Tổng thống Guatemala trong dịp Giáng Sinh (24/12) đã thông báo rằng quốc gia khu vực Trung Mỹ này sẽ chuyển Đại sứ Quán của họ tại Israel tới Jerusalem, theo AP.

Embed from Getty Images

Tổng thống Guatemala Jimmy Morales nối gót ông Trump tuyên bố chuyển sẽ sứ quán tới Jerusalem

Guatemala là một trong 9 nước, trong đó có Mỹ và Israel bỏ phiếu phản đối nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Năm (21/12) lên án việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

AP cho hay cũng giống như ông Trump, Tổng thống Guatemala Jimmy Morales chưa đặt ra thời gian cụ thể cho việc chuyển Đại sứ Quán từ Tel Aviv tới Jerusalem.

>>Đại sứ quán Mỹ tại Israel sẽ chuyển về đâu trong Jerusalem?

Đăng trên Facebook cá nhân chính thức của mình, ông Morales đã nói rằng sau khi hội đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, ông đã quyết định chỉ thị cho Bộ Ngoại giao Guatemala chuyển Đại sứ Quán tới Jerusalem.

Như vậy, sau Mỹ, Guatemala trở thành nước đầu tiên tuyên bố sẽ chuyển sứ quán của họ về Jerusalem. Cộng hòa Czech, nước bỏ phiếu trắng hôm 21/12, cũng đã từng tuyên bố họ đang xem xét hành động tương tự như Mỹ.

Trước đó, vào ngày 6/12, Tổng thống Trump đã thông báo ông công nhận Israel là thủ đô của Isarel. Mặc dù ông Trump tuyên bố ông chỉ công nhận sự thật và không có ý phán xét trước các cuộc đàm phán tương lai giữa Israel và Palestine về biên giới thành phố này. Tuy nhiên, phía Palestine cho rằng động thái này của Tổng thống Mỹ cho thấy rõ Washington đã đứng hẳn về phía Israel trong vấn đề nhạy cảm nhất của xung độ dai dẳng Israel-Palestine.

Trước nay, Israel luôn tuyên bố Jerusalem là thủ đô của họ, trong khi người Palestine yêu cầu Đông Jerusalem sẽ là thủ đô tương lai của nhà nước Palestine độc lập. Kể từ sau cuộc chiến tranh 6 ngày giữa Israel và cá nước Ả Rập năm 1967, quốc gia Do Thái đã kiểm soát toàn bộ Jerusalem.

Sau tuyên bố của ông Trump, mâu thuẫn tại dải Gaza và Bờ Tây sông Jordan lại leo thang căng thẳng với các cuộc biểu tình của người Hồi giáo Palestine. AP cho biết đã có 12 người Palestine thiệt mạng trong các cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh Israel và người biểu tình.

Liên đoàn Ả Rập thể hiện sự phản đối Mỹ mạnh mẽ nhất. Họ đã đề xuất Hội đồng Bảo ản bỏ phiếu thông qua nghị quyết kêu gọi Mỹ rút lại tuyên bố về Jerusalem, nhưng Washington đã dùng quyền phủ quyết để ngăn chặn nghị quyết này hôm thứ Hai (18/12).

Tiếp đó, khối Ả Rập đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào hôm thứ Năm (21/12). Đại hội đồng đã thông qua nghị quyết lên án Mỹ với 128 phiếu thuận, 9 phiếu chống. Ngoài ra, có 35 nước bỏ phiếu trắng và 21 nước không tham gia bỏ phiếu. Đây là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ qua, trong các phiên bỏ phiếu liên quan đến Palestine, có nhiều nước ủng hộ Mỹ và Israel như vậy.

Nghị quyết của Đại hội đồng chỉ mang tính chính trị và không có giá trị rằng buộc các bên phải thực hiện. Thủ tướng Netanyahu thậm chí dự đoán rằng sau động thái này của Liên Hiệp Quốc, sẽ còn nhiều nước khác theo sau Mỹ chuyển sứ quán về Jerusalem.

Xuân Thành

Xem thêm: