Ông Ethan Gutmann, một nhà báo điều tra độc lập và là tác giả của cuốn “Đại thảm sát” (The Slaughter), vừa được đề cử giải Nobel Hòa Bình 2017 vì nỗ lực phơi bày tội ác thu hoạch nội tạng người tập Pháp Luân Công trên diện rộng trong các bệnh viện thuộc nhà nước Trung Quốc.

Ông Ethan Gutmann nói về việc chính quyền Trung Quốc thu hoạch nội tạng tại Washington. (Ảnh: Epoch Times)
Ông Ethan Gutmann nói về việc chính quyền Trung Quốc thu hoạch nội tạng tại Washington. (Ảnh: Epoch Times)

Ông Ethan Gutmann cùng với luật sư nhân quyền David Matas và cựu Quốc vụ khanh Canada ông David Kilgour đã công bố một báo cáo vào mùa hè năm ngoái có tựa đề “Thu hoạch đẫm máu/ Đại thảm sát: Bản cập nhật” (“Bloody Harvest/The Slaughter: an Update”), trong đó mở rộng cuộc điều tra đã công bố trong bản báo cáo năm 2006 của hai ông David Matas và David Kilgour mang tên “Thu hoạch đẫm máu” (Bloody harvest) và cuốn sách “Đại thảm sát” (The Slaughter) năm 2014 của ông Ethan Gutmann.

Bản báo cáo mới cho thấy có từ 60.000 đến 100.000 ca cấy ghép tạng được tiến hành hàng năm tại Trung Quốc trong suốt 15 năm qua, và số ca ghép tạng cao hơn từ 6 đến 10 lần so với công bố trước đó của chính quyền Trung Quốc.

Chính quyền nước này vẫn luôn phủ nhận cáo buộc giết tù nhân lương tâm để lấy nội tạng cung cấp cho ngành công nghiệp ghép tạng. Ông Gutmann tin rằng bản báo cáo năm 2016 đã tạo nên một sự khác biệt.

Năm 2008, ông Gutmann đã công bố một bản điều tra độc lập về hoạt động thu hoạch nội tạng của nhà nước Trung Quốc. Ông đã phỏng vấn hơn 100 bác sĩ, di dân, và những thành viên của ban hành pháp. Dự án này được mở rộng từ sự quan tâm đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công mà ông bắt đầu viết về nó từ năm 2002, khoảng 3 năm trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu chiến dịch đàn áp.

“Đại thảm sát”, cuốn sách được xuất bản năm 2014, trong đó bao gồm những tường thuật của các bác sĩ biết hoặc tham gia vào hành động thu hoạch nội tạng từ những người tập Pháp Luân Công đang sống.

“Tôi nợ sự thật rằng có một câu chuyện đáng kể với thế giới vì những nhân chứng – những di dân đến từ các trại lao động, nhà tù và những bác sĩ như Enver Tohti và Ko Wen-je,” ông nói. Bác sĩ Ko đã giúp xây dựng hệ thống tình nguyện hiến tạng ở Đài Loan.

Trong cuốn “Đại thảm sát”, ông Gutmann tường thuật chi tiết việc bác sĩ Ko đến Trung Quốc và tình cờ phát hiện ra nguồn gốc nội tạng cấy ghép đến từ những người tập Pháp Luân Công bị bắt giam phi pháp.

“Tất cả những gì tôi phải làm là nói ra câu chuyện này, kiên trì, viết, và công bố nó,” ông Gutmann nói. “Tôi đã có một bản hợp đồng ngầm với những nhân chứng. Tôi đã hoàn thành nó. Đó là lý do tôi sẽ ngủ ngon, không chỉ vì tôi được đề cử cho giải thưởng.”

Tuyết Mai

Xem thêm: