Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn hôm thứ Tư (27/3) đã tuyên bố rằng Đài Loan muốn xe tăng và phi cơ chiến đấu mới từ Mỹ để ngăn chặn Trung Quốc đang cố gắng chiếm giữ hòn đảo này.

Embed from Getty Images

Một chiếc chiến đấu cơ F-16B trong một cuộc thao diễn bắn đạn thật trên sa mạc bang New Mexico, Mỹ. (Ảnh: US Air Force/Getty Images)

Phát biểu trong một hội nghị truyền hình trực tuyến do Quỹ Heritage tại Washington D.C tổ chức hôm 27/3, Tổng thống Thái Anh Văn cho hay: “Đài Loan tiếp tục đối mặt với những thách thức to lớn từ khắp eo biển Đài Loan. Những hành động của Trung Quốc đã nhấn mạnh sự cần thiết cho Đài Loan phải tăng cường khả năng tự vệ và răn đe của chúng tôi.”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đang tăng cường áp lực lên Đài Loan, nhấn mạnh về sự “thống nhất” không thể tách rời của hòn đảo này vào Đại Lục dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc và lên án bà Thái Anh Văn là “kẻ ly khai”.

Trong khi đó, Đài Loan đã xây dựng một mối quan hệ gần gũi với Mỹ và quan hệ đối tác đó đã đang là chìa khóa cho sự cân bằng mong mang về quyền lực ngoại giao trong suốt 40 năm qua kể từ năm 1979. Khi đó Mỹ đã ký với Trung Quốc thỏa thuận công nhận nguyên tắc “một Trung Quốc”, cắt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan. Tuy nhiên, Washington vẫn duy trì quan hệ ngoại giao không chính thức và là nước cung cấp vũ khí quân sự chính cho hòn đảo dân chủ này.

“Trung Quốc đã sử dụng mọi cơ hội để thay thế nguyên trạng này. Họ đã tiếp tục làm suy yếu các thể chế dân chủ của chúng tôi, gia tăng mâu thuẫn quân sự và giảm bớt không gian [ngoại giao] quốc tế của chúng tôi,” bà Thái nói.

Với suy nghĩ như vậy, Đài Loan đã tăng cường chi tiêu quốc phòng năm thứ ba liên tiếp. Bà Thái cho biết: “Chúng tôi vui mừng đã gửi yêu cầu mới cho xe tăng M1 và chiến đấu cơ F16B, những khí tài này sẽ giúp tăng cường đáng kể khả năng trên bộ và trên không của chúng tôi, củng cố tinh thần quân đội và cho thế giới thấy sự cam kết của Mỹ đối với hệ thống phòng thủ Đài Loan.”

“Chúng tối cũng đang đầu tư mạnh mẽ vào huấn luyện, hiện đại hóa các chiến lược phòng thủ của chúng tôi để tối ưu hóa việc sử dụng các khả năng bất đối xứng để chúng tương thích hơn nữa với các thực tế của mối đe dọa mà chúng tôi phải đối mặt,” bà Thái nói.

Trong nhiều thập kỷ qua, cả Đài Loan và Trung Quốc đều tìm cách giành lấy các lợi thế ngoại giao mà không tạo ra một cuộc khủng hoảng có thể gây phản tác dụng.

Chẳng hạn, Tổng thống Đài Loan thường nhân các chuyến công du nước ngoài ở khu vực Thái Bình Dương để quá cảnh qua Mỹ. Lần này, bà Thái đã quá cảnh tại Hawaii trên đường trở về Đài Loan sau chuyến thăm ba nước đồng minh tại Thái Bình Dương.

Động thái như vậy của Tổng thống Đài Loan thường kéo theo phản ứng giận giữ của Bắc Kinh, nhưng cũng không khiến cho mâu thuẫn hai bờ eo biển tăng lên đỉnh điểm.

Trong khi đó, Trung Quốc hiện nay đang đòi hỏi Đài Loan sáp nhập vào Trung Quốc theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” tương tự như các thỏa thuận chi phối Hồng Kông.

Tuy nhiên, bà Thái Anh Văn xem nguyên thuộc địa của Anh Quốc là một câu chuyện cảnh báo, vì Bắc Kinh đã có nhiều động thái làm xói mòn quyền tự trị của Hồng Kông.

“‘Một quốc gia, hai chế độ,’ sẽ trở thành ‘một quốc gia’, Hồng Kông đang là ví dụ và đó là điều chính xác mà Hồng Kông hiện tại đang trải qua,” bà Thái nói. “‘Hai chế độ’ dường như không được tôn trọng nhiều. Và vì vậy, tôi cho rằng trải nghiệm của Hồng Kông dạy cho người Đài Loan nhiều điều.”

Đài Loan cũng đang cải tổ các chiến lược quân sự “để tối ưu hóa việc sử dụng các khả năng bất đối xứng” mà có thể bù đắp cho những bất lợi trước sức mạnh quân sự của Trung Quốc. “Nói chung, tôi hy vọng rằng những hành động này đảm bảo rằng người dân Đài Loan vẫn có thể được lựa chọn tương lai của chính mình, không bị ép buộc,” bà Thái khẳng định.

Xuân Thành