Kế hoạch “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc được chính phủ nước này nói là dự án kinh tế thuần túy, nhưng dư luận vẫn luôn nghi ngờ đằng sau sáng kiến này còn có cả mục đích mở rộng quân sự. Truyền thông Mỹ có được một bản “kế hoạch bí mật” giữa Trung Quốc và Pakistan, theo đó kế hoạch “Một vành đai, Một con đường” của hai nước Trung Quốc và Pakistan bao gồm phát triển máy bay quân sự, hệ thống dẫn đường, hệ thống radar và chiến hạm.

vành đai con đường
Bản đồ dự án của Trung Quốc tại Pakistan (Ảnh: New York Times)

Tờ New York Times bản tiếng Trung đưa tin hôm 20/12, tờ báo này đã tra cứu “kế hoạch bí mật” giữa Trung Quốc và Pakistan, kế hoạch này được nhận định là một phần của kế hoạch “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc, mục đích là mở rộng quy mô sản xuất máy bay, vũ khí và trang bị khác của Trung Quốc tại Pakistan.

Bản tin cho biết, đề nghị chưa được tiết lộ này là do không quân Pakistan và quan chức Trung Quốc đưa ra hồi đầu năm, hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan sẽ xây dựng một đặc khu kinh tế tại Pakistan để sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ mới.

Đề nghị này đã được quan chức Bộ Quy hoạch và phát triển của Pakistan xác nhận, đề nghị sẽ mở rộng hợp tác về chiến đấu cơ JF-17 hiện nay. Máy bay chiến đấu được lắp ráp tại Khu liên hợp hàng không Kamra do quân đội Pakistan vận hành. Nó được Trung Quốc thiết kế để cung cấp cho Pakistan một phương án thay thế cho máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ.

Đề nghị này còn nhắc đến, hai nước Trung Quốc – Pakistan cùng chế tạo hệ thống dẫn đường, hệ thống radar và chiến hạm chở vũ khí tại nhà máy của Pakistan.

Thực ra, từ trước năm 2013, khi công bố kế hoạch “Một vành đai, Một con đường”, Trung Quốc – Pakistan đã ký kết xây dựng mạng lưới vệ tinh, xây dựng “hệ thống dẫn đường Bắc Đẩu” để thay thế hệ thống GPS của Mỹ.

Trong sách trắng năm 2015 của mình, chính phủ Trung Quốc nói rằng mạng vệ tinh này là một phần của “Con đường tơ lụa thông tin”. Giống như hệ thống GPS, hệ thống dẫn đường Bắc Đẩu cũng có chức năng dân dụng và quân dụng.

Bản tin cho biết, nếu thử nghiệm hệ thống này có tiến triển thuận lợi, Bắc Kinh có thể sẽ cung cấp dịch vụ quân sự của hệ thống Bắc Đẩu cho các nước khác, từ đó xây dựng một tập đoàn hành động quân sự quốc gia khó có thể bị Mỹ giám sát. Đến năm 2020, 35 vệ tinh của hệ thống này và các vệ tinh của nước hợp tác trong “Một vành đai, Một con đường” phóng lên, sẽ hoàn thiện hệ thống Bắc Đẩu. Tuy nhiên hệ thống này là một mối đe dọa đối với Mỹ.

Tháng 5 năm nay, Bộ Quốc phòng Mỹ đệ trình báo cáo lên Quốc hội nước này nói, mặc dù Trung Quốc công khai phản đối quân sự hóa không gian, nhưng quân đội Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng cường năng lực quân sự không gian của mình, trong đó có việc Trung Quốc phát triển hệ thống dẫn đường Bắc Đẩu và vũ khí mới.

Bản tin dẫn lời của quan chức Islamabad (Pakistan) nói, những kế hoạch này đang trong giai đoạn phê chuẩn cuối cùng, dự tính chính phủ đương nhiệm sẽ phê chuẩn dự án này.

Trung Quốc đề xuất sẽ đầu tư 1 nghìn tỷ USD (Đô la Mỹ) vào kế hoạch “Một vành đai, Một con đường”, hiện tại có khoảng 70 nước tham gia.

Tuy nhiên cùng với việc kế hoạch được thực thi, nhiều vấn đề nổi cộm tại các nước tham gia vào kế hoạch này cũng dần thể hiện rõ. Theo nhiều kênh truyền thông đưa tin, ít nhất 13 nước rơi vào rủi ro khủng hoảng nợ vì dự án “Một vành đai, Một con đường”, trong đó có quốc gia châu Á, châu Phi, châu Âu. Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ cung cấp khoản vay 62 tỷ USD cho Pakistan, hiện tại có hơn một nửa công trình trong “Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan” đã được hoàn thành.

Những nước rơi vào khủng hoảng nợ, có nước bắt buộc phải nhượng lại một phần quyền sở hữu khu vực, cơ sở hạ tầng cho Trung Quốc hoặc cho Trung Quốc thuế thời gian dài.

Ví dụ như cảng Gwadar Port của Pakistan, 91% thu nhập của cảng này trong thời gian 40 năm tới sẽ thuộc về Trung Quốc; cảng Hambantota của Sri Lanka phải cho Trung Quốc thuê 99 năm.

Những cảng này được cho là có vị trí chiến lược quan trọng, đúng là quân đội Trung Quốc chuẩn bị mở rộng cứ điểm chiến lược “vòng trân châu” ở quanh Ấn Độ Dương.

Năm ngoái, Trung Quốc đã sử dụng căn cứ quân sự ở nước Djibouti của châu Phi, đây là căn cứ quân sự mà Trung Quốc ngồi chễm trệ ở nước ngoài, đã được bố trí các thiết bị quân sự. Căn cứ quân sự này cách căn cứ quân sự Lemonnier (Camp Lemonnier) của Mỹ tại Cuba chỉ 6 dặm Anh.

Trong “Báo cáo về quân lực Trung Quốc” của Bộ Quốc phòng Mỹ công bố ngày 16/8 có nói, kế hoạch “Một vành đai, Một con đường” và Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á của Trung Quốc, lợi dụng tổng hợp các thủ đoạn, sử dụng thực lực tăng trưởng kinh tế, ngoại giao và quân sự, để tiếp tục mở rộng sức ảnh hưởng ra toàn cầu.

Tuy nhiên, “Một vành đai, Một con đường” của Trung Quốc ngày càng bị nhiều nước sở tại cũng như các nước châu Âu Mỹ chỉ trích. Ví dụ như sự kiện Lãnh sự quán Trung Quốc bị tấn công hồi tháng 11, tổ chức vũ trang “Quân giải phóng Balochistan” (Balochistan Liberation Army) đã cảnh cáo chính phủ Trung Quốc, không nên tiếp tục lợi dụng danh nghĩa của “hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan” để chiếm đoạt nguồn tài nguyên và đất đai của tỉnh Balochistan, nếu không họ sẽ tấn công lần nữa.

Huệ Anh

Xem thêm: