Reuter ngày 5/4 đưa tin, Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng ý rút chiến lược gia trưởng của mình là Steve Bannon khỏi Hội đồng An Ninh Quốc gia (NSC), chính thức kết thúc quyết định gây tranh cãi hồi đầu năm nay của ông khi trao cho một cố vấn chính trị vai trò chưa từng có tiền lệ trong các cuộc thảo luận về an ninh.

Theo xác nhận của một quan chức Nhà Trắng, trong cuộc cải tổ NSC này, Trump cũng thăng quân hàm cho Tướng Joseph Dunford,  Tham mưu trưởng của Hội đồng tham mưu Liên quân, Giám đốc tình báo quốc gia – đứng đầu tất cả 17 cơ quan tình báo Mỹ. Quan chức này cho rằng sự thay đổi hiện tại sẽ đưa NSC “quay lại chức năng cốt lõi của nó về những gì nó phải làm“.

Sự kiện này  đánh dấu một chiến thắng cho cố vấn an ninh quốc gia H.R.M McMaster, người đã nói với một số chuyên gia an ninh quốc gia rằng ông cảm thấy ông đang trong “trận chiến đến chết” với Bannon và những người khác trong đội ngũ nhân viên Nhà Trắng.

Quyết định này dường như kết thúc một cuộc đấu đá nội bộ gây khó khăn cho vị tân tổng thống. Trong những ngày gần đây, một số quan chức cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia Hoa Kỳ đã nói rằng các cơ chế để định hình sự phản ứng của chính quyền Trump đối với những thách thức trọng yếu như Syria, Bắc Triều Tiên và Iran vẫn chưa hoàn thiện.

Các nhà phê bình nói rằng vị trí của Bannon trong NSC trao quá nhiều quyền quyết định cho một người thiếu kinh nghiệm chuyên môn về ngoại giao.

Trước khi gia nhập chính quyền Trump, Bannon đứng đầu hãng tin Breitbart, một trang tin điện tử cánh hữu ủng hộ Tổng thống.

Ông Bannon, trong một khía cạnh nào đó thể hiện tiếng nói dân tộc chủ nghĩa “Nước Mỹ trên hết” của Trump, tiếp thêm năng lượng cho làn sóng chống hệ thống hiện hành tại Washington mà Tổng thống khởi xướng, và thúc đẩy Trump tiến bước theo đúng đường hướng tư tưởng của đảng Cộng hòa.

Dân biểu đảng Dân chủ Adam Schiff, người đứng đầu Ủy ban tình báo Hạ viện đã gọi bước chuyển đổi tích cực này trong NSC sẽ giúp McMaster “giành được quyền kiểm soát đối với NSC vốn đang bị chính trị hóa bởi sự dính níu của Bannon.”

Khi chính sách của chính quyền đối với Triều Tiên, Trung Quốc, Nga và Syria tiếp tục chưa rõ ràng, chúng tôi chỉ có thể hy vọng sự thay đổi này mang lại một tầm nhìn chiến lược cho NSC”, ông nói.

Việc bị loại bỏ khỏi NSC là một trở ngại tiềm tàng đối với phạm vi ảnh hưởng của Bannon trong chính quyền Trump, nơi ông vốn đang có tiếng nói trong hầu hết các quyết sách chính.

Quan chức Nhà Trắng cho biết rằng Bannon đã không còn cần thiết cho NSC sau sự ra đi của cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên của Trump, Michael Flynn.

Flynn bị buộc phải từ chức vào ngày 13/2 do có các tiếp xúc với Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ, Sergei Kislyak trước khi ông Trump lên nắm quyền vào 20/1.

Quan chức này cho biết Bannon đã được đưa vào NSC ban đầu để giám sát Flynn và mới chỉ tham gia vào một trong nhiều cuộc họp thường kỳ của NSC.

Vị viên chức Nhà Trắng cũng bác bỏ câu hỏi đặt ra về một cuộc đấu tranh quyền lực giữa Bannon và McMaster và nói rằng hai người này cùng có chung quan điểm về thế giới.

Tuy nhiên, hai quan chức an ninh quốc gia đang tại nhiệm đã bác bỏ lời giải thích của Nhà Trắng, lưu ý rằng đã hai tháng trôi qua kể từ khi Flynn ra đi.

Hai quan chức an ninh này, với điều kiện phải được giấu danh tính, nói thêm rằng McMaster đã đấu tay đôi với Bannon và nhiều người khác để giành quyền tiếp xúc trực tiếp với Trump; gây ảnh hướng tới tương lai của Phó cố vấn an ninh quốc gia K.T. McFarland, cựu bình luận của Fox News; của Giám đốc tình báo Ezra Cohen-Watnick, một người do Flynn chỉ định; Và nhiều quyết định nhân sự khác.

Trump đang chuẩn bị cho cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên của mình vào thứ Năm và thứ Sáu với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với mối đe dọa về các chương trình hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên là một phần quan trọng trong các cuộc đàm phán của họ.

Chiếc ghế của Bannon để lại trong Ủy ban “cốt lõi” của NSC – một nhóm làm chính sách tối quan trọng gồm có Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng và các phụ tá cao cấp khác – được dành cho Rick Perry, người đang giữ chức Bộ trưởng Năng lượng phụ trách việc giám sát kho vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ.

Xuân Thành

Xem thêm: