Virus corona SARS đời thứ 2 (SARS-CoV-2) đang bùng phát tại Vũ Hán Trung Quốc, gây nên dịch viêm phổi (COVID-19), tên gọi thông thường là ‘viêm phổi Vũ Hán’, đang không ngừng lan rộng tại khắp các nơi trên toàn thế giới. Gần đây, những trường hợp lây nhiễm tại châu Âu và Trung Đông tăng đột biến, nhưng các chuyên gia lại không thể tìm được mối liên hệ giữa bệnh nhân và Trung Quốc. Do vậy, có học giả cho rằng, sự phát triển của đại dịch lần này, cách “điểm bùng phát” đại dịch toàn cầu ngày càng gần. Hơn nữa cơ hội kiểm soát dịch bệnh này cũng đang dần thu hẹp.

Embed from Getty Images

Người đeo khẩu trang ở Iran (Ảnh: ATTA KENARE/AFP via Getty Images)

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng nói rằng mặc dù hiện nay tuyệt đại đa số những trường hợp lây nhiễm đều xảy ra tại Trung Quốc, nhưng gần đây cũng không ngừng xuất hiện tại những quốc gia khác, mặc dù bệnh nhân chưa từng tới Vũ Hán hoặc Trung Quốc du lịch hay tiếp xúc với những người nhiễm bệnh. Điều này có nghĩa là “cánh cửa cơ hội” ngăn chặn dịch bệnh đã đang bị thu hẹp. Về việc này, giáo sư Paul Hunter, một người có chức trách về virus corona thuộc trường Đại học East Anglia của Anh, cũng đồng ý với cách nói này. Ông nói, thời gian có thể kiểm soát ‘viêm phổi Vũ Hán’ đã không còn nhiều.

HUNTER PIC
Giáo sư Paul Hunter

Giáo sư Paul Hunter chỉ ra rằng trong vòng 24h trong qua, chúng ta cách “điểm bùng phát” của đại dịch trên toàn thế giới ngày càng gần, dẫu cho giới chức Trung Quốc đang lên tiếng nói rằng những ca lây nhiễm đang giảm dần. Nhưng tình hình dịch bệnh tại các nơi trên toàn cầu lại đang dần khuếch tán. Hơn nữa theo phân tích về tình hình dịch của Ý, trong vài ngày tới, châu Âu có thể sẽ tiếp tục xuất hiện những trường hợp lây nhiễm mới. Ông Paul Hunter cũng đề cập tới tình hình dịch bệnh tại Iran, điều này có thể sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tình hình của Trung Đông. Hơn nữa việc tấn công vũ trang tại khu vực này, có thể khiến dịch bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Robin Thompson, nghiên cứu viên về dịch bệnh, thuộc trường Đại học Oxford cho biết, số người lây nhiễm tại Ý, trong thời gian từ ngày 21/2 đến ngày 23/2 đã tăng gấp đôi. Đây là một giai đoạn quan trọng về sự bùng phát của virus corona SARS đời thứ 2. Thompson nói, nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu là phải thực sự cách ly bệnh nhân, dù là người bệnh nhẹ cũng không được chủ quan, nhất định phải nghiêm túc tuân thủ tiêu chuẩn y tế công cộng. Như vậy mới có thể tránh được việc lây nhiễm qua người quy mô lớn tại châu Âu.

Số người lây nhiễm tại châu Âu và Trung Đông tăng đột biến

Ý: Tình hình dịch bệnh tại Ý ngày càng nghiêm trọng khi đã có 229 ca nhiễm và 7 ca tử vong, theo Cơ quan bảo vệ dân sự quốc gia của Ý. Trong đó, riêng khu vực Lombardy đã có 165 ca nhiễm, cao nhất cả nước. 11 thị trấn, gồm 10 ở vùng Lombardy và 1 ở vùng lân cận Veneto, với tổng cộng khoảng 50.000 người dân đang bị cách ly nghiêm ngặt. Hiện các tụ điểm đông người như quán bar, nhà hàng và vũ trường phải đóng cửa; Tuần lễ thời trang Milan, Lễ hội Venice, các trận bóng Serie A bị hoãn lại; các buổi biểu diễn opera ở Milan cũng bị huỷ bỏ.

Iran đã có 61 ca nhiễm COVID-19, tăng 32 ca so với ngày hôm trước, theo Bộ Y tế Iran. Chính quyền Iran báo số ca tử vong là 12, tăng 4 ca so với trước đó. Tuy nhiên, kênh thông tấn Al Arabiya dẫn lời Nghị sĩ Iran Ahmad Amirabadi Farahani cho biết số ca tử vong tại Iran đã lên đến 50 trong khi số ca nhiễm cũng vượt xa con số của chính phủ. Ông Farahani nói thêm rằng đây là lỗi của Bộ trưởng Y tế. Tuy vậy, Bộ Y tế Iran đã phủ nhận con số trên.

Iraq: Vào ngày 24/2, một quan chức y tế của Iraq cho biết, Iraq hôm nay đã xác thực một công dân có quốc tịch Iran tại Najaf, một thành phố phía Nam, đã nhiễm ‘viêm phổi Vũ Hán’. Đây là trường hợp lây nhiễm đầu tiên của nước này.

Afghanistan và Bahrain thông báo về các ca nhiễm đầu tiên, trong khi Kuwait đã có 3 ca nhiễm.

Minh Tú

Xem thêm: