Bà Gao Weiwei cầm bức ảnh em gái mình, người đã bị chính quyền Trung Quốc sát hại vì đức tin vào Pháp Luân Công, tại Washington hôm 22/6/2018.
Bà Gao Weiwei cầm bức ảnh em gái mình, người đã bị chính quyền Trung Quốc sát hại vì đức tin vào Pháp Luân Công, tại Washington hôm 22/6/2018. (Ảnh: Epoch Times)

Báo cáo gần đây từ một tạp chí uy tín của các nhà nghiên cứu tội diệt chủng quốc tế đã tiết lộ việc Trung Quốc vẫn đang duy trì đàn áp Pháp Luân Công một cách có hệ thống trong một thời gian dài. Báo cáo gọi đây là một ‘Cuộc diệt chủng lạnh’ của chính quyền Trung Quốc.

Sự khác biệt giữa một ‘cuộc diệt chủng lạnh’ và một ‘cuộc diệt chủng nóng’ là gì? Đây là một trong những vấn đề quan trọng được thảo luận kỹ lưỡng trong báo cáo do một nhà nghiên cứu tại Canada chủ bút.

Báo cáo có tiêu đề ‘Cuộc diệt chủng lạnh: Pháp Luân Công ở Trung Quốc’, được đăng trên tạp chí ‘Genocide Studies and Prevention’ (Tạm dịch: Nghiên cứu và Phòng chống Diệt chủng). Ấn phẩm là tạp chí chính thức của Hiệp hội Quốc tế của Các học giả nghiên cứu Diệt chủng, một tổ chức tìm cách tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy về bản chất, nguyên nhân và hậu quả của tội diệt chủng, và thúc đẩy các nghiên cứu chính sách về phòng ngừa diệt chủng.

Trong báo cáo này, tiến sỹ, phó giáo sư Maria Cheung thuộc Đại học Manitoba, giải thích rằng trong khi ‘cuộc diệt chủng nóng’ là sự tiêu diệt đầy bạo lực, sát hại một nhóm nạn nhân trong một thời gian ngắn, thì ‘cuộc diệt chủng lạnh’ là một quá trình tiêu diệt từ từ, nhiều chiều, dẫn tới hiện tượng giết chóc hàng loạt đối với một nhóm người, trong một thời gian dài.

Tiến sỹ Cheung lập luận rằng một ‘cuộc diệt chủng lạnh’ không những là sự hủy hoại thân thể của một nhóm người, mà còn là sự hủy hoại hủy hoại tâm lý, xã hội và cấu trúc của cả nhóm người đó nữa.

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn, tiến sỹ Chueng cho rằng: “Không ai chú ý đến nó cả bởi vì nó diễn ra quá chậm để nhận ra rằng đây thực sự là một vụ giết người có hệ thống, với một ý định rõ ràng. Tôi nghĩ những gì gây ra một cuộc diệt chủng, chính là ý định chứ không phải quy mô sát hại. Đó là ý định tiêu diệt một nhóm người”.

Theo tiến sỹ Cheung, lý thuyết diệt chủng lạnh vẫn là một khái niệm mới, bị bỏ ngỏ, chưa có giới hạn và nhiều người vẫn mơ hồ.

Tội ác Diệt chủng đối với Pháp Luân Công

Báo cáo trên đã được hoàn thành trong vòng 2 năm bởi các tác giả bao gồm: Luật sư nhân quyền quốc tế David Matas ở Winnipeg, Canada, Giám đốc điều hành Hiệp hội Các bác sỹ Chống Mổ cướp Nội tạng (DAFOH), Tiến sĩ Torsten Trey và Luật sư Richard An ở Toronto.

Các tác giả chỉ rõ chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công mà Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khởi xướng vào năm 1999, chính là một ‘cuộc diệt chủng lạnh’. Mặc dù nó đáp ứng định nghĩa kinh điển của tội diệt chủng bình thường, tiến sỹ Cheung cho rằng định nghĩa này nhấn mạnh quá nhiều vào khía tàn phá cạnh thân thể của tội diệt chủng, và không nắm bắt được bản chất đa chiều của cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

“Đối với trường hợp Pháp Luân Công, nó không chỉ là [bức hại] thân thể. Thân thể không thể tách rời khỏi khía cạnh tâm lý, khía cạnh tinh thần và khía cạnh xã hội”, tiến sỹ Cheung nhận xét.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện tinh thần truyền thống của Trung Quốc, giúp cải thiện cơ thể và tâm trí, được truyền ra công chúng trong năm 1992, và được thực hành rộng rãi trên khắp Trung Quốc trong những năm 1990. Pháp Luân Công dựa trên nền tảng triết học Phật giáo và Đạo giáo cổ xưa, duy trì các nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn.

Tuy nhiên, cảm thấy bị đe dọa bởi sự hồi sinh của các giá trị truyền thống của Pháp Luân Công và sự ưa thích rộng khắp của quần chúng, với khoảng từ 70 triệu đến 100 triệu người theo tập vào những năm cuối 1990, ĐCSTQ đã phát động một chiến dịch đàn áp rộng rãi, chống lại các học viên Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999.

Tổng bí thư ĐCSTQ Giang Trạch Dân khi đó, đã ban hành lệnh chính thức, nhằm tiêu diệt nhóm người này.

Cảnh sát bắt giữ một người biểu tình Pháp Luân Công tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào ngày 1/10/2000.
Cảnh sát bắt giữ một người biểu tình Pháp Luân Công tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào ngày 1/10/2000. (Ảnh: AP)

Hàng triệu người tập luyện Pháp Luân Công đã bị cầm tù sai trái, bị tẩy nảo và tra tấn, với hàng ngàn người đã bị sát hại trong lúc giam giữ. Chiến dịch đàn áp đã có tác động tàn khốc đến sinh mạng của các học viên và gia đình họ.

Thêm vào đó, việc che đậy các hành động, có tính hệ thống của chính quyền Trung Quốc, đã có hiệu quả, khiến cho nhiều người không thấy được sự đàn áp dã man chống lại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Như đã giải thích trong báo cáo, các từ khóa tìm kiếm trên mạng Internet liên quan đến Pháp Luân Công bị kiểm duyệt chặt chẽ; các số liệu công khai bị bóp méo hoặc bị hủy bỏ. Những tuyên truyền và các thông tin sai lệch được giới truyền thông nhà nước truyền bá rộng khắp, không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở nước ngoài.

Thông tin sai lệch kéo dài và sự thao túng truyền thông của Bắc Kinh đã được sử dụng để che đậy sự tham gia của chính quyền Trung Quốc trong mọi hành động đàn áp hoặc phân biệt đối xử với các học viên Pháp Luân Công.

Như báo cáo giải thích, điều này đã dẫn đến việc các học viên bị cách ly ra khỏi xã hội Trung Quốc. Vì vậy, sự đau khổ của họ thường bị bỏ qua hoặc không được xã hội quan tâm đến.

Nếu có một người muốn tìm hiểu [cuộc đàn áp], họ thực sự không thể có được một bức tranh trừ khi họ thực sự đào sâu vào nhiều khía cạnh của thông tin”, tiến sỹ Cheung nhận xét.

Việc thiếu tính minh bạch kéo dài trong suốt 18 năm, đã tạo ra một môi trường mà trong đó ‘một cuộc diệt chủng lạnh’ có thể được duy trì.

Nạn mổ cướp nội tạng

Khía cạnh cực đoan nhất của chiến dịch tiêu diệt Pháp Luân Công của ông Giang Trạch Dân, chính là hành vi mổ cướp nội tạng sống của các tù nhân, trong đó có những học viên Pháp Luân Công, và hậu quả luôn là những cái chết.

Luật sư Matas cũng là đồng tác giả của cuốn sách đầu tiên báo cáo về việc thu hoạch nội tạng các tù nhân lương tâm Pháp Luân Công tại Trung Quốc: “Thu hoạch Đẫm máu” năm 2009.

Sau đó, ông Matas tiếp tục là đồng tác giả trong các báo cáo mới cập nhật được phát hành năm 2016. Trong báo cáo này ông chỉ ra, kể từ năm 2000 tức là một năm sau cuộc đàn áp Pháp Luân Công khởi xướng, Bắc Kinh đã phê chuẩn cho 169 bệnh viện ghép tạng trên khắp Trung Quốc, có khả năng thực hiện hơn một triệu ca ghép.

Tiến sỹ Cheung nói: “Hiện tại có hơn 170 bệnh viện đang thực hiện các ca cấy ghép tạng, và nó giống như một công việc kinh doanh bình thường. Không ai biết về việc giết người một cách có hệ thống, trừ khi họ hỏi về nguồn cung cấp nội tạng. Vì vậy, nó trở thành một hoạt động hàng ngày, nhưng được che đậy. Đó là một tội ác rất lớn”.

Tiến sỹ Cheung cho rằng việc không thể nhìn thấy sự đàn áp đối với các học viên Pháp Luân Công là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá nó là một ‘cuộc diệt chủng lạnh’. Việc không thể nhìn thấy được khiến cho các nhà quan sát, những người bên ngoài và công chúng nói chung khó khăn hơn trong việc đánh giá đầy đủ toàn bộ khả năng hủy diệt của cuộc đàn áp.

Trong trường hợp của Pháp Luân Công, tiến sỹ Cheung nhận định, với bản chất của cuộc đàn áp đang diễn ra và kéo dài liên tục; việc che đậy có tính hệ thống của chính phủ Trung Quốc, và việc gạt các học viên Pháp Luân Công ra bên lề xã hội đã dẫn đến ‘việc bình thường hóa’ cuộc diệt chủng ở Trung Quốc.

Bình thường hóa có nghĩa là bạo lực trở thành một phần bình thường và thường xuyên của xã hội và cuộc sống hàng ngày, trong khi công chúng không nhận ra, tiến sỹ Cheung giải thích. Kết quả khi mà không có sự chú ý của người dân,  cuộc sự diệt chủng có thể tiếp tục mà không có, hoặc rất ít, sự phản kháng.

“Tôi nghĩ mọi người rất ngạc nhiên rằng tại sao nó lại được coi là cuộc diệt chủng [đối với các học viên] Pháp Luân Công, bởi vì nhiều người không nhận ra rằng đây thực sự là hành vi giết người có hệ thống trong một thời gian dài, với một ý định rõ ràng”, tiến sỹ Cheung nhận xét.

Long Quân

Xem thêm: