bất hợp pháp đem lại lợi ích cho Hillary Clinton bất chính và DNC. Những người Cộng hòa bây giờ phải mạnh mẽ. Một sự gian lận phi pháp!”.

Hồ sơ FISA cũng chỉ ra cách thức gián điệp ông Page có thể mở cửa cho việc gián điệp toàn bộ chiến dịch của ông Trump. Trong đơn xin trát giám sát ban đầu, quan chức FBI tuyên bố rằng “những quyền hạn tương tự cũng có thể yêu cầu thông tin gián điệp nước ngoài khác, theo quy định của Đạo luật [Giám sát Tình báo Nước ngoài]”.

Sự thừa nhận nêu trên của quan chức FBI cho thấy rằng đội ngũ FBI đã nhận được sự chấp thuận để thu thập giám sát tình báo đối với các cá nhân có kết nối với ông Carter Page. Ví dụ, nếu FBI thu thập thông tin về ông Page thông qua các kỹ thuật điện tử, các điệp viên hoàn toàn có thể lấy các dữ liệu xoay quanh ông Page từ thông tin của Cơ quan An ninh Quốc gia theo quy tắc “hai bước”.

Với quy tắc “hai bước” này, một trát giám sát có thể được mở rộng tới thông tin của tất cả những người liên quan tới đối tượng đang bị nhắm mục tiêu giám sát, ở đây là ông Page. Hơn nữa, qua “bước” thứ hai, thông tin về mọi người kết nối với những người kết nối với ông Page cũng có thể được FBI thu thập, mạng lưới này có thễ dễ dàng cho phép FBI mở rộng gián điệp toàn bộ đội ngũ chiến dịch của ôngTrump.

Ông Trump đã chỉ ra rằng ông có biết về chiến thuật đó của FBI qua một tweet khác cũng đăng hôm 22/7.

Ông Carter Page chỉ là rễ để giám sát chiến dịch Trump”, ông Trump viết.

Phát biểu trên chương trình “State of the Union” của kênh CNN hôm 22/7, ông Carter Page đã kịch liệt bác bỏ những cáo buộc nhắm vào ông trong các văn bản của FBI mà hồ sơ FISA vừa tiết lộ.

Đây là điều rất nực cười, chẳng có lời nào để diễn tả. Với sự tưởng tượng rộng lớn nhất, tôi chưa bao giờ là điệp viên của một thế lực nước ngoài. Đó thực sự là cú xoay ngoạn mục”, ông Page nói.

Trong một lá thư đề cập về tội hình sự gửi Tổng Chưởng lý Jeff Sessions và Giám đốc FBI Christopher Wray hôm 18/4, 11 nghị sĩ quốc hội Mỹ đã cáo buộc Comey, McCabe, Yates, và Boente về việc tước quyền của ông Carter Page và thực hiện hành vi điều tra sai trái.

Ông Trump đã sa thải bà Yates vào tháng Một năm ngoái vì vị Phó Tổng Chưởng lý này không tuân lệnh Tổng thống. Giám đốc FBI James Comey cũng đã bị ông Trump sa thải vào tháng 5/2017 theo đề nghị của Tổng Chưởng lý Session. Ông Sessions cũng đã sa thải Phó Giám đốc FBI McCabe do ông này rò rỉ thông tin cho truyền thông và nói dối các nhà điều tra. Ông Boente hiện vẫn đang là luật sư chính của FBI.

Xuân Thành (Theo The Epoch Times)

Xem thêm: