Theo tiến trình đô thị hóa toàn cầu gần 100 năm trở lại đây, sự tĩnh lặng tịch mịch của vùng nông thôn mất dần đi, thay vào đó là sự huyên náo, ngày càng gần hơn với phồn hoa đô thị. Cuộc sống ở thành thị và nông thôn hiện nay dường như không khác biệt quá xa, nhưng cũng rất nhiều người không còn tìm thấy ý nghĩa và phương hướng cuộc sống nữa. Ferdinand Tonnies, người sáng lập xã hội học của Đức, từ cách đây 130 năm đã chỉ ra rằng đô thị hóa sẽ làm đảo lộn trật tự cuộc sống về mặt ý thức xã hội và truyền thống, gây ra nhiều vấn đề xã hội và tâm lý.

crowd of people 1209630 960 720
(Ảnh: Pixabay)

Đô thị hóa phá hủy trật tự sinh tồn truyền thống của nhân loại

“Đô thị hóa dẫn đến tình trạng di dân trên diện rộng, dẫn đến sự hỗn loạn về giá trị quan, đảo lộn hình thức xã hội và trật tự cuộc sống truyền thống của nước Đức, ảnh hưởng sâu sắc đến giá trị quan truyền thống của người dân, khiến tinh thần người dân bị rơi vào trạng vô phương hướng,” ông Toennies đã viết trong cuốn sách “Cộng đồng và xã hội” xuất bản năm 1887.

Toennies nói rằng, hàng trăm năm qua, nước Đức đã duy trì hình thức xã hội truyền thống dựa trên cộng đồng làng xã lân cận. Sau khi một người được sinh ra, dường như sẽ không rời xa khỏi cuộc sống sinh hoạt bản xứ của họ. Tại đây, họ tiếp thu những tri thức và chuẩn tắc làm người từ cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo, mục sư hay những người trong làng, bao gồm có thành thật, chính trực, thiện lương, thủ tín và trách nhiệm, đồng thời còn tự kiến lập những giá trị quan và tiêu chuẩn của riêng mình. Trong cộng đồng làng xã này, cá nhân này và hoàn cảnh xung quanh bảo trì cái gọi là “đồng chất tính” hay “cộng tính”, chủng “đồng chất tính” này mang đến cho anh ta cảm giác an toàn và sự phụ thuộc, khiến anh ta hình thành mối quan hệ tương hỗ với những người lân cận trong làng, từ đó càng gia tăng sự ổn định lâu dài mối quan hệ xã hội.

Toennies còn cho rằng, đây là ý thức thực sự của “xã hội”, một dạng phương thức sinh hoạt kiến lập dựa trên mỹ đức và trách nhiệm. Tuy nhiên, “đô thị hóa” bắt đầu từ giữa thế kỷ 18 và “công nghiệp hóa” vào đầu thế kỷ 19 đã phá vỡ hệ sinh thái xã hội theo truyền thống tự nhiên này, khiến rất nhiều thành thị và quốc gia xuất hiện những lần di dân trên quy mô lớn. Để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn và cũng theo ảnh hưởng tâm lý đám đông, một lượng lớn người dân đã di chuyển từ nông thôn đến thành thị, hy vọng có thể thay đổi cuộc sống sinh hoạt và tiền đồ của mình.

Khi phân tích hiện tượng xã hội này, Toennies còn nói rằng do thiếu kỹ năng làm việc cho nhu cầu đô thị hóa và công nghiệp hóa, nhiều người dân sống ở nông thôn đã phải bôn ba đầu tắt mặt tối ngày này qua ngày khác ở thành thị. Cho dù là nam hay nữ, họ phát hiện những gì mà quen thuộc như có trách nhiệm với gia đình và xã hội đã bị phá vỡ, phát hiện trật tự cuộc sống và tiêu chuẩn nhìn nhận đã bị đảo lộn, phát hiện ra niềm tin với tương lai trở nên mờ mịt; cơ sở thành tín từng kiến lập nên quan hệ xã hội đã bị những hợp đồng văn tự giấy trắng mực đen thay thế… Toennies cho biết, đô thị hóa phát triển đã khiến nước Đức mất đi “cộng đồng xã hội làng xã thực sự và truyền thống”.

Nhà bác học: Đô thị hóa dẫn đến tư tưởng băng hoại và vấn đề tự sát

Empire Durkheim, nhà xã hội học và nhà nhân loại học người Pháp cùng thời đại với Toennies, đã đưa ra một phân tích chi tiết và toàn diện về sự gia tăng đáng kể tỷ lệ tự sát sau quá trình đô thị hoá ở Pháp và kết luận rằng: Đô thị hóa là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ tự sát gia tăng tại Pháp vào thời điểm đó.

Trong cuốn sách “Tự sát luận” (Suicide) xuất bản năm 1897, ông chỉ ra rằng đô thị hóa có ảnh hưởng lớn đến văn hoá truyền thống và tín ngưỡng của nước Pháp, từ đó dẫn tới sự băng hoại của họ. Dần dần, con người trong cuộc sống đã mất trật tự xã hội nguyên có ban đầu này, cũng tự thân đánh mất phương hướng và tín ngưỡng của mình, không thể tìm thấy ý nghĩa và mục tiêu của cuộc sống, cuối cùng là tinh thần bị thiếu hụt nghiêm trọng mà dẫn đến tự sát. Durkheim gọi đó là “do sự mất cân bằng nghiêm trọng dẫn đến tự sát“.

Durkheim từng hết sức tôn sùng chủ nghĩa thực chứng, cho rằng nó là công cụ có thể giải quyết rất nhiều vấn đề trong xã hội. Tuy nhiên, những năm về sau, ông đã có được những hiểu biết uyên thâm về thần học và chuyển hướng tin rằng, chỉ có tín ngưỡng và tôn giáo mới có thể giải quyết những vấn đề bất tận của xã hội.

Đô thị hóa dẫn đến cuộc khủng hoảng toàn cầu

Đô thị hóa, mặc dù đến một mức độ nhất định, đóng góp cho sự phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, nhưng chi phí xã hội kết quả cũng ngày càng nhiều người chú ý.

Theo sự phát triển nhảy vọt của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, những “đô thị vệ tinh”, “siêu đô thị” hay những “đô thị thương mại mới” không ngừng mọc lên khắp nơi trên toàn cầu, vấn đề xã hội cũng theo đó mà không ngừng phát sinh. Đô thị hóa, ở một trình độ nhất định có thể thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, nhưng những điều mà nó mang lại cho xã hội cũng ngày càng khiến người ta phải lưu tâm hơn.

Những vấn đề này bao gồm:

  • Căng thẳng trong vấn đề nhà ở đô thị, đông đúc dân cư dẫn đến tiêu tốn tài nguyên không ngừng gia tăng;
  • Giảm diễn tích đất và xói mòn chất đất;
  • Điều kiện sinh sống của những người thu nhập thấp ở vùng đô thị không đảm bảo, ảnh hưởng đến vệ sinh, sức khỏe. Đặc biệt tại một số quốc gia đang phát triển, mức sống của một số người nghèo ở các thành phố lớn còn nằm dưới cả mức bình quân;
  • Công việc ở vùng đô thị cũng phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt, tỷ lệ việc làm ngày một giảm, mối quan hệ giữa người với người, giữa con người với thiên nhiên cũng bị phá hoại thêm một bước nữa;
  • Tỷ lệ tội phạm gia tăng. Do dân cư đông đúc khó quản lý, sự chênh lệch giàu nghèo cũng như thất nghiệp có thể khiến tội phạm có cơ hội hoành hành;
  • Tăng dân số còn dẫn đến ô nhiễm môi trường, tăng nhiệt độ trái đất và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên;
  • Sự lây lan nhanh chóng các loại bệnh dịch trên phạm vi toàn cầu.

Nhìn lại lịch sử, quá trình đô thị hóa ở châu Âu và Mỹ đã qua hơn 100 năm lịch sử, và những vấn đề lợi- hại của quá trình này vẫn luôn là vấn đề làm tốn không ít giấy mực của các nhà nghiên cứu.

Chiểu theo vũ trụ quan truyền thống của phương Đông, sự phát triển của nhân loại, xã hội và từng cá thể đều có quy luật nhất định của nó, cứ chiểu theo đạo thì tự nhiên sẽ thành. Bất kỳ ai dùng ngoại lực tác động can dự vào, đều sẽ sẽ khiến quy luật nguyên có này bị phá vỡ, dẫn đến những hệ quả khó lường. Giống như ông Toennies đã từng nói, đô thị hóa phá hủy trạng thái sinh tồn và hình thức xã hội truyền thống của Đức, khiến cho những con người tư tưởng đơn giản trở nên hỗn loạn và mất phương hướng.

Khi mà vấn đề đô thị hóa vẫn còn đang gây nhức nhối, thì đến cuối thế kỷ 20, một thuật ngữ mới – “Toàn cầu hóa” lại đột ngột tiến vào cuộc sống của con người.

(còn nữa)

Lâm Nghiên

Xem thêm: